Nghị Luận Về Tính Trung Thực Của Học Sinh Trong Việc Thi Cử
Có thể bạn quan tâm
» Nghị Luận » Nghị luận về tính trung thực của học sinh trong việc thi cử
Nghị luận về tính trung thực của học sinh đặc biệt là trong vấn đề thi cử luôn được đề cao, theo dõi để biết cách nghị luận về tính trung thực.
Trung thực là một đức tính quý báu của mỗi con người. Trung thực được thể hiện ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đối với học sinh, tính trung thực được biểu hiện nhiều ở hoạt động thi cử và học tập. Dưới đây là bài văn nghị luận về tính trung thực của học sinh trong học tập và thi cử chi tiết và hay nhất.
Nghị luận về tính trung thực của học sinh
Trung thực là đức tính tốt đẹp mà mỗi con người nên có. Người trung thực luôn được mọi người quý mến và giúp đỡ. Ở lứa tuổi học sinh, lòng trung thực được biểu hiện trong quá trình học tập và thi cử. Có thể nói, trung thực là nhân tố quan trọng quyết định đến việc hình thành nhân cách, phẩm giá của mỗi người.
Chúng ta luôn đề cao tính trung thực của mỗi người. Trung được lấy trong cụm từ trung nghĩa, ngay thẳng. Thực là thật thà, ngay thẳng, thẳng thắn. Người trung thực chỉ làm những điều mình cho là đúng đắn. Dám đứng ra thừa nhận sai lầm, chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm.
Trong học tập, trung thực lại càng đáng được quan tâm. Lứa tuổi học sinh còn nhiều thiếu sót, cần được dạy dỗ. Nếu như ngay từ nhỏ, các em không rèn luyện được đức tính này thì khi ra đời hẳn sẽ dễ sa ngã.
Có rất nhiều câu chuyện bàn về lòng trung thực của con người. Trong văn học, có thể nhắc đến câu chuyện Ba lưỡi rìu. Chàng trai trẻ làm rớt lưỡi rìu bằng sắt xuống sông. Ông bụt hiện lên và đưa ra ba lựa chọn là ba lưỡi rìu bạc, vàng và sắt. Nhưng với bản tính trung thực sẵn có, anh chỉ dám nhận lại cây rìu sắt của mình. Cảm phục trước thái độ của anh, ông bụt đã tặng anh cả hai lưỡi rìu trên. Ngoài cuộc sống kia, còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh nhưng nhặt được của rơi vẫn trả về chủ cũ. Rõ ràng, họ có thể chiếm đoạt làm của riêng mình. Nhưng tại sao họ không làm vậy? Há chẳng phải là vì lòng trung thực hay sao?
Trong học tập, người ta còn nhắc nhiều đến tính trung thực của học sinh. Đó là việc tổ chức học thật, thi thật, không có dấu hiệu mua điểm, chạy điểm. Thành tích bạn đạt được phải dựa trên sự nỗ lực, cố gắng của chính bạn.
Tuy nhiên, không phải trung thực lúc nào cũng tốt. Cái quan trọng là bản thân mỗi người cần biết nhận diện vấn đề, cân nhắc với câu trả lời của mình. Ví như các bí mật liên quan đến công ty, quốc gia thì cần phải cân nhắc kỹ. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được.
Bên cạnh những người có đức tính trung thực thì đâu đó vẫn có những mặt trái của nó. Vụ việc nâng điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại Bắc Giang là một ví dụ điển hình. Những người đứng đầu ngành giáo dục đã vì lợi ích cá nhân, nâng điểm cho nhiều học sinh. Đây là tiêu cực, là biểu hiện của sự thiếu tính trung thực trong học tập, thi cử. Sự việc được lên án gay gắt và giá trị của chính những người đó bị hạ thấp. Uy tín người xung quanh bị ảnh hưởng.
Trung thực, thật thà là đức tính quý báu nên có của mỗi con người. Người ta thường dựa vào lòng trung thực để đánh giá giá trị của một con người. Nhờ có đức tính này, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Uy tín và vị thế của bạn trong xã hội được nâng cao. Cơ hội được học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích rộng mở. Trung thực giúp bạn nhận thức mọi vấn đề sâu sắc hơn, bản thân sẽ dần trường thành theo thời gian. Quan trọng hơn hết, rèn luyện tính trung thực giúp hoàn thiện bản thân mỗi ngày, tránh khỏi cám dỗ, xấu xa đang rình rập ngoài kia.
Hiểu được vị trí, vai trò của đức tính trung thực, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính quý báu này. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy học cách trung thực với kết quả của mình. Tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Tôn trọng, lễ phép và vâng lời thầy cô giáo, người thân. Tính trung thực được rèn luyện từ nhỏ sẽ tạo thành thói quen. Bản thân sẽ dần hoàn thiện hơn, trở thành người có ích cho gia đình và cả xã hội.
Trung thực là nền tảng phẩm chất tốt giúp bạn vững bước vào tương lai. Hãy sống trọn con tim này, sống đủ tử tế để không hổ thẹn với chính bản thân mình. Đừng để những hối hận muộn màng còn mãi. Để bản thân không chỉ là người bình thường mà còn phải là người có giá trị.
Nghị luận về tính trung thực của học sinh là một nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn các cấp. Trên đây là bài làm hoàn chỉnh của chủ điểm này. Hy vọng bạn đã có thêm nguồn tham khảo hữu ích để hoàn thiện bài viết của mình hơn.
- Xem thêm: Nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
Nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
Dàn ý bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội chi tiết
Từ khóa » Cách Tính Trung Thực Trong Học Tập
-
Trung Thực Trong Học Tập Và Thi Cử Vấn đề Cần Suy Nghĩ
-
[Sách Giải] Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập
-
Giải SGK Đạo Đức 4: Bài 1. Trung Thực Trong Học Tập - TopLoigiai
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Của Học Sinh Trong Học Tập Thi Cử
-
Giáo Dục Tính Trung Thực Cho Học Sinh Tiểu Học - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
Nghị Luận Về Tính Trung Thực Hay Nhất (22 Mẫu) - Văn 9
-
Trình Bày Suy Nghĩ Về Vấn đề Trung Thực Trong Học Tập Và Thi Cử
-
Những Biểu Hiện Của Tính Trung Thực Trong Học Tập
-
Giải Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập - Đạo đức 4, Trang 3 Sgk - Tech12h
-
Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Vấn đề Trung Thực Trong Học Tập Và Thì ...
-
Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập Trang 2 - VBT Đạo Đức - Tìm đáp án,
-
Giáo án Lớp 4: Đạo đức: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP Pot
-
Ý NGHĨA CỦA ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI ...
-
Lí Thuyết Bài 1: Trung Thực Trong Học Tập | SGK Đạo đức Lớp 4