Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 1. Trung Thực Trong Học Tập - TopLoigiai

Mục lục nội dung Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 1. Trung thực trong học tậpTrả lời phần Câu hỏiGiải phần Bài tập

Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 1. Trung thực trong học tập

Trả lời phần Câu hỏi

Câu 1 trang 3 Đạo Đức 4:

Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?

Lời giải:

Long sẽ có hai cách giải quyết là:

Nhận với cô giáo là hôm qua mình mải chơi mà quên chưa sưu tầm tranh ảnh.

Bảo với cô giáo là đã làm nhưng để quên ở nhà.

Câu 2 trang 3 Đạo Đức 4:

Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?

Lời giải:

Nếu em là Long em sẽ thú nhận với cô giáo là chưa sưu tầm do mải chơi và hứa sẽ nộp bù vào ngày hôm sau, hứa sẽ không tái phạm.

Bởi vì trung thực là một đức tính cần thiết của con người.

Giải phần Bài tập

Bài 1 trang 4 Đạo Đức 4:

Theo em, trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập?

a) Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

b) Không làm Bài mà mượn vở của bạn để chép.

c) Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

d) Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.

Lời giải:

Những việc làm thể hiện tính trung thực: c

Bài 2 trang 4 Đạo Đức 4:

Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây (tán thành, phân vân hay không tán thành):

a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.

b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.

c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng

Lời giải:

a) Không tán thành.

Bởi trung thực trong học tập có thể thiệt về điểm số, nhưng bù lại ta sẽ rèn luyện được đức tính trung thực vô cùng quý báu.

b) Phân vân.

Do thiếu trung thực cũng có nhiều loại khác nhau và không đến mức là giả dối.

c) Tán thành.

Bài 3 trang 4 Đạo Đức 4:

Em sẽ làm gì nếu:

a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra?

b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi?

c) Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?

Lời giải:

a) Em sẽ chấp nhận điểm kém và tự hứa lần sau sẽ cố gắng hơn trong học tập để không bị điểm kém.

b) Em sẽ thưa với cô rằng cô đã ghi nhầm điểm

c) Không cho bạn chép bài mặc cho bạn có thể sẽ giận mình do đó là thiếu trung thực trong học tập

Bài 4 trang 4 Đạo Đức 4:

Em hãy kể lại những mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết.

Lời giải:

Nguyễn Quốc Trinh và Nguyễn Đình Trụ là hai anh em ruột đều học giỏi, đến kì thi, Đình Trụ làm được bài còn Quốc Trinh học sách khác nên không làm được, Đình Trụ hứa chỉ cho anh nhưng Quốc Trinh không đồng ý và bỏ về, khoa sau thi đỗ trạng nguyên.

Bài 5 trang 4 Đạo Đức 4:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề “Trung thực trong học tập”.

Lời giải:

Cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề “Trung thực trong học tập”.

Bài 6 trang 4 Đạo Đức 4:

Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Nếu có, bây giờ em nghĩ lại thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống tương tự như vậy?

Lời giải:

- Trong cuộc đời học sinh chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần thiếu trung thực trong học tập, và em cũng không ngoại lệ.

- Em thấy chuyện thiếu trung thực trong học tập là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được. Một phần là do tâm lí điểm của người Việt Nam và áp lực lên đầu con cái vì điểm.

- Thế nhưng nếu được làm lại em sẽ cố gắng học tập hơn để không phải gian lận, không thẹn với lương tâm của mình.

Từ khóa » Cách Tính Trung Thực Trong Học Tập