Axit Citric Là Gì? Lợi ích Của Axit Citric Với Sức Khỏe Con Người
Có thể bạn quan tâm
Axit cictric là gì? Tính chất hóa lý như thế nào? Ứng dụng ra sao? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc gửi về cho LabVIETCHEM trong thời gian qua. Và các thông tin về axit citric sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Axit citric là gì?
Axit citric hay Tricarboxylic axit là một hợp chất ban đầu có nguồn gốc từ nước chanh. Ngày nay, nó được sản xuất từ một loại nấm mốc cụ thể và được sử dụng trong nhiều ứng dụng.
Axit citric là một axit hữu cơ yếu, có nguồn gốc từ chanh. Nó được dùng làm chất bảo quản tự nhiên cũng như là chất bổ sung vị chua cho thực phẩm và các loại nước ngọt. Trong hóa sinh, axit citric được sử dụng làm xúc tác trung gian trong chu trình axit citric. Bởi vậy, nó xuất hiện trong quá trình trao đổi chất của hầu hết các loài sinh vật.
Axit citric có nguồn gốc từ quả chanh
Nguồn gốc của axit citric
Trong thực tế, axit citric có trong nhiều loại trái cây, chủ yếu thuộc chi Citrus như cam, chanh, bưởi, quýt,....
Ngoài ra cũng có một lượng nhỏ axit citric có trong dứa, dâu tây, cà chua, việt quất, quả mâm xôi và các sản phẩm chứa những loại trái cây này,…
Tính chất hóa lý đặc trưng của axit citric
1. Tính chất vật lý
- Tên theo IUPAC: 2-hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid
- Axit citric có thể được gọi dưới một số cái tên khác như axit 3-hydroxypentanedioic axit 3-cacboxylic, Citrat hiđrô, E330
- Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, axit citric có thể tồn tại dạng dạng tinh thể màu trắng dạng bột, dạng khan hoặc dạng dung dịch C6H8O7.H2O có chứa một phân tử nước trong mỗi phân tử của axit citric.
- Có vị chua đặc trưng.
- Khối lượng phân tử: 192.13 g/mol.
- Nhiệt độ nóng chảy: 153 độ C.
- Nhiệt độ sôi: 175 độ C.
- Độ hòa tan trong nước: 133 g/100 ml (20°C)
- Độ axit (pKa): pKa1 = 3,15, pKa2 = 4,77, pKa3 = 6,40.
Công thức phân tử của axit citric
2. Tính chất hóa học
- Tính axit: Mỗi nhóm carboxyl-COOH có thể cho một proton để tạo thành ion citra. Các ion này kết hợp với các ion kim loại tạo thành muối, phổ biến nhất là muối canxi citrat hoặc tạo thành các phức dùng làm chất bảo quản và làm mềm nước.
- Được sử dụng làm dung dịch đệm để hạn chế sự thay đổi nồng độ pH của các dung dịch axit.
Axit citric được điều chế bằng cách nào?
1. Trong công nghiệp
- Chủ yếu axit citric được điều chế bằng cách nuôi nấm sợi trong môi trường đường sucrose hoặc glucose, sau đó lọc nấm mốc ra khỏi dung dịch và axit citric được phân lập bằng cách cho kết tủa với nước vôi tạo thành canxi citrat. Tiếp đó dùng axit sunfuric để xử lý kết tủa và thu được axit citric.
- Ngoài ra axit citric còn được tách từ sản phẩm lên men của nước lèo bằng cách dùng dung dịch hydrocacbon của một bazơ hữu cơ Trilaurylamin để chiết. Sau đó dùng nước để tách dung dịch hữu cơ và thu được axit citric.
2. Trong tự nhiên
Axit citric có trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt là cây họ cam quýt. Trong cam và bưởi, nồng độ axit citric rất cao, chiếm đến 8% trọng lượng khô của những loại quả này.
Ứng dụng của axit citric trong thực tiễn
1. Trong sản xuất thực phẩm, nước giải khát
- Axit citric được sử dụng để sản xuất chất bảo quản trong các loại đồ uống đóng chai hoặc các thực phẩm chế biến sẵn đóng gói, nhất là nước giải khát và nó mang mã E330.
- Là phụ gia để tăng cường độ axit, tăng hương vị và chống oxy hóa, kiểm soát nồng độ pH.
- Bổ sung vào rau quả đóng hộp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Là phụ gia để tạo độ chua khi sản xuất rượu vang.
Là phụ gia để tạo độ chua khi sản xuất rượu vang
- Sử dụng như chất thay thế cho giấm, chanh.
- Là thành phần giữ các giọt chất béo tách biệt trong kem.
2. Trong tẩy rửa
- Tính chất đệm của các phức citrat được dùng để hiệu chỉnh độ pH của chất tẩy rửa, xà phòng bằng cách phức hóa các kim loại trong nước cứng, cho phép chất tẩy rửa tạo nhiều bọt hơn, giúp tẩy sạch hơn mà không cần làm mềm nước từ trước.
- Thay thế axit nitric để làm sạch đường ống dẫn trong công nghiệp và công nghệ sinh học.
3. Trong mỹ phẩm, làm đẹp
- Các loại mỹ phẩm chứa axit citric có hiệu quả trong việc loại bỏ các sắc tố gây sạm da và chống oxy hóa.
- Làm chất đệm tăng khả năng hòa tan của bạch phiến nâu.
- Là một axit alpha hydroxy.
- Axit citric là một thành phần tích cực trong lột da hóa học (tẩy da chết) và sản xuất các mô trên khuôn mặt có đặc tính kháng virus.
4. Trong dược phẩm
- Là thành phần chính được thêm vào để ổn định, bảo quản trong các loại thuốc và thực phẩm bổ sung cũng như tăng cường, che dấu mùi vị của các loại thuốc như thuốc nhai hoặc siro để trẻ nhỏ dễ uống hơn.
Axit citric được sử dụng trong các loại thuốc dạng siro
5. Lợi ích của axit citric với con người
- Citrate trong axit citric là phân tử đầu tiên hình thành trong quá trình gọi là chu trình axit citric, giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng.
- Bổ sung khoáng chất giúp tăng cường hấp thụ của cơ thể như canxi, magie.
- Tăng cường hấp thụ các chất bổ sung kẽm.
- Giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận mới và phá vỡ sỏi thận cũ bằng cách làm cho nước tiểu của bạn khó khăn trong việc hình thành sỏi.
Giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận mới
Trên đây là một số thông tin về axit citric là gì? Tính chất và ứng dụng của axit citric mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm nhưng kiến thức hữu ích về hóa chất này và có cách sử dụng sao cho hợp lý.
Từ khóa » độ Ph Của Axit Citric
-
Acid Citric Là Gì? Tính Chất Và Những Công Dụng Hữu ích - GhGroup
-
Độ PH Của Axit Citric Là Gì?
-
Acid Citric - C6H8O7 Là Gì? Tính Chất Lý Hóa, Cách điều Chế & Ứng ...
-
Acid Citric – Wikipedia Tiếng Việt
-
Acid Citric Giảm độ PH Dùng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản - Tép Bạc
-
Citric Acid Là Gì? Acid Citric Mua ở đâu Chất Lượng Trên Toàn Quốc?
-
Citric Acid Là Gì? - Hóa Chất Thí Nghiệm
-
Acid Citric Giảm độ PH Dùng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản - VinaSharp
-
Ưu điểm Và Nhược điểm Của Axit Citric: Axit Citric Có Hại Cho Cơ Thể ...
-
CITRIC ACID - GIẢM PH CHO SẢN PHẨM
-
Những Công Dụng Nổi Bật Của Sản Phẩm Acid Citric
-
Acid Citric Là Gì? Tác Dụng Của Axit Citric Với Da Là Gì?
-
Axit Citric - C6H8O7
-
CITRIC ACID-GIẢM ĐỘ PH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN