Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiếp Theo)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 17 trang 73: Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền.
– Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
– Tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.
Trả lời:
Quy ước gen: A: bình thường; a: bệnh bạch tạng.
Người bị bệnh bạch tạng có kiểu gen aa= 1/10000
– Tần số alen a = √(1/10000) = 1/100
⇒ tần số alen A = 99/100
Thành phần kiểu gen của quần thể:
(99/100)2 AA: (2 x 99/100 x 1/100) Aa: (1/100)2 aa = 1
⇒ (9801/10000) AA: (198/10000) Aa: (1/10000) aa = 1.
– Xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng:
+ Người bình thường có kiểu gen AA = (9801/10000) / (9999/10000) = 99/101
+ Người bình thường có kiểu gen Aa = 2/101
Xác suất sinh con bị bệnh aa từ 2 người bình thường trong quần thể
= (1/101)2 = 1/10201.
Câu 1 trang 73 Sinh học 12: Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.
Trả lời:
– Quần thể ngẫu phối là quần thể sinh vật mà các cá thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách ngẫu nhiên.
– Quần thể ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ⇒ Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
– Quần thể ngẫu phối duy trì tần số các kiểu gen khác nhau ⇒ Duy trì sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 2 trang 73 Sinh học 12: Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Hãy tính tần số của các alen A và a trong quần thể. Cho biết quần thể có cân bằng về thành phần kiểu gen hay không?
Trả lời:
– Thành phần và tỉ lệ kiểu gen của quần thể:
1/10 AA: 1/3 Aa: 17/30 aa = 1
⇒ Tần số alen A= 1/10 + (1/3):2 = 4/15
Tần số alen a = 11/15
Câu 3 trang 74 Sinh học 12: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quần thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể | Tần số kiểu gen AA | Tần số kiểu gen Aa | Tần số kiểu gen aa |
1 | 1 | 0 | 0 |
2 | 0 | 1 | 0 |
3 | 0 | 0 | 1 |
4 | 0,2 | 0,5 | 0,3 |
A. Quần thể 1 và 2.
B. Quần thể 3 và 4.
C. Quần thể 2 và 4.
D. Quần thể 1 và 3.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Câu 4 trang 74 Sinh học 12: Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau? Giải thích.
Trả lời:
– Gen trên nhiễm sắc thể giới tính sẽ không thể cân bằng di truyền sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên khi tần số alen ở hai giới là không như nhau trong thế hệ bố mẹ, vì:
– Trong một quần thể, gen A chỉ có hai alen A và a với tần số alen A và a tương ứng là p và q, thì quần thể được gọi là cân bằng di truyền hay còn gọi là cân bằng Hacđi-Vanbec khi thoả mãn công thức về thành phần kiểu gen như sau:
Thành phần kiểu gen: p2 AA + 2pqAa + q2 aa = 1
Với p2 là tần số kiểu gen AA ; 2pq là tần số kiểu gen Aa còn q2 là tần số kiểu gen aa.
– Trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec không chỉ giới hạn cho trường hợp một 1 gen có 2 alen mà có thể mở rộng cho trường hợp một gen có nhiều alen trong quần thể.
– Để quần thể có thể ở trạng thái cân bằng di truyền được thì cần một số điều kiện sau:
(1) quần thể phải có kích thước lớn;
(2) các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên;
(3) các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên);
(4) đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch.
(5) quần thể phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di nhập gen giữa các quần thể).
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 979
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Công Thức Sinh 12 Bài 17
-
Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Và Quần Thể (tiếp Theo) - Hoc247
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiếp ...
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể Ngẫu Phối
-
Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiếp Theo)
-
Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Và Quần Thể ... - Dạy Học Mới
-
Giải Bài Tập Sinh Học 12 Bài 17. Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể ...
-
Giải Bài 17 Sinh 12: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiếp Theo)
-
Sinh 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (Tiếp Theo) Ngắn Gọn
-
Sinh Học 12 Bài 17. Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiếp Theo) - 123doc
-
Giải Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiếp Theo)
-
Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Và Quần Thể (tiếp Theo)
-
Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Và Quần Thể (tiếp Theo)
-
Sinh Học Lớp 12 - Bài 17 - Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể ( Tiếp Theo )
-
Giáo án Sinh Học 12 Bài 17: Cấu Trúc Di Truyền Của Quần Thể (tiết 2)