Vai Trò Của Hormone Là Gì Và Mức độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Hormone
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm hormone là gì?
Theo định nghĩa y khoa, hormone là một loại chất do một hoặc nhiều tế bào trong cơ thể sản xuất ra nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động sống khác nhau trong cơ thể. Các hormone với công việc chính của mình là “người đưa thư", hỗ trợ các tế bào của cơ quan này truyền đạt tín hiệu đến mô của những cơ quan khác. Hoạt động này được thực hiện qua đường máu, máu sẽ tuần hoàn xuyên suốt cơ thể giúp hormone hoàn thành chức năng vốn có của mình tại cơ quan tiếp nhận. Khi tiếp nhận một loại hormone, các tế bào sẽ tương tác, phản ứng lại với chính hormone đó.
Hormone điều chỉnh cảm xúc của con người
Nếu một người bị rối loạn hormone (mất cân bằng nội tiết) thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sinh lý, trực tiếp tác động tiêu cực tới nhiều bộ phận và cơ quan trong cơ thể.
2. Chức năng của các hormone là gì?
Như đã phân tích thì hormone liên quan tới phần lớn quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Nó là tác nhân điều tiết, đảm bảo các quá trình này được vận hành một cách ổn định và nhịp nhàng. Một số hoạt động không thể thiếu sự đóng góp của hormone đó là: quá trình chuyển hóa thức ăn, nhịp sinh học, trao đổi chất, quá trình sinh trưởng và phát triển.
Cụ thể dưới đây là các nhiệm vụ chính của hormone:
-
Đảm bảo cơ quan sinh sản được phát triển một cách bình thường, duy trì chức năng tình dục ở cả 2 giới;
-
Thúc đẩy các mô hoặc các tế bào tăng sinh và phát triển. Từ hoạt động này sẽ giúp điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể;
-
Tham gia tích cực vào hoạt động trao đổi chất và năng lượng, cụ thể là tiêu hóa thức ăn, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết;
-
Điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng cũng như chức năng nhận thức của não bộ;
-
Điều tiết cơ thể để nhanh thích nghi với sự thay đổi của môi trường;
-
Hormone còn có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng nội môi xảy ra ở dịch nội bào và ngoại bào.
3. Đâu sẽ là cơ quan sản xuất ra hormone?
Nhiệm vụ sản xuất hormone sẽ do một số cơ quan trong cơ thể đảm nhiệm. Mỗi hormone đặc thù sẽ lại do một cơ quan riêng biệt tiết ra. Những hormone này có thể tác động toàn diện lên cơ thể, nhưng một số lại chỉ có tác động lên cơ quan đích mà chúng nhắm đến. Dưới đây là danh sách các bộ phận đóng vai trò là “công xưởng" sản sinh ra các hormone:
Tuyến tụy:
Rất nhiều người biết đến tuyến tụy nhưng lại không rõ bộ phận này tiết ra loại hormone gì. Tuyến tuỵ vừa là một tuyến nội tiết, vừa là một tuyến ngoại tiết.
-
Chức năng ngoại tiết: Tuyến tuỵ tiết ra các enzyme giúp tiêu hoá thức ăn như trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase, amylase, lipase, phospholipase A2, cholesterol esterase, ribonuclease, desoxyribonuclease,...
-
Chức năng nội tiết: Tiết ra 2 hormone quan trọng là insulin và Glucagon để tham gia vào quá trình điều hòa đường máu.
Tuyến tùng:
Tuyến tùng nằm ở vị trí đằng sau hộp sọ, có tác dụng hỗ trợ não bộ phản ứng khi ở trong bóng tối thông qua việc tiết ra hormone melatonin với mục đích là để kích thích cảm giác buồn ngủ.
Tuyến giáp:
Đây là bộ phận nằm phía dưới hộp thanh quản với chức năng chính đó là sản sinh ra hormone T3 và T4. Những hormone này giúp tham gia điều hoà quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể trao đổi chất và năng lượng.
Hình ảnh tuyến giáp
Tuyến yên:
Mặc dù kích thước của tuyến yên khá nhỏ, chỉ to bằng hạt đậu nhưng vai trò của tuyến yên lại không hề tầm thường. Nó kiểm soát rất nhiều các hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuyến yên, hay còn được biết đến là tuyến tổng thể nằm ở vị trí dưới đáy não sẽ tiết ra những loại hormone như sau:
-
Hormone tăng trưởng (GH): có nhiệm vụ tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể;
-
Hormone FSH: quy định việc sản xuất ra tinh trùng trong tinh hoàn ở nam giới, tạo ra trứng trong buồng trứng ở nữ giới;
-
Hormone LH: kết hợp với hormone FSH tạo ra tình trùng cho đấng mày râu và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho chị em phụ nữ;
-
Hormone prolactin: giúp các bà mẹ có sữa cho con bú, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống miễn dịch và khả năng sinh sản.
-
Hormone TSH: giúp điều hoà hoạt động của tuyến giáp
Tinh hoàn, buồng trứng:
Tình hoàn sẽ sản xuất ra hormone testosterone (hay còn gọi là hormone sinh dục nam) và buồng trứng thì tiết ra estrogen (một loại hormone sinh dục nữ). 2 hormone này sẽ điều hòa chức năng sinh sản và kích thích ham muốn tình dục của cơ thể.
Không chỉ có vậy, testosterone và estrogen còn có nhiệm vụ biểu hiện đặc tính riêng ở nam và ở nữ. Ví dụ, phái mạnh thường sẽ có giọng trầm, mọc râu và rậm lông,...; còn phái nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt, tuyến vú phát triển,... Buồng trứng của chị em phụ nữ còn chịu trách nhiệm sản sinh ra hormone progesterone, vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Gan:
Gan chính là một nhà máy có đóng góp to lớn cho quá trình chuyển hóa và thanh lọc độc tố cho cơ thể. Gan chịu trách nhiệm tiết ra hormone IGF-1 tham gia vào quá trình tăng trưởng của các tế bào.
4. Bị rối loạn hormone là gì? Có nguy hiểm không?
Các tác động bên trong và cả bên ngoài như bệnh tật, rối loạn di truyền, tuổi tác, môi trường ô nhiễm,... đều gây ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng sản xuất hormone của các cơ quan.
Tình trạng rối loạn hormone (bao gồm cả dư thừa và thiếu hụt) chỉ cần có sự thay đổi bất thường mặc dù rất nhỏ cũng có khả năng dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, nhất là phụ nữ. Ví dụ, nếu một người phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ thì sẽ có những biểu hiện như sau:
-
Da nổi nhiều mụn;
-
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
-
Huyết áp gia tăng một cách bất thường;
-
Giảm ham muốn tình dục;
-
Tâm trạng trở nên khó chịu, bứt rứt, lo âu, dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc;
-
Thường xuyên mắc phải các bệnh phụ khoa.
Rối loạn hormone gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe
Đối với những trường hợp nêu trên, biện pháp điều trị thông thường là bổ sung các thuốc cân bằng hormone với mục đích là để khôi phục lại trật tự hormone trong cơ thể.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được khái niệm hormone là gì, tầm quan trọng của hormone trong mọi hoạt động sống của cơ thể, từ đó áp dụng một lối sống lành mạnh, khoa học để hạn chế nguy cơ mắc phải những bệnh lý gây ảnh hưởng tới việc sản xuất các hormone của các cơ quan.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bị rối loạn hormone hoặc vấn đề bệnh lý khác, hãy đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao và được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả.
Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn, bạn vui lòng bấm số 1900 56 56 56, tổng đài của MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp các băn khoăn liên quan tới dịch vụ tại viện cũng như đặt lịch khám cho bạn với bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Trố Nghĩa Là Gì
-
Trố - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "trố" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Trố - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Trố Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Trô Trố Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Tài Trợ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Trố Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Biểu Tượng Này Có Nghĩa Là Gì? - Signal Support
-
'U Là Trời' Có Nghĩa Là Gì Mà Trở Thành Viral Trên Mạng Xã Hội
-
Khách Hàng Là Gì? Vai Trò, Phân Loại Và ý Nghĩa Của Khách Hàng?
-
ESIM Là Gì? Lợi ích Khi Dùng? Thiết Bị Nào Hỗ Trợ? Cách Chuyển ESIM?
-
An Sinh Xã Hội Là Gì? Vai Trò Và ý Nghĩa Của Nó Trong Xã Hội
-
Định Nghĩa Của Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Kỹ Thuật Và Dịch Vụ Tư Vấn