Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập Trang 2 - VBT Đạo Đức - Tìm đáp án,
Có thể bạn quan tâm
Bài tập 1
Trong giờ kiểm tra Toán, thấy Bình không làm được bài, Toàn có ý định cho Bình chép bài của mình.
- Theo em, Bình có thể có những cách ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
- Nếu là Bình, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Theo em, Bình có thể có những cách ứng xử như sau trong tình huống đó:
+ Chép bài của Toàn để hoàn thành bài kiểm tra
+ Không chép bài của Toàn, tự mình cố gắng làm bài dù có thể sẽ nhận điểm thấp.
- Nếu em là Bình em sẽ không chép bài của Toàn bởi vì chúng ta cần phải trung thực trong học tập, dẫu có bị điểm kém thì đây cũng sẽ là bài học nhắc nhở chúng ta cần chăm chỉ và nỗ lực hơn nữa trong học tập.
Bài tập 2
Em hãy khoanh vào chữ cái trước những biểu hiện của trung thực trong học tập.
a) Giờ Khoa học, cô giáo yêu cầu mỗi bạn gieo hạt đỗ, theo dõi và ghi lại sự thay đổi của hạt đỗ để tuần sau mang đến lớp nộp. Tuấn không làm mà xin cốc đỗ thừa của bạn Lan mang đến lớp nộp cho cô giáo.
(b) Cô giao bài tập về nhà. Vì bài tập khó nên Quân nhờ bố giảng và hướng dẫn cách làm bài. Sau đó bạn tự làm lại lần nữa để hiểu bài hơn.
c) Đầu giờ học, bạn tổ trưởng kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và yêu cầu các bạn chưa làm bài tập giơ tay. Thuận quên chưa làm bài tập nhưng cũng không giơ tay.
Lời giải chi tiết:
Những biểu hiện của trung thực trong học tập đó là:
(b) Cô giao bài tập về nhà. Vì bài tập khó nên Quân nhờ bố giảng và hướng dẫn cách làm bài. Sau đó bạn tự làm lại lần nữa để hiểu bài hơn.
Bài tập 3
Em hãy tự liên hệ và ghi những việc em đã làm thể hiện sự trung thực trong học tập
Lời giải chi tiết:
Những việc em làm để thể hiện sự trung thực trong học tập đó là:
- Không gian dối trong học tập và thi cử
- Nỗ lực học tập và cố gắng đạt mọi thành tích bằng chính khả năng của mình
Bài tập 4
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a) Em nhìn thấy bạn Nam chép bài của bạn Hằng trong giờ kiểm tra môn Tiếng Việt.
b) Em biết Bích chép bài của bạn trong giờ kiểm tra nên được điểm cao và được cô giáo khen.
c) Bạn giận em vì đã không cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
Lời giải chi tiết:
a) Em nhắc nhở hai bạn nghiêm túc làm bài kiểm tra. Sau giờ kiểm tra, em sẽ tìm cách trò chuyên với Nam để hiểu câu chuyện và giúp đỡ bạn nếu cần thiết.
b) Em khuyên Bích nên trung thực trong học tập.
c) Em sẽ xin lỗi bạn nhưng đồng thời cũng nêu rõ quan điểm của mình rằng học sinh nên trung thực trong học tập và thi cử. Đồng thời cũng tìm cách trò chuyện và giúp đỡ Bích nếu bạn gặp khó khăn trong học tập.
Bài tập 5
Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để hoàn chỉnh một câu nói về chủ đề “Trung thực trong học tập”.
Lời giải chi tiết:
Bài tập 6
Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Muốn trung thực trong học tập cần phải tự học bài.
b) Không nên giấu dốt, chỗ nào chưa hiểu nên hỏi bài bạn bè và thầy, cô giáo.
c) Khi bạn nhờ hướng dẫn, giải thích bài nên vui vẻ, tận tình giúp bạn.
d) Nếu bạn bè và cô giáo không biết về hiện tượng không trung thực trong học tập thì không cần thiết phải nói ra.
đ) Người trung thực trong học tập là người có lòng tự trọng và dũng cảm.
e) Người trung thực trong học tập là người ham học hỏi, luôn muốn tiến bộ và tự lập.
Lời giải chi tiết:
Những ý kiến em tán thành: a, b, c, đ, e
Những ý kiến em không tán thành: d
Từ khóa » Cách Tính Trung Thực Trong Học Tập
-
Trung Thực Trong Học Tập Và Thi Cử Vấn đề Cần Suy Nghĩ
-
[Sách Giải] Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Của Học Sinh Trong Việc Thi Cử
-
Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 1. Trung Thực Trong Học Tập - TopLoigiai
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Của Học Sinh Trong Học Tập Thi Cử
-
Giáo Dục Tính Trung Thực Cho Học Sinh Tiểu Học - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Hay Nhất (22 Mẫu) - Văn 9
-
Trình Bày Suy Nghĩ Về Vấn đề Trung Thực Trong Học Tập Và Thi Cử
-
Những Biểu Hiện Của Tính Trung Thực Trong Học Tập
-
Giải Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập - Đạo đức 4, Trang 3 Sgk - Tech12h
-
Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Vấn đề Trung Thực Trong Học Tập Và Thì ...
-
Giáo án Lớp 4: Đạo đức: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP Pot
-
Ý NGHĨA CỦA ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI ...
-
Lí Thuyết Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập | SGK Đạo đức Lớp 4