Bệnh Còi Xương ở Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở lứa tuổi dưới 2 khoảng 10-20%, nhưng từ 3-6 tháng có thể lên đến 35%. Nguyên nhân chính của bệnh là do thiếu ánh sáng mặt trời (vitamin D) dẫn đến, hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ chất canxi - phốt pho trongvà trẻ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng. Nguy cơ trẻ bị còi xương thường gặp nhiều ở các trẻ sinh non hoặc các cặp sinh đôi, trẻ bú sữa bò thay sữa mẹ, nặng cân, quá bụ bẫm, trẻ có da sậm màu, trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng.
Vitamin D có ở đâu?
Các chất tiết của da ở người chứa một chất gọi là tiền vitamin D3. Trong điều kiện bình thường chất tiền vitamin này được hoạt hóa bởi các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời và chuyển thành vitamin D3 được hấp thu vào máu. Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp kính cửa thông thường sẽ bị cản mất tia tử ngoại nên không còn có khả năng chống bệnh còi xương. Vì thế, cần tắm nắng trực tiếp cho trẻ, thời gian tắm nắng lý tưởng và an toàn nhất là trước 9h sáng và trong vòng khoảng 10-30 phút. Ở những vùng thiếu ánh sáng mặt trời, có thể đưa trẻ đến khoa vật lý trị liệu tại bệnh viện để tắm ánh sáng nhân tạo như là một liệu pháp thay thế. Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng tối đa.
Trong thức ăn tự nhiên của trẻ còn bú chỉ chứa những lượng nhỏ vitamin D, sữa mẹ có rất ít vitamin D và sữa bò chỉ có 5-40 đơn vị quốc tế trong 1,135 lít. Ngũ cốc, rau quả chỉ chứa lượng không đáng kể. Trong 1g lòng đỏ trứng có từ 140-390 đơn vị quốc tế vitamin D.
Ngoài nguyên nhân thiếu vitamin D do chế độ ăn hoặc do da không nhận được tia tử ngoại, còn có nhiều yếu tố khác khiến bệnh còi xương dễ xuất hiện như ở thời kỳ lớn nhanh của tuổi còn bú, trẻ đẻ non hoặc tuổi dậy thì. Những trẻ em có rối loạn hấp thu như tiêu chảy kéo dài, bệnh viêm tụy, bệnh đại tiện mỡ hoặc bệnh xơ nang có thể mắc bệnh còi xương vì không hấp thu được vitamin D hay canxi hoặc không hấp thu được cả hai loại này. Ở những trẻ có bệnh gan (đặc biệt là tắc mật hay xơ gan), bệnh còi xương cũng có thể xuất hiện vì nó không có năng lực hấp thu vitamin D hay canxi.
Nhận biết trẻ còi xương
Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ. Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn. Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê. Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón. Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng...
Trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do lượng canxi trong máu hạ xuống quá thấp. Bệnh còi xương nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những biến chứng chẳng hạn như: có chuỗi hạt ở xương sườn, dị tật xương ức gà hay còn gọi là ngực lồi, và chân tay vòng kiềng.
Bệnh này thường bộc lộ sau lứa tuổi bú mẹ, từ 3-7 tuổi, đứa trẻ có tầm vóc lùn và có những biến dạng ở các chi như chân hoặc tay ở tư thế cong vào (hình chữ O), hay cong ra (hình chữ X).
Những hiện tượng này ngày càng rõ nếu đứa trẻ càng vận động nhiều. Có nhiều trường hợp tự nhiên đứa trẻ bị liệt, không thể đi đứng được vì các xương, nhất là các xương đùi, xương cẳng tay, xương cánh tay, cẳng chân, đôi khi cả xương chậu nữa đã bị gãy tại nhiều đoạn do xương quá mềm và thiếu chất vôi. Trường hợp gãy xương không do chấn thương này gọi là gãy xương bệnh lý.
Phòng ngừa bệnh còi xương
Còi xương là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tất cả các bà mẹ đang cho con bú (dưới 6 tháng) đặc biệt là trong mùa đông xuân, nhu cầu vitamin D ước lượng chừng 500 đơn vị quốc tế mỗi ngày. Trong điều kiện có thể nên nhất loạt cho mỗi trẻ, từ tuần thứ 2 sau khi sinh trở đi mỗi ngày 400 đơn vị quốc tế vitamin D dưới dạng đậm đặc, ít ra là trong 6-12 tháng đầu.
Với trẻ đẻ thấp cân dễ bị còi xương là do cơ thể không dự trữ đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D còn yếu, vì vậy những trẻ này cần được bổ sung vitamin D và canxi để phòng bệnh còi xương.
Từ khóa » Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên
-
Còi Xương ở Thanh Thiếu Niên điều Trị Như Thế Nào? | Vinmec
-
9 Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Và Cách ...
-
Bệnh Còi Xương Ở Tuổi Thiếu Niên: Nguyên Nhân, Hậu Quả
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
-
Bệnh Còi Xương: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Tránh
-
Tình Hình Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Việt Nam - Quà Tặng Tiny
-
Bệnh Còi Xương Có Nguy Hiểm Không? - Nutrihome
-
Còi Xương ở Trẻ Em - Bệnh Không Thể Coi Thường - Viện Dinh Dưỡng
-
Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên Là Gì Câu Hỏi 1189314
-
Còi Xương ở Trẻ Em - Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa
-
Hậu Quả Của Bệnh Còi Xương ở Tuổi Thiếu Niên ( Trải Nghiệm Sáng ...
-
Chủ đề: Phòng Chống Còi Xương Tuổi Thiếu Niên
-
Tại Sao Bệnh Còi Xương Thường Xuất Hiện ở Tuổi Thiếu Niên - Olm