Bài 2: Điện Trở - Tụ điện - Cuộn Cảm - Hoc24

ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM

I. ĐIỆN TRỞ.(R)

1. Công dụng, cấu tạo.

- Công dụng: làm hạn chế ,điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp.

- Cấu tạo:là một dây dẫn hay bột than phủ lên lõi sứ.

2. Phân loại, ký hiệu.

- Phân loại:để phân loại điện trở dựa vào các yếu tố công suất, trị số và các đại lượng vật lý.

- Ký hiệu: sgk.

3. Số liệu kỹ thuật.

- Trị số: cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.Đơn vị của điện trở là ôm \(\Omega\)

- Công suất dịnh mức: là nói lên mức độ cho phép của điện trở.Đvcs là oát \(\omega\)

II. TỤ ĐIỆN.(C)

1. Công dụng, cấu tạo.

- Công dụng:ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.

- Cấu tạo:gồm hai vật dẫn đặt gần nhau , được ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi.

2. Phân loại , ký hiệu.

- Phân loại:các loại tụ điện phổ biết nhất là tụ giấy, tụ mi ca , ụ nilon, tụ dầu , tụ hóa.

3. Các số liệu kỹ thuật.

- Trị số: là cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

Đơn vị tụ điện: fara (F)

- Điện áp định mức:là trị số lớn nhất cho phép đặt lên tụ điện.

- Dung kháng của tụ điện(\(X_C\))Là đại lượng cản trở dòng điện qua nó.

\(X_C=\frac{1}{2\pi}fC\)

III. CUỘN CẢM (L).

1. Công dụng, cấu tạo.

- Công dụng:dùng để dẩn dòng điện một chiều , ngăn dòng điện cao tần.

- Cấu tạo: dùng dây dẫn quất thành cuộn, bên trong có lõi.

2. Phân loại, ký hiệu.

- Phân loại:cuộn cảm được chia ra các loại như sau cuộn cao tần, cuộn trung tần, cuộn ậm tần.

- Ký hiệu: sgk

3. Số liệu kỹ thuật.

- Trị số điện cảm:là cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

Đơn vị cuộn cảm là henry (H)

- Hệ số phẩm chất:đặc trưng cho sự tiêu hao năng lượng trong cuộng cảm.

\(Q=\frac{2\pi fL}{r}\)

- Cảm kháng của cuộn cảm(XL)

\(X_L=2\pi fL\)

Từ khóa » Trình Bày Các Số Liệu Kĩ Thuật Của Cuộn Cảm