Amino Axit - Khái Niệm, Danh Pháp, Cấu Tạo Phân Tử, Tính Chất Vật Lí

AMINO AXIT

I – ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP

1. Định nghĩa

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH) - Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

2. Cấu tạo phân tử

- Trong phân tử amino axit, nhóm NH2 và nhóm COOH tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực. Vì vậy amino axit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực - Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

image036-1.GIF

3. Phân loại

Dựa vào cấu tạo gốc R để phân 20 amino axit cơ bản thành các nhóm. Một trong các cách phân loại là 20 amino axit được phân thành 5 nhóm như sau:

a) Nhóm 1: các amino axit có gốc R không phân cực kị nước, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Gly (G), Ala (A), Val (V), Leu (L), ILe (I), Pro (P)

b) Nhóm 2: các amino axit có gốc R là nhân thơm, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Phe (F), Tyr (Y), Trp (W)

c) Nhóm 3: các amino axit có gốc R bazơ, tích điện dương, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Lys (K), Arg (R), His (H)

d) Nhóm 4: các amino axit có gốc R phân cực, không tích điện, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Ser (S), Thr (T), Cys (C), Met (M), Asn (N), Gln (Q)

e) Nhóm 5: các amino axit có gốc R axit, tích điện âm, thuộc nhóm này có 2 amino axit: Asp (D), Glu (E)

4. Danh pháp

a) Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng. Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ; HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng. Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic H2N–[CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c) Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường. Ví dụ: H2N–CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol

II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1.  Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

  A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.                             B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.     

 C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.                             D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Câu 2.  Alanin có công thức là

 A. H2N–CH2CH2COOH.                               B. C6H5–NH2.

 C. CH3CH(NH2)–COOH.                             D. H2N–CH2COOH.

Câu 3. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng?

A. H2N-CH2-COOH (glixerin)                                  

B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)

C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin)              

D. HOOC.(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric)Câu 4.  Khẳng định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amino axit?

A. Tất cả đều chất rắn.                                        B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng. C. Tất cả đều tan trong nước.                              D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 5. a- amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy?

A. 1                  B. 2                       C. 3                       D. 4Câu 6.  Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

            A. lysin.                       B. alanin.                     C. glyxin.                    D. valin.

Câu 7.  Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?

A. CH3CONH2                          B. HOOC CH(NH2)CH2COOH        

C. CH3CH(NH2)COOH             D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH

Câu 8. Phát biểu KHÔNGđúng là

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO–.

B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin (hay glixin).

D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Câu 9.  Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7NO2 l

A. 3.                            B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 10. Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng

A. β–caroten                                      B. ete của vitamin A  

C. este của vitamin A                         D. vitamin A

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

B

B

C

A

C

D

A

Từ khóa » Bảng Danh Pháp Amino Axit