Bệnh Còi Xương Có Nguy Hiểm Không? - Nutrihome
Có thể bạn quan tâm
Còi xương là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ ít được bú mẹ… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còi xương có thể gây ra những biến chững nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Trẻ có nguy cơ còi xương cần được thăm khám để có phương án điều trị kịp thời
Thế nào là bệnh còi xương?
Còi xương là một rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên đang lớn do thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa và chức năng của nó, thiếu canxi hoặc phosphat hoặc giảm hoạt động của phosphataza kiềm.Có 3 loại bệnh còi xương: còi xương dinh dưỡng; còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc giảm hoạt động của vitamin D; Còi xương do rối loạn tái hấp thu phosphat ở ống thận.
Còi xương dinh dưỡng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng!
Còi xương dinh dưỡng là loại còi xương do thiếu vitamin D và/hoặc thiếu canxi. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại các hậu quả như biến dạng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc và sức khỏe của trẻ.
Trẻ được chẩn đoán bị còi xương dinh dưỡng dựa trên tiền sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu: hàm lượng vitamin D và/hoặc canxi thấp, và có thể xác nhận hình ảnh còi xương trên X- Quang.
Bên cạnh đó, trẻ bị còi xương thường có một số dấu hiệu như:
- Hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, đổ mồ hôi trộm.
- Rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
- Có một số biểu hiện bất thường ở xương hộp sọ như: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp đóng chậm, bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
- Chậm phát triển vận động (chậm biết lẫy, bò, đi, đứng…), chậm mọc răng, hay táo bón…
- Trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu. Nếu còi xương tiến triển nặng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.
Bệnh còi xương có nguy hiểm không?
Dù không phải là bệnh hiểm nghèo cấp tính nhưng còi xương có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần và vận động của trẻ, từ đó gây tâm lý tự ti, mặc cảm khi đến tuổi trưởng thành:
- Giảm chiều cao do xương chậm phát triển.
- Xương chi cong dẫn đến tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X); lồng ngực biến dạng, gù hoặc vẹo cột sống, ảnh hưởng đến dáng đi.
- Xương yếu nên dễ gãy khi gặp chấn thương hoặc té ngã.
- Khung xương chậu hẹp, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái về sau.
- Răng chậm mọc, men răng kém, dễ bị sâu răng.
- Nguy hiểm hơn, bệnh còi xương có thể khiến trẻ bị thiếu máu, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi…
Bệnh còi xương sẽ gây biến dạng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc và sức khỏe của trẻ!
Điều trị, phòng ngừa còi xương như thế nào?
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ trẻ bị còi xương, bố mẹ cần đưa ngay bé đến trung tâm dinh dưỡng để được khám, tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất.
Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ còi xương thông qua các biểu hiện lâm sàng, kiểm tra thể chất và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Hiện nay, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome có đội ngũ chuyên gia đầu ngành và nhiều trang thiết bị hiện đại (máy xét nghiệm vitamin D, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại bậc nhất ở Việt Nam…) giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh và chuẩn xác nhất, góp phần cho quá trình điều trị bệnh còi xương ở trẻ hiệu quả.
Tùy vào mức độ còi xương, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin D hoặc các loại thuốc điều trị thích hợp. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày để phòng ngừa còi xương. Riêng với trẻ sinh non, cần bổ sung liều cao hơn.
Tổng hợp vitamin D từ da là một nguồn quan trọng để bổ sung vitamin D. Lượng vitamin D được tổng hợp bởi da phụ thuộc vào một số yếu tố: tuổi, diện tích da tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, yếu tố địa lý có liên quan (ví dụ: vĩ độ, mùa, thời gian trong ngày, bóng râm và ô nhiễm không khí). Trẻ dưới 6 tháng không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp để giảm nguy cơ ung thư da, tổn thương da. Chỉ định tắm nắng bắt đầu cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
Trẻ tắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, không qua cửa kính, thời điểm tắm nắng trong ngày vào khoảng từ 9 giờ sáng đến 16 giờ (chiều) và phụ thuộc vào mùa. Trong thời tiết mùa hè, thời điểm tắm nắng thích hợp khoảng 8 – 9 giờ sáng hoặc khoảng 4 giờ chiều (16 giờ), chọn ngày có ánh nắng không quá gắt. Trong thời tiết mùa đông, thời điểm tắm nắng phù hợp khoảng 9 giờ sáng đến 15 giờ, chọn ngày trời ấm, không gió, cần giữ ấm cho trẻ.
Khi tắm nắng cho trẻ lưu ý đeo kính chống nắng hoặc không để mắt trẻ nhìn thẳng ánh nắng mặt trời, đội mũ, mặc quần áo cotton thấm mồ hôi tốt và hở diện tích vùng da tăng dần (tay, chân, đùi, bụng, lưng) và lưu ý luân chuyển các vùng da được chiếu ánh nắng mặt trời. Thời gian tắm nắng cho trẻ khoảng từ 3- 10 phút phụ thuộc theo mùa và thời tiết trong ngày, khi da ấm lên là đạt. Lưu ý tắm nắng cho trẻ cần đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh trẻ bị bỏng, say nắng, sốt, làm trẻ khó chịu….
Trong những ngày mùa đông cần lưu ý giữ ấm cho trẻ. Bên cạnh đó, để đảm bảo trẻ đủ vitamin D, hàm lượng vitamin D cần cung cấp cho trẻ dưới 12 tháng là 400 IU/ngày và với trẻ trên 1 tuổi là 600 IU/ngày .
Để phòng ngừa còi xương cho trẻ, phụ nữ mang thai cần ăn uống đầy đủ, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung canxi, vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ nên được bú mẹ trong vòng 1 giờ sau khi sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và duy trì đến 24 tháng tuổi. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, và thêm dầu mỡ trong các bữa bột cháo hằng ngày.
Nếu trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân, mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống và bổ sung những vi chất phù hợp.
Tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, các kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ xây dựng thực đơn cá nhân hóa cho trẻ theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng còi xương, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng sẽ trực tiếp hướng dẫn mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Với chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng cách, bố mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc giảm tối đa mức độ nguy hiểm do bệnh còi xương gây ra cho con.
1/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên
-
Còi Xương ở Thanh Thiếu Niên điều Trị Như Thế Nào? | Vinmec
-
9 Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Và Cách ...
-
Bệnh Còi Xương Ở Tuổi Thiếu Niên: Nguyên Nhân, Hậu Quả
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
-
Bệnh Còi Xương: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Tránh
-
Tình Hình Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Việt Nam - Quà Tặng Tiny
-
Còi Xương ở Trẻ Em - Bệnh Không Thể Coi Thường - Viện Dinh Dưỡng
-
Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Là Gì Câu Hỏi 1189314
-
Còi Xương ở Trẻ Em - Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Còi Xương ở Trẻ
-
Hậu Quả Của Bệnh Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên ( Trải Nghiệm Sáng ...
-
Chủ đề: Phòng Chống Còi Xương Tuổi Thiếu Niên
-
Tại Sao Bệnh Còi Xương Thường Xuất Hiện ở Tuổi Thiếu Niên - Olm