Cách Gọi Tên Amin, Amino Axit

Cách gọi tên Amin, Amino AxitDanh pháp của aminBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chuyên đề Hóa học 12 Cách gọi tên Amin, Amino Axit được VnDoc biên soạn, tổng hợp hướng dẫn các bạn học sinh cách gọi tên amin cũng như amino axit. Mời các bạn tham khảo.

Các amin, amino axit cần nhớ

  • A. Danh pháp Amin
    • 1. Cách gọi tên theo danh pháp gốc - chức: ank + yl + amin
    • 2. Cách gọi tên theo danh pháp thay thế: ankan + vị trí + amin
    • 3. Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin
  • B. Gọi tên Amino Axit
    • 1. Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.
    • 2. Tên bán hệ thống
    • 3.  Tên thông thường các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.
  • C. Ví dụ minh họa cách gọi tên Amin, Amino Axit
  • D. Câu hỏi trắc nghiệm tự luyện 

A. Danh pháp Amin

1. Cách gọi tên theo danh pháp gốc - chức: ank + yl + amin

Ví dụ: CH3NH2 (Metylamin), C2H5–NH2 (Etylamin), CH3CH(NH2)CH3 (Isopropylamin), ….

2. Cách gọi tên theo danh pháp thay thế: ankan + vị trí + amin

Ví dụ: CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin),

CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...

3. Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin

Hợp chấtTên gốc – chứcTên thay thếTên thường
CH3–NH2metylaminmetanamin
CH3–CH(NH2)–CH3isopropylaminpropan-2-amin
CH3–NH–C2H5etylmetylaminN-metyletanamin
CH3–CH(CH3)–CH2–NH2isobutylamin2-metylpropan-1-amin
CH3–CH2–CH(NH2)–CH3sec-butylaminbutan-2-amin
(CH3)3C–NH2tert-butylamin2-metylpropan-2-amin
CH3–NH–CH2–CH2–CH3metylpropylaminN-metylpropan-1-amin
CH3–NH–CH(CH3)2isopropylmetylaminN-metylpropan-2-amin
C2H5–NH–C2H5đietylaminN-etyletanamin
(CH3)2N–C2H5etylđimetylaminN,N-đimetyletanamin
C6H5NH2phenylaminbenzenaminanilin
C6H5NHCH3metylphenylaminN-MetylbenzenaminN-Metylanilin

Chú ý:

  • Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… + amin
  • Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính, N có chỉ số vị trí nhỏ nhất. Đặt một nguyên tử N trước mỗi nhóm thế của amin

+ Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ: CH3–NH–C2H5 : N–etyl metyl amin.

+ Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ: CH3 –N(CH3)–C2 H5 : N, N–etyl đimetyl amin

+ Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ: CH3–N(C2 H5)–C3H7 : N–etyl–N–metyl propyl amin.

  • Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

Ví dụ: CH3CH(NH2)COOH (axit 2-aminopropanoic)

B. Gọi tên Amino Axit

1. Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ:

H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;

HOOC–[CH2]2 –CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

2. Tên bán hệ thống

axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ:

CH3 –CH(NH2)–COOH : axit α,-aminopropionic

H2N–[CH2 ]5 –COOH : axit ε-aminocaproic

H2N–[CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

3.  Tên thông thường các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Ví dụ:

H2 N–CH2 –COOH có tên thường là glyxin (Gly)

Bảng: Tên gọi của 1 số α-amino axit

Công thứcTên thay thếTên bán hệ thốngTên thườngKí hiệu
H2N- CH2 -COOHAxit aminoetanoicAxit aminoaxeticGlyxinGly
CH3 – CH(NH2) - COOHAxit- 2 – aminopropanoicAxit - aminopropanoicAlaninAla
(CH3)2 CH – CH(NH)2 - COOHAxit - 2 amino -3 - MetylbutanoicAxit Α -aminoisovalericValinVal
Cách gọi tên Amin, Amino AxitAxit - 2 - amino -3(4 -hiđroxiphenyl) propanoicAxit Α - amino -β (p - hiđroxiphenyl) propionicTyrosinTyr
HOOC(CH2)2CH(NH2) - COOHAxit-2 - aminopentanđioicAixt glutamicGlu
H2N-(CH2)4 –CH(NH2) -COOHAxit-2,6 - điaminohexanoicAxit- α, ε -ñiaminocaproicLysinLys

C. Ví dụ minh họa cách gọi tên Amin, Amino Axit

Câu 1: Tên gọi của amino axit nào sau đây là đúng?

A. H2N – CH2 COOH : glixerin hay glixerol

B. CH3CH(NH2)COOH : anilin

C. C6H5CH2CH(NH2)COOH : phenylalanin

D. HOOC – (CH2)2 CH(NH2)COOH: axit glutanic

Xem đáp ánĐáp án C

H2N – CH2COOH: glixin

CH3CH(NH2)COOH: alanin

HOOC – (CH2)2CH(NH2)COOH: axit glutamic

Câu 2: Tên gọi của C6 H5 –NH–CH3 là:

A. Metyl phenyl amin.

B. N–metylanilin

C. N–metyl benzen amin.

D. cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp ánĐáp án D

Tên gọi của C6H5 –NH–CH3 là:

Metyl phenyl amin.

N–metylanilin

N–metyl benzen amin.

Câu 3: N, N- Etyl metyl propan-1-amin có CTCT là

A. (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N

B. (CH3)2CH(CH3)(C2H3x)N

C. (CH3)2 (C2 H5)N

D. (CH3)(C2 H5)(CH3)2CHN

Xem đáp ánĐáp án A

N, N- Etyl metyl propan-1-amin có công thức cấu tạo là (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N

Câu 4: Alanin có công thức là

A. H2N–CH2CH2COOH.

B. C6H5–NH2.

C. CH3CH(NH2)–COOH.

D. H2N–CH2COOH.

Xem đáp ánĐáp án A

Alanin có công thức là H2N–CH2CH2COOH.

Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2

A. Phenylamin.

B. Benzylamin

C. Anilin.

D. Metylphenylamin.

Xem đáp ánĐáp án B

Phenylamin/ Anilin: C6H5NH2

Benzylamin: C6H5CH2NH2

metylphenylamin: C6H5NHCH3

Câu 6: Viết công thức cấu tạo của các chất sau: Glyxin; axit glutamic; axit ω-aminoenantoic; phenylalanin

Xem đáp ánĐáp án

Glyxin: H2NCH2COOH

Axit glutamic: H2NC3H5(COOH)2

Axit ω-aminoenantoic: H2N –[CH2]6–COOH

Phenylalanin: C6H5CH2CH(NH2)COOH

Câu 7. Ứng với công thức C3H9N có số đồng phân amin là:A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Xem đáp ánĐáp án D

Số đồng phân amin ứng với ctpt C3H9N gồm.

  • Bậc 1 có: CH3–CH2–CH2–NH2 || CH3–CH(CH3)–NH2
  • Bậc 2 có: CH3–NH–CH2–CH3.
  • Bậc 3 có: (CH3)3N

⇒ Có tổng 4 đồng phần ứng với ctpt C3H9N

Câu 8. Cho alanin tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với lượng dư NaOH thu được sản phẩm hữu cơ Y. Công thức của Y là:

A. ClNH3C2H4COONa.

B. ClNH3C2H4COOH.

C. NH2CH2COOH.

D. CH3CH(NH2)COONa.

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng hóa học minh họa

H2NCH(CH3)COOH + HCl → ClH3NCH(CH3)COOH (X).

ClH3NCH(CH3)COOH (X) + 2NaOH → H2NCH2COONa (Y) + NaCl + H2O

D. Câu hỏi trắc nghiệm tự luyện 

Câu 1. Tên gọi của C6H5–NH–CH3 là

A. Metyl phenyl amin.

B. N–metylanilin

C. N–metyl benzen amin.

D. cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp ánĐáp án D

Tên gốc chức:metylphenylamin

Tên thay thế:N-metylbenzenamin

Tên thường:N-metylanilin

Vậy cả A,B,C đều đúng

Câu 2. N,N- Etyl metyl propan-1-amin có công thức cấu tạo là

A. (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N

B. (CH3)2CH(CH3)(C2H5)N

C. (CH3)2(C2H5)N

D. (CH3)(C2H5)(CH3)2CHN

Xem đáp ánĐáp án. CH3-CH2-CH2-N(CH3)–CH2-CH3.

Câu 3. Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.

C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Xem đáp ánĐáp án B

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

Câu 4. Alanin có công thức là

A. H2N–CH2CH2COOH.

B. C6H5–NH2.

C. CH3CH(NH2)–COOH.

D. H2N–CH2COOH.

Xem đáp ánĐáp án C

Alanin có công thức là CH3CH(NH2)–COOH.

Câu 5. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng?

A. H2N-CH2-COOH (glixerin)

B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)

C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin)

D. HOOC(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric)

Xem đáp ánĐáp án C

A. H2N-CH2-COOH (glixerin) → glyxin

B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin) → analin

C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin)

D. HOOC(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric) → gluctamic

Câu 6. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit.

B. Metyl amin, amoniac, natri axetat.

C. Anilin, metyl amin, amoniac.

D. Anilin, amoniac, natri hidroxit.

Xem đáp ánĐáp án B.

• Anilin: C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu.

• Amoni clorua: NH4Cl có tính axit, pH < 7, làm quỳ tím chuyển màu hồng.

⇒ Loại các đáp án A, C, D.

Câu 7. Hợp chất C6H5NHC2H5 có tên thay thế là:

A. N – Etylbenzenamin

B. Etyl phenyl amin

C. N – Etylanilin

D. Etyl benzyl amin

Xem đáp ánĐáp án A;  C6H5NHC2H5 có tên thay thế là: N – etylbenzenamin.

Câu 8. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH

B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3

C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2

D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2

Xem đáp ánĐáp án B

C6H5NHCH3 là amin bậc hai;

C6H5CH(OH)CH3 là ancol bậc hai.

Câu 9. A là một amin. A tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có dạng RNH3Cl. Cho 5,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch CuSO4, thu được muối hữu cơ và 5,88 gam kết tủa. A là:

A. n-Propylamin

B. Metylamin

C. Đimetylamin

D. Etylamin

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình tổng quát:

2RNH2 + CuSO4 + 2H2O → (RNH3)2SO4 + Cu(OH)2

namin = 2nCu(OH)2 = 1. 5,88/98 = 0,12 mol

Mamin = 5,4/0,12 = 45 => MR = 45 - 14 - 2 = 29 => R là C2H5-

Vậy A là C2H5NH2: etyl amin

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức A, thu được 26,88 lít CO2; 1,12 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 9,9 gam H2O. A là:

A. Điphenylamin

B. Anilin

C. 1-Aminopentan

D. Trimetylamin

Xem đáp ánĐáp án A

A có công thức phân tử là CxHyN

nCO2 = 26,88/22,4 = 1,2 mol, nH2O = 9,9/15 = 0,55 mol, nN2 = 11,2/22,4 = 0,05 mol

=> nC = 1,2 mol, nH = 1,1 mol

Bảo toàn nguyên tố N ta có: nA = 2.nN2 = 0,1 mol

=> C = nC/nA = 1,2/0,1 = 12, H = nH/nA = 1,1/0,1 = 11

Vậy CTPT của amin A là C12H11N => CTCT của A là (C6H5)2NH Điphenylamin

Câu 11. Ứng với công thức phân tử C3H9N thì có bao nhiêu chất là amin

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Xem đáp ánĐáp án B

Có 4 amin có công thức phân tử C3H9N:

Bậc 1 có: CH3-CH2-CH2-NH2: Propan – 1 - amin

CH3-CH(NH2)-CH3: Propan – 2 - amin

Bậc 2 có: CH3-NH-CH2-CH3: N – metyletanamin

Bậc 3 có: (CH3)3N: Trimetyl amin

Với công thức phân tử C3H9N thì chất có 4 đồng phân, có 2 amin bậc 1, 1 amin bậc 2, và 1 amin bậc 3.

Câu 12. Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, KOH, Na2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Xem đáp ánĐáp án B

C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ

CH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh

NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏ

KOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanh

Na2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh

Có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màu

Câu 13. C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaOH.

D. Qùy tím.

Xem đáp ánĐáp án C

C2H5NH2 trong nước không phản ứng với NaOH

Phương trình phản ứng các chất còn lại

C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl

2C2H5NH2 + H2SO4 → (C2H5NH3)2SO4

C2H5NH2 đổi màu quỳ tím

Câu 14. Cho các chất: (1) C6­H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là

A. (4), (1), (3), (2).

B. (3), (1), (2), (4).

C. (4), (1), (2), (3).

D. (4), (2), (3), (1).

Xem đáp ánĐáp án A

Vì gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2

NH3 không có gốc đẩy hay hút e

→ thứ tự sắp xếp theo lực bazơ giảm là (4), (1), (3), (2)

..................................

>> Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Tính chất của Amin, Amino Axit
  • Cách xác định công thức Amin, Amino Axit
  • Các dạng bài tập về Amin, Amino Axit
  • Các dạng bài tập về Protein, Peptit
  • 30 bài tập Amin, Amino Axit, Protein trong đề thi Đại học
  • 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Amin, Amino Axit, Protein có đáp án
  • Cách viết đồng phân Amin, Amino Axit

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cách gọi tên Amin, Amino Axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Từ khóa » Bảng Danh Pháp Amino Axit