Ăn Ngọt Nhiều Có Tốt Không? 17 Tác Hại Của đường Bạn Nên Biết

Ăn nhiều đường có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tác hại của đường vô cùng lớn nếu không biết tiêu thụ đúng cách. Dưới đây là 17 lý do tại sao bạn không nên ăn quá nhiều đường.

1. Tác hại của đường gây tăng cân

Tác hại của đường gây tăng cân

Đồ uống có đường như nước ngọt, trà sữa, nước trái cây đóng chai được cho là một trong những thủ phạm chính gây béo phì. Bởi chúng chứa nhiều fructose, một loại đường đơn. Tiêu thụ nhiều đường fructose sẽ tăng cảm giác đói, từ đây dẫn đến thèm ăn và ăn vô tội vạ.

Loại đường này cũng gây ra tình trạng kháng leptin, một loại hormone quan trọng có vai trò ức chế cảm giác đói.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lượng đường cao cũng làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Do đó khi nạp đường khiến bạn thấy đói, từ đó muốn ăn nhiều hơn, đặc biệt là carbs và đồ ngọt. Điều này dẫn đến tăng cân.

Uống nước đường có tốt không? Uống nhiều đồ uống có đường còn có thể làm tăng lượng mỡ nội tạng, tình trạng gây bệnh tiểu đường và bệnh tim.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

ăn nhiều đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Một số người thắc mắc ăn ngọt nhiều có tốt không? Nhiều minh chứng cho thấy chế độ ăn uống nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến béo phì, viêm nhiễm, đồng thời tăng lượng chất béo trung tính, lượng đường trong máu và huyết áp. Tất cả dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, sử dụng nhiều đồ uống có đường có thể gây ra chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh đặc trưng bởi chất béo gây tắc nghẽn động mạch.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 30.000 người cho thấy những người tiêu thụ 17 – 21% calo từ đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn 38% so với người chỉ tiêu thụ 8%.

3. Tác hại của đường gây mụn trứng cá

Tác hại của đường gây mụn trứng cá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ít đường có thể giảm nguy cơ mụn trứng cá, trong khi bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn hàng ngày sẽ tăng nguy cơ bị mụn trứng cá.

Thực phẩm có đường nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu và lượng insulin, gây tăng tiết androgen, sản xuất dầu và viêm, tất cả đều là nguyên nhân gây mụn trứng cá.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Việc tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng kháng insulin, một loại hormone có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Kết quả là lượng đường trong máu tăng lên và dẫn tới nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu ở 175 quốc gia cho thấy mỗi ngày tiêu thụ 150 calo đường (bằng với 1 lon nước ngọt) làm tăng 1,1% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một số bằng chứng khoa học khác cũng chỉ ra rằng những người uống đồ uống có đường (gồm cả nước ép trái cây), có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn.

5. Ăn nhiều đường có tốt không? Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ăn nhiều đường có tốt không? Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ảnh: Instagram @foodartblog

Một chế độ ăn uống giàu thực phẩm và đồ uống có đường không chỉ dẫn đến béo phì mà còn làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể và có thể gây ra kháng insulin. Tất cả đều làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu trên 430.000 người cho kết quả tiêu thụ nhiều đường có liên quan mật thiết với việc mắc ung thư thực quản, ruột non, màng phổi. Đặc biệt, phụ nữ ăn đồ ngọt 3 lần mỗi tuần cũng có nguy cơ bị ung thư tử cung.

Như vậy, tác hại của đường quả thật là rất lớn.

6. Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Ăn nhiều đường có tốt không? Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng. Ngược lại, ăn uống nhiều đường làm tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1-2020 trên tạp chí Medical Hypotheses cho thấy ăn nhiều đường thúc đẩy chứng viêm, làm tâm trạng cáu bẳn, tồi tệ.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn giàu đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở cả nam và nữ.

7. Ăn ngọt nhiều có tốt không? Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Ăn ngọt nhiều có tốt không? Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Theo bạn ăn nhiều đường có tốt không? Thường xuyên ăn uống không lành mạnh, ăn đồ chứa nhiều đường, uống nước ngọt có thể làm tăng tình trạng nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Chế độ giàu tinh bột, đường dẫn tới việc sản xuất AGEs. Các hợp chất này có thể phá hủy collagen và elastin – những protein giúp da căng và tươi trẻ. Khi chúng bị tổn thương, da sẽ dần mất đi độ săn chắc vốn có và chảy sệ.

Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ nhiều carbs và đường bổ sung có làn da nhăn nheo hơn so với những người theo chế độ ăn giàu protein, ít carb.

8. Tác hại của đường có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ

Tác hại của đường có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ

Việc hấp thụ nhiều đường fructose liên tục có từ nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo… có khả năng tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Bởi vì chỉ có gan là cơ quan có thể phân hủy đường fructose (trong khi glucose hoặc những loại đường khác được nhiều tế bào hấp thụ).

Vì vậy, một lượng lớn đường fructose sẽ làm cho gan quá tải, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, một tình trạng gây ra do sự tích tụ quá nhiều chất béo trong gan.

Một nghiên cứu thực hiện ở 5.900 người lớn cho kết quả: những người uống đồ uống có đường hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn 56% so với người không uống.

9. Sương mù não, có thể gây mất trí nhớ

uống nước đường có tốt không? gây giảm trí nhớ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung quá nhiều đường qua đồ ăn, thức uống có thể gây ra các vấn đề như tinh thần thiếu minh mẫn, khả năng tập trung và nhớ kém.

Glucose là nguồn nhiên liệu chính của não. Song nếu thừa glucose có thể gây ra tăng đường huyết hoặc lượng glucose trong máu cao, gây viêm trong não, từ đó tác động tiêu cực đến chức năng nhận thức và tâm trạng.

Quá nhiều đường sẽ đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức. Khi đó không chỉ trí nhớ suy giảm mà còn mất trí nhớ nếu bạn ăn – uống thực phẩm có đường liên tục.

Ngoài những rủi ro được liệt kê ở trên, đường có thể gây hại cho cơ thể theo vô số cách khác.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng quá nhiều đường bổ sung có thể:

10. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Lượng đường trong máu cao liên tục sẽ làm tổn thương các mạch máu trong thận. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

>>> Bạn có thể quan tâm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

11. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng

tác hại của đường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng

Bạn có thể bị sâu răng nếu thường xuyên ăn, uống thực phẩm có đường. Vi khuẩn trong miệng ăn đường và giải phóng các sản phẩm phụ axit, gây ra quá trình khử khoáng ở răng. Đó là tác hại của đường đối với răng.

12. Tác hại của đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Đường gây tăng nồng độ axit uric trong máu, do vậy tăng nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm căn bệnh gút.

13. Thèm đồ ngọt

Ăn đường làm tăng dopamine. Dopamine tự tăng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn đường, dẫn đến một vòng luẩn quẩn.

14. Tác hại của đường gây viêm khớp dạng thấp

Thường xuyên uống soda, nước ngọt… có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).

15. Gây ra các vấn đề về giấc ngủ

ăn ngọt nhiều có tốt không? ảnh hưởng đến giấc ngủ

Chu kỳ và chất lượng giấc ngủ không chỉ được điều chỉnh bởi ánh sáng và nhiệt độ, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự kiểm soát đường huyết. Đối với người thường xuyên tiêu thụ quá nhiều đường, có thể gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon.

>>> Bạn có thể quan tâm: UỐNG GÌ ĐỂ NGỦ NGON GIẤC?

16. Gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa

Một lượng đường lớn sẽ là chất kích thích đường ruột – thủ phạm gây ra đau bụng, chuột rút hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, tác hại của việc ăn quá nhiều đường khiến một số người còn gặp hội chứng ruột kích thích, bệnh crohn hoặc viêm loét đại tràng.

17. Tác hại của đường làm suy giảm hệ thống miễn dịch

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường có khả năng làm cho cơ thể suy giảm hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Như vậy bạn đã biết ăn nhiều đường có tốt không. Tiêu thụ một lượng đường nhỏ được coi là lành mạnh. Song thường xuyên bổ sung nhiều và liên tục sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và sắc đẹp. Bazaar Vietnam hy vọng các tác hại của đường nêu trên giúp bạn hiểu rõ để ăn uống khoa học, nhằm đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Từ khóa » Kẹo Ngọt Có Tác Hại Gì