Dấu Hiệu Bà Bầu Bị Tụt Huyết áp Và Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Cải thiện bệnh huyết áp thấp khi mang thai
12 Điều giúp bạn trở thành bà bầu hạnh phúc và khỏe mạnh
7 chất bổ sung an toàn và cần thiết khi mang thai
Dấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp và cách xử lý(13/05/2022)
Tụt huyết áp trong khi mang thai là tình trạng khá thường gặp ở nhiều mẹ bầu và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của các mẹ. Tìm hiểu dấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp giúp các mẹ có cách xử lý phù hợp.
Rate this postDấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp khi mang thai
Huyết áp là áp lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu ra hệ thống tuần hoàn và là chỉ số phản ánh sức khoẻ của mẹ và bé. Khi huyết áp tụt xuống đột ngột sẽ khiến cơ thể của mẹ cảm thấy khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Một số dấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp khi mang thai mà các mẹ nên lưu ý gồm:
- Chóng mặt, choáng váng: Mẹ bầu hay bị chóng mặt, choáng váng nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột, đừng lên ngồi xuống.
- Da xanh tái nhợt nhạt: Da sần sùi nhợt nhạt, nhất là tay và chân rất lạnh.
- Thở dốc, dễ mất sức khi làm việc nặng
- Nôn và buồn nôn
- Thở gấp, thở nhanh hoặc nông, cảm thấy hơi thở nóng.
- Dễ ngất xỉu
- Mệt mỏi kéo dài
Trong đa số trường hợp huyết áp thấp khi mang thai không gây ra vấn đề gì lớn và huyết áp sẽ ổn định trở lại ở những giai đoạn tiếp theo của thai kì. Tuy nhiên, các mẹ bị huyết áp thấp bệnh lý thì hết sức cẩn thận bởi trường hợp này tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Tụt huyết áp là tình trạng thường gặp khi mang thai
Bà bầu bị tụt huyết áp cần làm gì?
Để tránh những ảnh rủi ro không đáng có khi bị huyết áp thấp gây nên, các mẹ bị huyết áp thấp khi mang thi nên chú ý những điều sau:
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Khi bà bầu bị huyết áp thấp khi mang thai cần chú ý hơn nữa đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày sao cho phù hợp. Một số lưu ý trong bữa ăn hằng ngày các mẹ nên nhớ như:
- Ăn đủ các bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa nhất là bữa sáng.
- Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Các mẹ nên ăn đầy đủ các thực phẩm có cả nguồn gốc từ động vậy và thực vật.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng mẹ bầu quá đói, khi ăn lại quá no.
- Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như…. như rượu, bia, cà phê, trà
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng chế độ ăn kết hợp các loại viên uống để bổ sung các vi chất nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng viên sắt bà bầu, canxi và DHA phù hợp, đúng cách cũng giúp các mẹ hấp thu tốt hơn.
Bộ 3 bổ sung canxi, DHA, axit folic và sắt cho bà bầu chính hãng từ châu Âu
Uống đủ nước
Theo chuyên gia, các mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nhờ đó có thể khắc phục tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Ngoài nước lọc, chị em có thể uống thêm nước ép trái cây tươi, nước canh, trà thảo mộc….. để bổ sung nước cho cơ thể.
Ngủ đủ và đúng giờ
Ngủ đủ và đúng giờ là một trong những biện pháp cải thiện huyết áp thấp hiệu quả. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày cũng giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn tránh tình trạng hạ huyết áp.
Thức quá khuya, sử dụng điện thoại quá muộn hoặc uống sắt buổi tối… có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng tới giấc ngủ sau này.
Ngủ đủ và đúng giờ là một trong những biện pháp cải thiện huyết áp thấp hiệu quả
Không thay đổi tư thế đột ngột
Mẹ bầu nên thực hiện mọi hành động thật chậm rãi, chú ý không nên thay đổi tư thế cơ thể quá đột ngộ. Hạn chế đứng một chỗ trong thời gian dài vì lúc này máu dễ dồn xuống chân gây chóng mặt, tụt huyết áp.
Nếu cảm thấy dường như sắp ngất, các mẹ nên ngồi hoặc nằm xuống nhẹ nhàng, hít thở đều và sâu. Khi nằm các mẹ nằm nghiêng bên trái thay vì nằm nghiêng bên phải cũng có thể giúp tăng lưu lượng máu đến tim. Bên cạnh đó không nên làm việc quá sức, hoạt động nặng gây mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến tụt huyết áp.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột trong thai kì
Khám thai định kì
Khám thai định kỳ và thường xuyên để theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện những triệu chứng huyết áp thấp thai kỳ. Các mẹ có tiền sử bị huyết áp thấp cần nhớ rõ những mốc khám thai của mình để bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Bà bầu bị tụt huyết áp khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm không kém gì tăng huyết áp. Do đó các mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu trên để biết bà bầu bị tụt huyết áp nên làm gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ có cái nhìn đúng đắn về tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh!
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Quét mã QR ZALO |
- Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
- Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
- Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
- Gold DHA: 480.000đ/Hộp
- Prenalen: 140.000đ/Hộp
- Liên hệ
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ
Các bài viết khácThời gian chuyển dạ sinh con rạ là bao lâu?
Sinh con rạ có rạch tầng sinh môn không?
5 dấu hiệu sắp sinh con rạ mẹ nên biết
Suy nhược cơ thể khi mang thai: dấu hiệu và cách cải thiện
Sinh con rạ sớm hay muộn hơn ngày dự sinh?
Bà bầu uống canxi bao nhiêu là đủ?
- Cẩm nang bà bầu
- Mới nhất
- Zalo
Từ khóa » điều Trị Huyết áp Thấp Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Như Thế Nào Bạn đã Biết Chưa
-
Tụt Huyết áp Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Vinmec
-
Huyết áp Thấp Khi Mang Thai - Nguyên Nhân, điều Trị Và Khắc Phục
-
Huyết áp Thấp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?
-
Lưu ý Tình Trạng Huyết áp Thấp ở Mẹ Bầu
-
Tụt Huyết áp ở Phụ Nữ Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định
-
TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI ...
-
Mẹ Bầu Bị Tụt Huyết áp Nên Làm Gì? - Mang Thai - Hello Bacsi
-
Tăng Huyết áp Trong Thai Kỳ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bà Bầu Bị Huyết áp Thấp Có Nguy Hiểm Không? Những điều Mẹ Bầu ...
-
Cách Chăm Sóc Bà Bầu Huyết áp Thấp - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Huyết áp Thấp Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Thai Phụ Và Các Vấn đề Về Huyết áp
-
Mức Huyết áp Bình Thường Khi Mang Thai | BvNTP