Đồng Phân Amino Axit Và Cách Gọi Tên - TopLoigiai

Tổng hợp kiến thức về Đồng phân amino axit và cách gọi tên. Cách giải bài tập về viết đồng phân và gọi tên Amino Axit hay nhất

Mục lục nội dung I. Đồng phân amin, amino axit1.Tổng số đồng phân amin: 2n - 1 (n< 5).2. Đồng phân amin bậc 1.3. Đồng phân amin bậc 2.4. Đồng phân amin bậc 3.II. Cách gọi tên amino axit1. Gọi tên amin2. Gọi tên amino axitIII. Cách giải bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit1. Phương pháp gọi tên Amin, Amin Axit2. Ví dụ minh họa Amin, Amino Axit

I. Đồng phân amin, amino axit

1.Tổng số đồng phân amin: 2n - 1 (n< 5).

2. Đồng phân amin bậc 1.

Viết các đồng phân của mạch cacbon Cn. Đếm tất cả số cacbon bậc 1, 2, 3 không đối xứng (nếu có 2 cacbon đối xứng thì chỉ tính 1). Đó chính là số đồng phân bậc I

3. Đồng phân amin bậc 2.

Tương tự, ta viết đồng phân mạch cacbon Cn. Sau đó đếm số nối đơn không đối xứng. Đó chính là số đồng phân bậc 2.

4. Đồng phân amin bậc 3.

Viết đồng phân mạch cacbon Cn +1 rồi đếm số cacbon bậc III không đối xứng. Đó chính là số đồng phân amin bậc III.

Lưu ý Xác định độ bất bão hòa của phân tử (số liên kết, số vòng); với hợp chất CxHyNzOt theo biểu thức:

Đồng phân amino axit và cách gọi tên

Xác định các loại mạch cacbon: Mạch không nhánh, mạch có nhánh, vòng…

Các loại nhóm chức, vị trí nhóm chức…

Tên gọi theo tên thông thường, tên gốc chức, tên thay thế.

*Ví dụ 1: Cho amin có công thức phân tử C4H11N. Viết các đông phân amin

Hướng dẫn giải

Xác định độ bất bão hòa:

Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 2)

Vậy chỉ có các hợp chất no, mạch hở.

Có 4 nguyên tử cacbon, 1 nguyên tử Nito mạch cacbon có thể là mạch 4, 3 và 2. Có 1 nguyên tử nito nên có thể là các amin bậc I, II, III.

Tính số đồng phân amin 2 n-1 = 24-1 = 8

Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 3)

II. Cách gọi tên amino axit

1. Gọi tên amin

a) Cách gọi tên theo danh pháp gốc – chức : ank + yl + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin),  CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ….

b) Cách gọi tên theo danh pháp thay thế : ankan + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin),

CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin

Hợp chất

Tên gốc – chức

Tên thay thế

Tên thường

CH3–NH2 metylamin metanamin  
CH3–CH(NH2)–CH3 isopropylamin propan-2-amin  
CH3–NH–C2H5 etylmetylamin N-metyletanamin  
CH3–CH(CH3)–CH2–NH2 isobutylamin 2-metylpropan-1-amin  
CH3–CH2–CH(NH2)–CH3 sec-butylamin butan-2-amin  
(CH3)3C–NH2 tert-butylamin 2-metylpropan-2-amin  
CH3–NH–CH2–CH2–CH3 metylpropylamin N-metylpropan-1-amin  
CH3–NH–CH(CH3)2 isopropylmetylamin N-metylpropan-2-amin  
C2H5–NH–C2H5 đietylamin N-etyletanamin  
(CH3)2N–C2H5 etylđimetylamin N,N-đimetyletanamin  
C6H5NH2 phenylamin benzenamin anilin
C6H5NHCH3 metylphenylamin N-Metylbenzenamin N-Metylanilin

Chú ý:

- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… + amin

- Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N có chỉ số vị trí nhỏ nhất. Đặt một nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin

            + Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

            Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–etyl metyl amin.

            + Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

            Ví dụ : CH3 –N(CH3)–C2H5 : N, N–etyl đimetyl amin

            + Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

            Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metyl propyl amin.

- Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

      Ví dụ: CH3 CH(NH2)COOH (axit 2-aminopropanoic)

2. Gọi tên amino axit

a) Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ:

H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;

HOOC–[CH2]2 –CH(NH2 )–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ:

CH3 –CH(NH2 )–COOH : axit α,-aminopropionic

H2N–[CH2 ]5 –COOH : axit ε-aminocaproic

H2N–[CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c) Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Ví dụ:

H2 N–CH2 –COOH có tên thường là glyxin (Gly)

                                                Bảng: Tên gọi của 1 số α-amino axit

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường

Kí hiệu

 

H2 N- CH2 -COOH Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly  
CH3 – CH(NH2 ) - COOH Axit- 2 – aminopropanoic Axit - aminopropanoic Alanin Ala  
(CH3)2 CH – CH(NH)2 -COOH Axit - 2 amino -3 - Metylbutanoic Axit Α -aminoisovaleric Valin Val  
Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 4)
Axit - 2 - amino -3(4 -hiđroxiphenyl) propanoic Axit Α - amino -β (p - hiđroxiphenyl) propionic Tyrosin Tyr  
HOOC(CH2)2CH(NH2) - COOH Axit-2 - aminopentanđioic Aixt glutamic Glu    
H2N-(CH2)4 –CH(NH2) -COOH Axit-2,6 - điaminohexanoic Axit- α, ε -ñiaminocaproic Lysin Lys  

III. Cách giải bài tập về viết đồng phân, gọi tên Amin, Amino Axit

1. Phương pháp gọi tên Amin, Amin Axit

    - Xác định độ bất bão hòa của phân tử (số liên kết , số vòng); với hợp chất CnHyNzOt theo biểu thức : ∆ = (2n + 2 + z - y)/2

    - Xác định các loại mạch cacbon: Mạch không nhánh, mạch có nhánh, vòng...

    - Các loại nhóm chức, vị trí nhóm chức...

    - Tên gọi theo tên thông tường, tên gốc chức, tên thay thế.

2. Ví dụ minh họa Amin, Amino Axit

Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C4H11N.

Hướng dẫn:

    - Xác định độ bất bão hòa: 

Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 5)

    Vậy chỉ có các hợp chất no, mạch hở.

    - Có 4 nguyên tử cacbon, 1 nguyên tử Nito mạch cacbon có thể là mạch 4, 3 và 2. Có 1 nguyên tử nito nên có thể là các amin bậc I, II, III.

Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 6)

Bài 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của các hợp chất có công thức phân tử C2H5NO2.

Hướng dẫn:

    - Xác định độ bất bão hòa : 

Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 7)

    Vậy có thể là hợp chất không no có 1 liên kết đôi ở mạch cacbon; hợp chất no có đơn chức có liên kết đôi, hợp chất no mạch vòng.

    - Hợp chất không no mạch hở, nhóm chức không có kiên kết đôi không thỏa mãn vì chứa hai nguyên tử oxi, nhóm chức không có liên kết đôi là ancol thì không liên kết với nguyên tử cacbon không no.

    - Hợp chất no mạch hở, nhóm chức có 1 liên kết đôi:

Đồng phân amino axit và cách gọi tên (ảnh 8)

Bài 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có cùng công thức phân tử C3H7NO2

Hướng dẫn:

    Với C3H7NO2: độ bất bão hòa ∆ = 1 nên chỉ có 1 liên kết π ở gốc axit, nên là amino axit no, có các đồng phân:

    CH3CH(NH2)COOH

    Axit 2 – amino propanoic hay axit α-amino propionic.

    H2N-CH2-CH2-COOH

    Axit 3 - amino propanoic hay axit β-amino propionic.

    CH3-NH-CH2-COOH axit N – metylamino ethanoic.

Từ khóa » Bảng Danh Pháp Amino Axit