Ăn đồ Ngọt Nhiều Có ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Thị Lực
Có thể bạn quan tâm
Ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ gây ra nhiều vấn đề như cản trở khả năng nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tinh thần giảm sút, tiểu đường… Đặc biệt, ăn nhiều thực phẩm chứa đường còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực.
Hấp thụ nhiều đường làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng khác. Thậm chí, khi hệ thống miễn dịch yếu đi có thể nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư và một số bệnh khác đe dọa tính mạng.
Đồ ngọt có ảnh hưởng như thế nào đến thị lực
Nếu bạn ăn quá nhiều đường, điều đó đồng nghĩa với việc có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị lực. Giống như rối loạn chức năng trao đổi chất, đường có thể khiến mắt bạn dễ mắc phải một số bệnh nguy hiểm đến thị lực. Đường sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn như thế nào tùy thuộc vào lượng đường đã được tiêu thụ vào bao nhiêu.
Kiềm chế những cơn thèm đường không dễ dàng. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu về việc hậu quả của việc ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng đến thị lực để có kế hoạch ăn uốg lành mạnh, thân thiện với mắt.
Theo Ecofrendfood, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu đường tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng (AMD), nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực. Chúng làm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng, gây hại cho võng mạc, bộ phận quan trọng nhất của mắt.
Sự tăng lên của lượng đường trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.
Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương mắt của những người mắc bệnh tiểu đường. Võng mạc là một nhóm các tế bảo ở phía sau mắt truyền thông tin thị giác từ dây thần kinh thị giác đến não để xử lý. Ở những người mắc bệnh võng mạc tiểu đường, lượng đường trong máu tăng và không kiểm soát được gây ra những thiệt hài khó có thể phục hồi đối với các mạch máu mỏng manh ở võng mạc, gây suy giảm thị lực hoặc mù lòa.
Đục thủy tinh thể: Thấu kính trong mắt cho phép mắt tập trung ánh sáng và hình ảnh trên võng mạc và truyền chúng đến não của bạn. Đục thủy tinh thể gây ra sự che khuất của ống kính thường rõ ràng, khiến mắt khó tập trung ánh sáng, dẫn đến mờ mắt hoặc lóa. Các loại đường trong máu cao có thể dẫn đến sưng và thay đổi trong ống kính và có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn, Hiệp hội Optometric Hoa Kỳ cho biết.
Bệnh tăng nhãn áp: Đường và insulin trong máu cao có thể khiến các mạch máu trong mắt bị thu hẹp, tạo ra sự tích tụ chất lỏng không thể thoát ra đúng cách. Sự tích tụ này dẫn đến áp lực quá mức bên trong mắt gọi là bệnh tăng nhãn áp. Thông thường, không có triệu chứng hoặc đau khi áp lực tăng lên, nhưng nếu không được điều trị, có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác của bạn và các mạch máu gây mất thị lực ngoại biên dẫn đến mù lòa. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp gần gấp đôi so với người trưởng thành không mắc bệnh tiểu đường.
Thoái hóa điểm vàng: Khi ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến lượng đường trong máu quá cao có thể khiến bạn dễ bị thoái hóa điểm vàng gây cản trở đến các hoạt động thường ngày như đọc, lái xe có thể gây mờ mắt hoặc xuất hiện gợn sóng.
Ăn nhiều đồ ngọt làm giảm thị lực của thai nhi
Ăn nhiều đường và đồ ngọt không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn khiến thị lực của thai nhi bị suy giảm.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, đối với một người bình thường nếu hấp thu quá nhiều đường sẽ tạo thành hiện tượng tích đường trong cơ thể. Trong quá trình trao đổi chất, đường lại cần một lượng lớn vitamin nên việc tích đường sẽ gây ra tiêu hao vitamin, không đủ cung cấp cho các cơ quan hoặc bộ phận trên cơ thể. Trong khi đó, các tế bào mắt cũng đòi hỏi một lượng vitamin tương đối lớn để thực hiện chức năng của mình.
Đối với phụ nữ mang thai, việc hấp thu quá nhiều đường không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng, có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai…
Hơn thế nữa, sau khi sinh bà bầu còn có thể mắc chứng tiểu đường, còn em bé có khả năng mắc bệnh béo phì và bị cận thị, hoặc tư duy phát triển chậm hơn những trẻ cùng lứa tuổi. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên chú ý đến lượng đường trong món ăn của mình trong suốt thai kỳ.
Dựa vào hàm lượng đường có trong thành phần, người ta chia thực phẩm làm 3 loại: nhiều đường, ít đường và không đường. Thực phẩm có lượng đường cao gồm các món ăn chế biến từ đường và các loại ngũ cốc. Thực phẩm có lượng đường thấp bao gồm: rau xanh, hoa quả và các loại thịt. Thực phẩm không đường gồm các món ăn sử dụng dầu thực vật.
Mẹ bầu nên chú ý tránh loại thực phẩm có hàm lượng đường cao… Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều các món chế biến từ nội tạng động vật.
Làm thế nào để giảm lượng đường nạp vào cơ thể
Để chăm sóc mắt tốt cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ. Vì thế, hãy bắt đầu giảm lượng đường bằng một vài cách đơn giản như:
Uống nhiều nước.
Lựa chọn các loại trái cây giàu vitamin C thay vì các món tráng miệng thông thường.
Cách lựa chọn một số loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như các loại quả mọng, quả anh đào, quả sung, quả lê, táo, đào, bưởi…
Cố gắng hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: Bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, mì ống.
Chọn thực phẩm ngũ cố nguyên cám và thực phẩm có lượng chất xơ dồi dào vì chúng có chứa chỉ số đường huyết thấp hơn. (Tham khảo thực phẩm tốt cho mắt)
Theo dõi thành phần của tất cả các loại thực phẩm chế biến hàng ngày để đảm bảo rằng sẽ có ít đường nhất hoặc không thêm đường tùy tiện vào các món ăn.
Hạn chế ăn một số thực phẩm chứa nhiều đường như nước mía, siro, nước ép trái cây cô đặc, mật ong, mạch nha, mật mía…
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Tài liệu tham khảo
https://www.essilorusa.com/newsroom/eating-too-much-sugar-why-your-vision-suffers
https://fyidoctors.com/en/blog/categories/health-and-wellness/too-sweet-how-sugar-impacts-your-eyes
https://www.webmd.com/eye-health/macular-degeneration/news/20070713/high-sugar-foods-may-affect-eyesight
https://www.rebuildyourvision.com/blog/food-for-your-eyes/how-high-sugar-foods-affect-your-eyesight/
https://www.firmoo.com/answer/question/10327.html
https://intekaiacademy.org/refined-sugar-and-excess-sugar-causes-vision-loss/
Từ khóa » Kẹo Ngọt Có Tác Hại Gì
-
Ăn đồ Ngọt Có Béo Không? 6 Tác Hại Của Việc ăn Nhiều đồ Ngọt
-
Đáng Sợ Với Những Tác Hại Của Kẹo Ngọt đối Với Cơ Thể
-
Ăn Nhiều đồ Ngọt Có Hại Gì?
-
Ăn Ngọt - Lợi ích Và Tác Hại
-
10 Hậu Quả đáng Sợ Khi Bạn ăn Quá Nhiều đường - Hello Bacsi
-
Đáng Sợ Với Những Tác Hại Của Kẹo Ngọt đối Với Cơ Thể - Nhà Thuốc AZ
-
Ăn đồ Ngọt, Hãy Cảnh Giác Trước 12 Tác Dụng Phụ Nguy Hiểm - SOHA
-
Nghiện ăn đồ Ngọt Có Tác Hại Gì Và Làm Thế Nào để Bỏ Thói Quen Xấu ...
-
Tác Hại Của Việc Con ăn Quá Nhiều đồ Ngọt
-
Tác Hại Kinh Khủng Của Việc Cho Bé Ăn Nhiều Đồ Ngọt Mẹ Nên Biết
-
7 Tác Hại Khi Cho Bé ăn Nhiều đồ Ngọt - Giáo Dục Việt Nam
-
Sự Thật Về Chứng Nghiện đường Và đồ Ngọt | Vinmec
-
Mối Liên Hệ Giữa đồ ăn Ngọt Và Bệnh Trầm Cảm | Vinmec
-
Ăn Ngọt Nhiều Có Tốt Không? 17 Tác Hại Của đường Bạn Nên Biết