Ăn đồ Ngọt, Hãy Cảnh Giác Trước 12 Tác Dụng Phụ Nguy Hiểm - SOHA
Có thể bạn quan tâm
1. Tạo mỡ gan
Đường fructose có nhiều trong đồ ngọt sẽ làm gia tăng tốc độ tích mỡ của các tế bào gan. Vì thế, thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm này đồng nghĩa với việc gan sẽ phải "sống chung" với một lớp mỡ bao quanh.
Nếu duy trì thói quen ăn ngọt trong một thời gian dài, nguy cơ mắc chứng bệnh "gan nhiễm mỡ không do cồn" sẽ tăng lên đáng kể.
Kiến nghị: Để bảo vệ gan và hạn chế nguy cơ tạo mỡ gan, bạn nên cố gắng giảm hấp thu đường và acid béo bão hòa, ít ăn đồ ngọt, bổ sung nhiều protein, hạn chế uống rượu, thường xuyên vận động. Những thói quen sinh hoạt tích cực này rất có lợi cho việc loại bỏ chất béo tích tụ trong gan.
Đồ ngọt được biết tới như một trong những "kẻ thù" của lá gan. (Ảnh minh họa).
2. Tăng cảm giác đói
Thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt có khả năng làm nhiễu các tín hiệu đại não thông báo cơ thể. Đối với người béo phì và bệnh nhân mắc tiểu đường loại II, việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cơ thể sẽ chậm lại giải phóng leptin và hormone, làm xuất hiện cảm giác đói ngay cả khi đã ăn no.
Kiến nghị: Mỗi khi "thèm" đồ ngọt, bạn hãy kiềm chế bản thân bằng cách đi bộ 15 phút. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, cứ 15 phút đi bộ, cảm giác thèm ăn socola (và các đồ ngọt khác) sẽ giảm xuống khoảng 12%.
3. Dễ gây đau đầu
Nguyên nhân khiến chứng đau nửa đầu xuất hiện đa phần là do những sự thay đổi về giấc ngủ cũng như thói quen ăn uống gây nên. Khi bạn hấp thu nhiều đường, bên trong cơ thể sẽ xảy ra những phản ứng nhất định, đặc biệt là lượng đường huyết đột ngột tăng cao, sau đó lại suy giảm nhanh chóng.
Những thay đổi bất thường trên chính là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu nói riêng và các loại đau đầu khác.
Kiến nghị: Bạn nên hạn chế thói quen ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường. Cùng với đó, việc tìm hiểu kiến thức phổ thông về các loại đường và cân nhắc kỹ khi chọn mua các thực phẩm có thành phần đường cũng là điều cần thiết.
Ăn nhiều thêm một chiếc bánh ngọt cũng có thể khiến bạn lãnh hậu quả bằng những cơn đau đầu. (Ảnh minh họa).
4. Tăng tốc độ lão hóa da
Khi lượng đường trong máu trở nên dư thừa, chúng sẽ bám lên các protein và sản sinh ra nhiều "thành phần nguy hiểm" như sản phẩm glycat hóa bền vững.
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn hại cho hệ thần kinh, các bệnh về mắt, thận và tim ở người bị tiểu đường.
Đồng thời, những "thành phần nguy hiểm" trên cũng là "hung thủ" đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Các tác nhân này khiến da trở nên nhăn nheo, kém đàn hồi và chảy xệ. Chúng còn làm các enzym (chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể) trở nên vô hiệu và không thể chống đỡ các tác hại bên ngoài như tia cực tím, khói bụi…
Kiến nghị: Hạn chế uống các loại đồ uống chứa quá nhiều đường. Hãy xem kỹ lượng đường trong thành phần của thức uống trước khi mua, kể cả với loại đồ uống có lợi cho sức khỏe như sữa.
5. Tăng áp lực lên mạch máu
Lượng đường dư thừa không chỉ gây ra tình trạng "nhiễu" các cholesterol mà còn làm thu hẹp mạch máu, đồng thời gia tăng áp lực lên thành mạch.
Trong khi đó, các mạch vành vô cùng mỏng manh, bất kì sự tắc nghẽn nào cũng mang đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến bệnh tim.
Kiến nghị: Người tiêu dùng không nên bị đánh lừa bởi các loại thực phẩm gắn mác "ngũ cốc nguyên cám". Trên thực tế, lượng đường và chỉ số GI của chúng vẫn ở mức tương đối cao. Bạn cũng nên chú ý lựa chọn khi ăn các loại lương thực phụ khác.
Sự thật là ăn nhiều đồ ngọt và hấp thu quá nhiều đường mang lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm hơn bạn tưởng. (Ảnh minh họa).
6. Khiến tinh thần giảm sút
Đồ ngọt được coi là "liều thuốc" tức thời giúp tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn. Nhưng tác dụng này chỉ được duy trì trong thời gian ngắn.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những lợi ích về tinh thần do đường mang lại chỉ có thể duy trì trong vòng 30 phút, sau đó biến mất gần như không còn.
Vì thế, thói quen ăn đồ ngọt mỗi khi tâm trạng không tốt dễ khiến chúng ta rơi vào "vòng tuần hoàn ác tính" và phụ thuộc vào đường. Ngoài ra, đường còn kích thích sự sản sinh của các serotonin, gia cảm giác buồn ngủ, uể oải.
Kiến nghị: Khi bạn cảm thấy mất tinh thần, thay vì lựa chọn những đồ ăn vặt có nhiều đường, bạn nên thưởng thức một chút hoa quả hoặc ăn một quả trứng luộc để cải thiện tâm trạng.
7. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Một hạng mục nghiên cứu cho thấy, nếu một người mỗi ngày chỉ cần hấp thu nhiều hơn 150 calo năng lượng do đường chuyển hóa, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ sẽ cao hơn 1,1 % so với người bình thường.
Đối với người bệnh đã mắc tiểu đường, việc hấp thu quá nhiều năng lượng sẽ khiến đường đọng lại trong máu, gây tổn hại đến cơ năng của toàn cơ thể và làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Kiến nghị: Bạn cần cảnh giác với các loại đường "ẩn hình". Trên thực tế, lượng đường có trong các loại đồ uống chỉ chiếm 1/3 tổng lượng đường mà bạn hấp thu hằng ngày. Thay vào đó, hãy chú ý các thông tin ghi trên bao bì của những loại thực phẩm có chứa đường "ẩn hình" như sốt cà chua, đồ đông lạnh, thịt bò khô, bánh mì…
Bên cạnh đó, khi mua hoa quả, bạn nên lựa chọn hoa quả chưa chín bởi chúng có chứa lượng đường thấp và các thành phần dinh dưỡng vẫn còn được giữ nguyên.
Đặc biệt, khi ăn các loại thực phẩm làm tăng nhanh đường huyết như cơm, cháo , bạn nên ăn kèm với những loại rau chứa nhiều chất xơ hoặc thực phẩm giàu protein.
Ăn ít đồ ngọt là một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tiểu đường. (Ảnh minh họa).
8. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Acid uric và cholesterol xấu trong cơ thể gia tăng theo mức tỉ lệ thuận với lượng đường dư thừa. Chúng là nguyên nhân chủ yếu gây ra huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và xuất huyết não.
Đặc biệt, người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim sẽ cao hơn 48% so với người bình thường, với bệnh suy tim sẽ là 65%.
Kiến nghị: Bạn nên nắm rõ lượng đường có trong một số thực phẩm hằng ngày. Ví dụ: một lon soda có chứa tới 12g đường, lượng đường trong một chiếc bánh mì là 8g…
9. Làm rối loại cholesrerol
Khi hấp thụ quá nhiều đường, hàm lượng cholesterol xấu và triglyceride sẽ tăng cao, trong khi cholesterol tốt lại bị suy giảm.
Lượng đường dư thừa quá nhiều không chỉ kích thích gan không ngừng sản sinh cholesterol xấu mà còn ức chế khả năng thay thế chất tiêu cực này của cơ thể.
Kiến nghị: Bạn cần kiểm soát tốt lượng calo hấp thu và duy trì thói quen ăn sáng mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị béo phì nếu kiên trì ăn bữa sáng với trứng gà chứa nhiều protein thì sẽ giảm được tới 160 calo hấp thụ trong bữa trưa.
Trên thực tế, việc hấp thu quá nhiều đường được coi là "lợi bất cập hại" đối với cơ thể. (Ảnh minh họa).
10. Cản trở khả năng nhận thức
Chuyên gia về thần kinh Susanna Del Monte của viện y học Đại học Brown và tổ nghiên cứu của bà đã phát hiện mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng chịu đựng của insulin, việc ăn thực phẩm nhiều chất béo và chứng suy giảm nhận thức.
Hạng mục nghiên cứu này cũng cho rằng, chứng suy giảm nhận thức rất có thể do não hấp thu quá nhiều fluctose và chức năng chuyển hóa năng lượng bị suy giảm dẫn đến.
Kiến nghị: Hãy nói lời "tạm biệt" với các thực phẩm nhiều chất béo và đường, bởi chúng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng suy giảm nhận thức.
11. Gây "nghiện"
Đường sẽ làm cơ thể tiết ra các chất như dopamine kích thích khoái cảm ở đại não.
Khi đã sản xuất quá nhiều chất này, cơ thể sẽ dần sản sinh tính "nhờn". Do đó, càng về sau, chúng ta càng ăn nhiều đường thì mới có được cảm giác khoái hoạt.
Kiến nghị: Bạn nên hình thành thói quen ăn ít đường và kiên trì luyện tập. Thông thường, phải mất đến 1 tuần vị giác mới làm quen được với các thực phẩm không đường.
Nếu không biết kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng "nghiện" đồ ngọt. (Ảnh minh họa).
12. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư
Một hạng mục nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có đường huyết ở mức cao thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng cao gấp hai lần so với người bình thường.
Một hạng mục nghiên cứu khác cũng đã chứng minh, người có đường huyết cao càng dễ mắc ung thư gan và ung thư tuyến sữa.
Kiến nghị: Hiệp hội bệnh tim nước Mỹ kiến nghị, lượng đường hấp thu mỗi ngày ở nữ giới không vượt quá 20g, ở nam giới không vượt quá 36g, với trẻ nhỏ không quá 12g.
*Theo Health Huanqiu
Cách thải độc tốt nhất vốn tự nhiên, không tốn kém nhưng rất tiếc là nhiều người đã bỏ quaTừ khóa » Kẹo Ngọt Có Tác Hại Gì
-
Ăn đồ Ngọt Có Béo Không? 6 Tác Hại Của Việc ăn Nhiều đồ Ngọt
-
Đáng Sợ Với Những Tác Hại Của Kẹo Ngọt đối Với Cơ Thể
-
Ăn Nhiều đồ Ngọt Có Hại Gì?
-
Ăn Ngọt - Lợi ích Và Tác Hại
-
10 Hậu Quả đáng Sợ Khi Bạn ăn Quá Nhiều đường - Hello Bacsi
-
Đáng Sợ Với Những Tác Hại Của Kẹo Ngọt đối Với Cơ Thể - Nhà Thuốc AZ
-
Nghiện ăn đồ Ngọt Có Tác Hại Gì Và Làm Thế Nào để Bỏ Thói Quen Xấu ...
-
Tác Hại Của Việc Con ăn Quá Nhiều đồ Ngọt
-
Ăn đồ Ngọt Nhiều Có ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Thị Lực
-
Tác Hại Kinh Khủng Của Việc Cho Bé Ăn Nhiều Đồ Ngọt Mẹ Nên Biết
-
7 Tác Hại Khi Cho Bé ăn Nhiều đồ Ngọt - Giáo Dục Việt Nam
-
Sự Thật Về Chứng Nghiện đường Và đồ Ngọt | Vinmec
-
Mối Liên Hệ Giữa đồ ăn Ngọt Và Bệnh Trầm Cảm | Vinmec
-
Ăn Ngọt Nhiều Có Tốt Không? 17 Tác Hại Của đường Bạn Nên Biết