Bài 2. Điện Trở – Tụ điện – Cuộn Cảm – Công Nghệ 12: Nêu Kí Hiệu ...

Bài 2 Công nghệ lớp 12: Điện trở – tụ điện – cuộn cảm. Giải câu 1, 2, 3 trang 14. Nêu kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch điện…

Câu 1: Nêu kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch điện.

– Kí hiệu:

– Số liệu kĩ thuật:

a) Trị số điện trở:

+ Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

+ Đơn vị: Ôm (  )

+ 1k =103

+ 1M=106

b) Công suất định mức:

  Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng.

Advertisements (Quảng cáo)

Đơn vị đo là oát : W.

– Công dụng: Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

Câu 2: Nêu kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của tụ điện trong mạch điện.

– Kí hiệu:

– Số liệu kĩ thuật:

Advertisements (Quảng cáo)

a) Trị số điện dung:

   Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.

– Đơn vị đo là fara ( F ). Các ước số :

+ 1 F  =10-6F

+ 1  nF =10-9F

+ 1 pf  = 10-12F.

b) Điện áp định mức: ( Uđm­)

c) Dung kháng của tụ điện:

    \({X_C} = {1 \over {2\pi fc}}\)

– Công dụng:

Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.

Câu 3: Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua?

 Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua cuộn cảm nó giống như chạy qua một dây dẫn kim loại (có điện trở nhỏ).

Khi cho dòng điện xoay chiều đi qua cuộn cảm , cuộn cảm có cảm kháng (do hiện tượng tự cảm). Ta có:

ZL = ωL = 2πfL

Ta thấy dòng điện cao tần có f >> lớn (f →∞) suy ra ZL →∞.

Do có cảm kháng lớn nên cản trở dòng diện cao tần coi như =0.

Từ khóa » Trình Bày Các Số Liệu Kĩ Thuật Của Cuộn Cảm