An Sinh Xã Hội Là Gì? Vai Trò Và ý Nghĩa Của Nó Trong Xã Hội

An sinh xã hội là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy, an sinh xã hội là gì? và vai trò của bảo hiểm xã hội, y tế trong vấn đề an sinh xã hội như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vai trò cần thiết của an sinh xã hội

An sinh xã hội vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia

1. An sinh xã hội là gì?

An sinh xã hội là khái niệm chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của xã hội thông qua các chính sách, biện pháp công cộng nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản cho cuộc sống, như an toàn, sức khỏe, giáo dục, lao động, thu nhập, chăm sóc xã hội và các quyền lợi khác.

An sinh xã hội có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm; nơi trú ẩn; tăng cường sức khỏe; phúc lợi cho người dân đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp.

An sinh xã hội cũng có thể bao gồm các chương trình bảo hiểm xã hội, dịch vụ công về an sinh xã hội và an sinh cơ bản. An sinh xã hội có bản chất, vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa nhân đạo của nhà nước, tinh thần đoàn kết của xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước.

Bạn cũng có thể Xem thêm về khái niệm an sinh xã hội theo wikipedia.

1.1 Tại sao an sinh xã hội lại quan trọng?

An sinh xã hội quan trọng vì nó có nhiều vai trò và ý nghĩa trong đời sống xã hội, chẳng hạn như:

- Đảm bảo các điều kiện sống và phát triển tốt nhất cho người dân, bao gồm an toàn, sức khỏe, giáo dục, lao động, thu nhập, chăm sóc xã hội và các quyền lợi khác.

- Giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, bảo hiểm, trợ cấp, ...

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội, góp phần tăng cường nguồn lực, năng lực và năng suất lao động của các cá nhân và cộng đồng.

- Tạo ra môi trường sống an toàn, bình đẳng và công bằng cho người dân, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa nhân đạo của nhà nước và tinh thần đoàn kết của xã hội.

- Phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro và biến cố xã hội, như bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết, thiên tai, dịch hoạ,...

1.2 Các chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam

Các chính sách bảo vệ an sinh xã hội của Việt Nam là những chính sách nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản cho cuộc sống, phát triển và bình đẳng của người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, rủi ro xã hội. Các chính sách bảo vệ an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm cơ bản:

- Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững.

- Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên.

- Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất: hỗ trợ người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, ... bằng cách cung cấp tiền mặt, dịch vụ, hàng hóa, ...

- Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông..

1.2.1 Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội

Các dịch vụ cung cấp ASXH thường được gọi là các dịch vụ xã hội có thể chỉ:

1) Bảo hiểm xã hội: nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.

2) Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội: Có thể bao gồm chăm sóc y tế; bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ tài chính khi bệnh tật, nghỉ hưu; sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc; các khía cạnh của công tác xã hội và thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp.

3) Trong trường hợp hội đủ điều kiện thì an sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ thể hay không. Ví dụ có thể hỗ trợ cho những người tị nạn về các nhu yếu phẩm cần thiết (còn gọi là túi an sinh xã hội) như thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, tiền, giáo dục

Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chính sách ASXH, chính sách BHXH trong hầu hết các quy định về quyền cơ bản chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người và đều hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tại Điều 34, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”.

Bên cạnh đó Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, thực hiện phát triển hệ thống ASXH ngày một tốt hơn, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của xã hội trong từng thời kỳ.

1.3 Người dân sẽ được cấp tài khoản an sinh xã hội trên VNeID

Tài khoản an sinh xã hội là một loại tài khoản được cấp cho người dân Việt Nam để nhận các khoản trợ cấp, hỗ trợ, bảo hiểm và dịch vụ xã hội từ Chính phủ.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2023 ngày 09/1/2024. Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan nghiên cứu và đưa ra phương án cấp tài khoản an sinh xã hội cho người dân.

Mỗi người dân sẽ được cấp một tài khoản an sinh xã hội được gắn với số định danh cá nhân trên ứng dụng VNeID (kể từ phiên bản 2.1.3 trở đi), giúp người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, nhanh chóng, công khai và minh bạch.

Để xem tài khoản an sinh xã hội của mình. Người dân cần phải cài đặt ứng dụng VNeID phiên bản mới nhất trên điện thoại di động và đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử để đăng nhập vào VNeID. Các bước mở tài khoản ASXH như sau:

Cách xem tài khoản an sinh xã hội trên VNeID

Cách xem tài khoản an sinh xã hội trên VNeID

Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại sau đó đăng nhập vào tài khoản VNeID cá nhân.

Bước 2: Trên "Trang chủ" của ứng dụng sẽ hiển thị mục "An sinh xã hội" (sắp ra mắt).

bảo hiểm an sinh xã hội lạ gì?

Hỗ trợ tiền cho người lao động gặp khó khăn do Covid từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

2. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong vấn đề an sinh xã hội

Có thể nói chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là một trụ cột chính của hệ thống ASXH quốc gia. Trải qua 27 năm hình thành và phát triển cùng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị có thể thấy rõ vai trò của Cơ quan BHXH Việt Nam góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tiếp tục được hoàn thiện, theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mở rộng quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách. Trong những năm trở lại đây số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không ngừng tăng lên; số người tham gia BHYT vượt mục tiêu đề ra, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.

Bên cạnh việc tăng về số lượng thì chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện với người tham gia. Việc thực hiện chi trả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được triển khai kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra bước ngoặt lớn trong việc quản lý và nâng cấp chất lượng dịch vụ thực hiện cải cách tối giản mọi thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng đồng thời góp phần tiết kiệm tối đa nguồn lực và chi phí.

2.1 An sinh xã hội được củng cố mở rộng

Diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng ngay cả trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đáng chú ý, số người tham gia BHYT tăng trưởng ấn tượng, cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ toàn dân; số người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW; diện bao phủ BHXH, BHYT đã tập trung vào các nhóm yếu thế.

túi an sinh xã hội cho người dân

Người già được chăm sóc y tế tốt hơn, an sinh xã hội được đảm bảo

Các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã củng cố góp phần đảm bảo an sinh xã hội toàn diện và vững chắc hơn. Cụ thể theo thông tin từ cơ quan BHXH các thành tựu được thống kê cụ thể như sau:

“Số người tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 2,3 triệu người năm 1995 lên 12,1 triệu người vào năm 2015 (gấp 5,3 lần so với năm 1995); đạt 15,1 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,25 lần so với năm 2015). So với năm 1995, đến nay, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 12,8 triệu người (gấp gần 6,6 lần), bình quân mỗi năm tăng 0,5 triệu người.

Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 6 nghìn người năm 2008 lên gần 218 nghìn người vào năm 2015 (gấp 36,3 lần so với năm 2008); đạt 1,45 triệu người vào năm 2021 (gấp 6,65 lần so với năm 2015). So với năm 2008 - năm đầu tiên thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, đến nay, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 1,4 triệu người (gấp 241,7 lần), bình quân mỗi năm tăng trên 100 nghìn người.

Số người tham gia BHYT tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên 70 triệu người vào năm 2015 (gấp 9,86 lần so với năm 1995); đạt 88,8 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,27 lần so với năm 2015), đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. So với năm 1995, đến nay, số người tham gia BHYT tăng 81,7 triệu người (gấp 12,5 lần), bình quân mỗi năm tăng hơn 3 triệu người.

Số người tham gia BHTN tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên 10,3 triệu người vào năm 2015 (gấp 1,7 lần so với năm 1995); đạt 13,4 triệu người vào năm 2021 (gấp 1,3 lần so với năm 2015). So với năm 2009 - năm đầu tiên chính sách BHTN được áp dụng, đến nay, số người tham gia BHTN tăng 7,41 triệu người (gấp 2,24 lần), bình quân mỗi năm tăng 0,6 triệu người.”

Có thể thấy diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tăng trưởng nhanh qua từng năm, số người tham gia BHYT đã tiệm cận mục tiêu bao phủ toàn dân, góp phần mở rộng hiệu quả lưới an sinh xã hội tới mọi người dân, NLĐ, củng cố vững chắc an sinh xã hội của đất nước.

Quỹ BHXH, BHYT đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch dưới sự giám sát từ nhiều phía. Trong năm 2021, khi đại dịch Covid gây ra rất nhiều hệ lụy thì quỹ BHXH, BHTN, BHYT trở thành chiếc phao cứu sinh của nhiều người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH về An sinh xã hội. Hy vọng đã có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Bảo hiểm xã hội điện tử - EBH

Từ khóa » Trố Nghĩa Là Gì