Nghị Luận Về Tính Trung Thực Của Học Sinh Trong Học Tập Thi Cử
Có thể bạn quan tâm
Trung thực là đức tính tốt đẹp và quý báu của con người, hãy viết bài văn nghị luận về tính trung thực của lứa tuổi học sinh hiện nay. Bài văn của tác giả Nguyễn Hoa rất mong nhận được nhiều sự đón nhận của các bạn học sinh.
Bài văn nghị luận về tính trung thực
Sinh thời William Shakespeare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thưc.” Thật vậy, lòng trung thực có giá trị rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Lòng trung thực là nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách , là thước đo phẩm giá mỗi người và là đức tính tốt đẹp ai ai cũng cần có.
Trung thực là đức tính quý báu của con người. Trung xuất phát từ trung nghĩa, thẳng thắn, còn thực có nghĩa là thật thà, ngay thẳng. Người trung thực là người luôn nói những điều đúng đắn, chính xác, không lừa người dối lòng, một lòng liêm khiết.
Lòng trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với môi người. Lòng trung thực là phương diện để ta nhìn vào đánh giá một con người. Nếu người đó là người trung thực, thẳng thắn ắt sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng. Lòng trung thực sẽ tạo nên uy tín của bản thân trong môi trường xã hội. Ai ai cũng muốn trở thành bạn bè, thành đối tác của bạn. Điều này sẽ giúp chúng ta học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích, gặt hái được nhiều thành công trên con đường tương lai. Rèn luyện đức tính cần thiết cũng chính là giúpbản thân mình trưởng thành hơn trog cả suy nghĩ và hành động, từ đó sẽ dần hoàn thiệ chính mình, tránh được nhiều điều xấu xa, cám dỗ.
Cuộc sống đa chiều, ở mảnh ghép nào cũng cần đến sự xuất hiện của lòng trung thực. Tuy nhiên với mỗi hoàn cảnh khác nhau, lòng trung thực lại có những biểu hiện khác nhau. Ta có thể lấy ví dụ như sau. Trong môi trường giáo dục lòng trung thực được thể hiện qua việc các học sinh học thật, thi thật, không gian dối, thái độ sai, không chạy chọt; điêm số được đánh giá đúng đắn quan lực học và ý thức rèn luyện. Trong kinh doanh, những cơ sở sản xuất có giấy phép đúng đắn sản xuất các loại mặt hàng chất lượng, không gian lận trốn thuế, đó chính là lòng trung thực,…Dù có biểu hiện ra sao thì cốt lõi lòng trung thực đó vẫn là sự trọn vẹn của sự thật.
✅ Xem thêm >>> Dàn ý nghị luận về tính trung thựcNói về lòng trung thực ta hẳn còn nhớ đến câu chuyện cổ tích Ba lưỡi rừu trong văn học dân gian. Với lòng trung thực chỉ nhận đúng chiếc rừu sắt của mình không tham lam nhận rưu vàng rừu bạc, chàng đã khiến ông bụt thán phục trao tặng cho chàng tiều phu cả hai chiếc rừu trên. Đó còn là hình ảnh đẹp đẽ của ba em học sinh Hồ Sỹ Tiến, Nguyễn Đăng lương và Lê Đăng Mạnh, dù gia đình còn nhiều khó khăn nhưng khi nhặt được 30 triệu đồng các em đã tìm và trả tận tay người đánh mất. Hành động của những con người ấy thật đẹp, thật đáng biểu dương.
Tuy nhiên bên cạnh những tấm gương sáng như thế trong cuộc sống hiện nay vẫn còn không ít những trường hợp đi ngược lại với lòng trung thực. Điển hình đó là vấn nạn học hộ, thi hộ còn tồn tại ở không ít các trường đại học. Có những khi vấn nạn này trở nên nóng bỏng và thật khó để xử lí triệt để. Một tình trạng phổ biến hơn đó là việc những nhà sản xuất, những lái buôn sử dụng các chất bảo quản tẩm ướt vào thực thẩm, rau củ quả để trở nên tươi ngon rồi tuồn ra thị trường để bán cho người tiêu dùng. Khi được các cơ quan chức năng kiểm tra thì đưa ra những giấy tờ giả mạo che mắt. Họ vì cái lợi ích vật chất cá nhân mà không tiếc đến việc tổn hại sức khỏe, tính mạng đồng bào mình. Đó còn là thực trạng sai sót điểm thi Quốc Gia tại tỉnh Hà Giang trong khoảng thời gian qua, những điểm số 1-2 được khai vống lên đến 9-10. Rồi bạo lực học đường được nhà trường bưng bít,…Bao điều đáng nói, bao cái phải lên án và phê phán.
Trung thực là tốt nhưng trong một vài trường hợp ta cũng phải cân nhắc đến sự cần thiết của tính trung thực. Đối với bí mật quốc gia, bí mật công ty, những bí mật không được tiết lộ ra ngoài thì ta phải xem xét, lúc này nếu đúng như tinh thần của đức tính trung thực thì có thể dẫn đến những hậu họa không thể lường trước, gây thiệt hại cho những người xung quanh.
Trung thực, thẳng thắn, thật thà là một trong năm điều Bác Hồ gửi gắm lại thế hệ trẻ. Là những mầm non tương lai của đất nước, chúng ta lại càng phải thấm nhuần tư tương ấy. Cố gắng học tập tốt rèn luyện đạo đức, học thật thi thật, lễ phép, nghe lời; không được nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè là những việc nhỏ nhặt nhất mà chúng ta cần rèn luyện. Từ trung thực trong việc nhỏ nhặt cho đến trung thực trong việc lớn lao hơn. Lâu dần trung thực sẽ trở thành thói quen của bản thân từ đó bản thân sẽ dần càng hoàn thiện hơn, trở thành công dân có ích, đóng góp cho xã hội và cộng đồng.
Một trái tim nhiệt thành, một tấm lòng trung thực sẽ là đôi cánh sức mạnh để bạn vững bước tương lai. Hãy sống sao cho đủ trung thực để rồi khi ngoảnh mặt nhìn lại ta sẽ không cảm thấy lỡ tiếc hay hối hận muộn màng bất cứ điều gì. Hãy sống để thấy rằng bản thân thật đáng sống và thật có ý nghĩa.
Đọc thêm:
- Nghị luận về bạo lực học đường
- Nghị luận về tinh thần tự học
Bài văn nghị luận về tính trung thực độc quyền trên dafulbrightteachers.org, các bạn không chép toàn bộ mà chỉ nên sử dụng làm yếu tố tham khảo thôi nhé.
Nghị Luận -Nghị luận về ý chí nghị lực sống lớp 8, 10
Dàn ý tinh thần tự học Văn 9
Nghị luận về sách giá trị việc đọc sách
Nghị luận về thực phẩm bẩn hiện nay
Dàn ý nghị luận về ô nhiễm môi trường sống
Nghị luận về sự tự tin, đức tính tự tin trong cuộc sống
Nghị luận về cách ăn mặc học sinh hiện nay
Từ khóa » Cách Tính Trung Thực Trong Học Tập
-
Trung Thực Trong Học Tập Và Thi Cử Vấn đề Cần Suy Nghĩ
-
[Sách Giải] Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Của Học Sinh Trong Việc Thi Cử
-
Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 1. Trung Thực Trong Học Tập - TopLoigiai
-
Giáo Dục Tính Trung Thực Cho Học Sinh Tiểu Học - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Hay Nhất (22 Mẫu) - Văn 9
-
Trình Bày Suy Nghĩ Về Vấn đề Trung Thực Trong Học Tập Và Thi Cử
-
Những Biểu Hiện Của Tính Trung Thực Trong Học Tập
-
Giải Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập - Đạo đức 4, Trang 3 Sgk - Tech12h
-
Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Vấn đề Trung Thực Trong Học Tập Và Thì ...
-
Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập Trang 2 - VBT Đạo Đức - Tìm đáp án,
-
Giáo án Lớp 4: Đạo đức: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP Pot
-
Ý NGHĨA CỦA ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI ...
-
Lí Thuyết Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập | SGK Đạo đức Lớp 4