Bà Bầu Bị Huyết áp Thấp Có Nguy Hiểm Không? Những điều Mẹ Bầu ...
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Huyết áp thai kỳ bao nhiêu là thấp?
- Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu nào có nguy cơ bị tụt huyết áp?
- Biểu hiện khi mẹ bầu tụt huyết áp
- Cách kiểm soát huyết áp trong thai kỳ
Bà bầu bị huyết áp thấp là tình trạng thường gặp trong thai kỳ không kém gì tăng huyết áp. Vậy chỉ số huyết áp thai kỳ bao nhiêu là thấp? Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Nó ảnh hưởng đến mẹ cũng như thai nhi như thế nào? Trường hợp nào có nguy cơ bị tụt huyết áp? Các biểu hiện của mẹ bầu khi tụt huyết áp cũng như cách kiểm soát huyết áp trong thai kỳ ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin trên giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng này.
Huyết áp thai kỳ bao nhiêu là thấp?
Trước khi tìm hiểu bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không, bạn nên biết thế nào là huyết áp thấp khi mang thai. Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu, và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp thai kỳ được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Tuy nhiên, với một mẹ bầu bình thường khoẻ mạnh, khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp thấp. Nhưng người đó không có triệu chứng gì thì đây không phải là bệnh, mà đó là chỉ số huyết áp bình thường của họ. Chính vì thế, việc chẩn đoán huyết áp thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Dựa vào chỉ số huyết áp bình thường trước đó của người bệnh.
- Tiền sử bệnh.
- Tổng trạng cơ thể.
- Có thể có các triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hay buồn nôn và nôn,…
Xem thêm: Theo dõi huyết áp: Như thế nào cho đúng?
Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Việc bà bầu bị huyết áp thấp cứ kéo dài thường xuyên sẽ rất nguy hiểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng.
Ảnh hưởng đến thai phụ
Khi bị hạ huyết áp khi mang thai, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngất xỉu, truỵ mạch do thiếu lượng oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài ra, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra đột ngột khi mẹ bầu đang đi xe máy trên đường, đang đi bộ hay đi thang máy một mình sẽ khiến cho mẹ bầu có thể bị ngã, chấn thương và có nguy cơ sảy thai.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tim không đủ máu để bơm ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ lượng máu và oxy. Gây nguy hiểm cho thai nhi như thai sẽ chậm phát triển, thai nhẹ cân, sinh non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai chết lưu.
Mẹ bầu nào có nguy cơ bị tụt huyết áp?
Theo các nghiên cứu, đa số các mẹ bầu sẽ có huyết áp thấp trong khoảng 24 tuần đầu. Sau đó chỉ số huyết áp sẽ trở về bình thường. Một vài yếu tố có thể góp phần làm cho huyết áp thấp hơn như:
- Mẹ bầu trước khi mang thai đã có tiền sử bệnh huyết áp thấp không điều trị triệt để.
- Mẹ bầu ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, bỏ bữa ăn, uống ít nước.
- Ngủ không đủ giấc, thức khuya.
- Mẹ bầu có bệnh tim trước đó, bị thiếu máu.
- Đang sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây hạ huyết áp.
Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Biểu hiện khi mẹ bầu tụt huyết áp
Mặc dù hạ huyết áp không quá nguy hiểm như tăng huyết áp. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các biểu hiện khiến mẹ bầu khó chịu. Dưới đây là một biểu hiện khi mẹ bầu bị tụt huyết áp:
- Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi kéo dài.
- Dễ nhầm lẫn, mất tập trung.
- Buồn nôn, nôn.
- Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.
- Có thể khó thở.
- Da lạnh, nhợt nhạt.
- Vấn đề về thị lực như nhìn mờ.
- Lo âu.
- Thường khát nước, ngay cả khi vừa uống trước đó.
- Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp thấp và tăng các triệu chứng ốm nghén.
Cách kiểm soát huyết áp trong thai kỳ
Sau khi đã biết việc bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không, bạn nên biết rằng việc kiểm soát tốt huyết áp sẽ giúp cho mẹ và bé được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Sau đây là một số phương pháp giúp kiểm soát và ổn định huyết áp.
Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước rất tốt cho mẹ bầu và em bé. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp huyết áp ổn định hơn.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Không được bỏ bữa ăn trong ngày. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tránh để tình trạng bị đói.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Các mẹ bầu không nên thức khuya, nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày.
Không thay đổi tư thế đột ngột
Mẹ bầu không nên đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách đột ngột. Vì như vậy cơ thể chưa kịp thích nghi dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ
Các mẹ bầu tránh gây căng thẳng hay stress. Luôn luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Khám thai định kỳ
Nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng em bé cũng như sức khỏe của mẹ.
Tóm lại, tụt huyết áp khi mang thai là một tình trạng thường gặp và cũng khá nguy hiểm. Chúng có thể gây cho mẹ bầu các triệu chứng phiền toái, khó chịu. Chính vì thế chúng ta cần nắm rõ hơn để khắc phục tình trạng bệnh.
Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không. Cũng như những thông tin về tình trạng hạ huyết áp. Nếu các bạn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Từ khóa » điều Trị Huyết áp Thấp Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Như Thế Nào Bạn đã Biết Chưa
-
Tụt Huyết áp Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Vinmec
-
Huyết áp Thấp Khi Mang Thai - Nguyên Nhân, điều Trị Và Khắc Phục
-
Huyết áp Thấp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
-
Lưu ý Tình Trạng Huyết áp Thấp ở Mẹ Bầu
-
Tụt Huyết áp ở Phụ Nữ Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định
-
TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI ...
-
Mẹ Bầu Bị Tụt Huyết áp Nên Làm Gì? - Mang Thai - Hello Bacsi
-
Tăng Huyết áp Trong Thai Kỳ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách Chăm Sóc Bà Bầu Huyết áp Thấp - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Huyết áp Thấp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Thai Phụ Và Các Vấn đề Về Huyết áp
-
Mức Huyết áp Bình Thường Khi Mang Thai | BvNTP
-
Dấu Hiệu Bà Bầu Bị Tụt Huyết áp Và Cách Xử Lý