Bài Giảng Công Nghệ 12, Bài 2: Các Linh Kiện điện Trở, Tụ điện, Cuộn ...

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Công nghệ
Thứ sáu, 05/07/2024, 10:45 Bài giảng Công nghệ 12, bài 2: Các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 2017-12-28T08:28:56+07:00 Bài giảng Công nghệ 12, bài 2: Các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm. /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra Thứ năm - 28/12/2017 08:28
  • In ra
Bài giảng Công nghệ 12, bài 2: Các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

I. Mục tiêu

Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được cấu tạo,ký hiệu số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện:Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. I. Chuẩn bị:
  1. Giáo viên:
  • Giáo án, bài giảng.
  • Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy.
  • Một số tụ điện, điện trở, cuộn cảm:
b2a b2b

- Tranh vẽ phóng to các hình 2.2, 2.4, 2.7SGK.

2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Vỡ ghi, SGK. - Một số vật mẫu (nếu có).

II. Tiến trình tổ chức dạy học:

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ:
  • Phương pháp: vấn đáp.
  • Nội dung:
?1.Nêu tầm quan trọng của kỹ thuật điện tử trong kỹ thuật và đời sống. ?2.Dự báo một thiết bị điện tử trong tương lai.
  1. Giới thiệu bài mới:
Mạch điện tử được cấu tạo bởi nhiều linh kiện điện tử, trong đó được chia ra làm hai loại là linh kiện thụ động và linh kiện tích cực. Linh kiện thụ động bao gồm: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, … Linh kiện tích cực bao gồm: diôt, tranzito, tirixto, triac, diac, IC, … Vậy các linh kiện thụ động có công dụng và cấu tạo như thế nào ta vào nội dung bài giảng.
  1. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy và học của GV và HS Nội dung trình bày
Hoạt động 1:
+ Giáo viên đua ra một số mẫu điện trở --> học sinh nhận biết rồi đưa ra : công dụng,cấu tạo, phân loại. (Dùng định luật ohm với các công thức I=U/R và P=R.I2 --> dùng để thay đổi trị số điện trở để miêu tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch - Giáo viên giới thiệu , giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật của điện trở . điện (nếu cần) I.ĐIỆN TRỞ (R) 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng -Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch. b.Cấu tạo - Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lỏi sắt để làm điện trở. c.Phân loại -Điện trở được phân loại theo : + Công suất + Trị số : cố định hoặc có biến đổi +Khi đại lượng vật lí tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi thì được phân loại và gọi tên như sau : - Điện trở nhiệt (thermixto) có 2 loại : @ Hệ số dương : Khi nhiệt độ tăng thì R tăng. @ Hệ số âm: Khi nhiệt độ tăng thì R giảm. - Điện trở biến đổi theo điện áp (varixto):khi U tăng thì R giảm - Quang điện trở:Khi ánh sáng rọi vào thì R giảm d.Kí hiệu : (xem SGK) 2.Các số liệu kĩ thuật của điện trở a.Trị số của điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở . Đơn vị : Ohm (W) b.Công suất định mức (Pđm(W)) :công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy đứt.
Hoạt động 2:
- Giáo viên dùng vật mẫu để đối chiếu với tranh vẽ, rồi nêu: công dụng,cấu tạo,phân loại, kí hiệu -Dùng công thức Xc=1/2PfC(W) rồi thay giá trị f=0 (hz)và f =¥(hz) để giải thích tác dụng của tụ điện trong mạch là chặn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua (bổ sung). + GV giới thiệu. + HS lắng nghe và ghi vào vỡ. + Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của tụ điện. -?Thế nào là điện áp định mức. -HS trả lời: …… - GV nhận xét, giải thích. - Lấy ví dụ làm rõ. II.TỤ ĐIỆN (C) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng - Có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng. b.Cấu tạo - Tụ điện là tập hợp của 2 hay nhiều vật dẩn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi. c.Phân loại - Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực được phân loại : tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dầu, tụ hóa. d.Kí hiệu : (xem SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện a.Trị số điện dung : cho biết khã năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó .Đơn vị :Fara (F) b.Điện áp định mức (Uđm(V)):Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn ,tụ không bị đánh thủng. c.Dung kháng của tụ điện (XC) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó .Xc=1/2PfC(W)
Hoạt động 3:
- Giáo viên dùng vật mẫu để đối chiếu với tranh vẽ, rồi nêu: công dụng,cấu tạo,phân loại, kí hiệu + Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. + Lấy ví dụ làm rõ. III.CUỘN CẢM(L) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng - Dùng để dẩn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng. b.Cấu tạo - Dùng dây dẩn điện quấn thành cuộn cảm . c.Phân loại Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần,cuộn cảm âm tần d.Kí hiệu (xem SGK) 2.Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. a.Trị số điện cảm :cho bbieets khã năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách cuốn dây . Đơn vị : Henry (H). b.Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm .Đó là tỉ số của cảm kháng (điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số f cho trước . Q=2PfL/r c.Cảm kháng của cuộn cảm (XL) : là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó .XL=2PfL
  1. Tổng kết đánh giá : Học sinh trả lời vào bảng sau :
Linh kiện Công dụng Cấu tạo Phân loại Kí hiệu Đơn vị Ghi chú
Điện trở
Tụ điện
Cuộn cảm
+ GV thu phiếu và nhận xét, đánh giá tiết học. 6. Dặn dò + Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. + Học bài và đọc trước bài 3.SGK. + Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
  1. Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2024 (Đề 16)

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2024 (Đề 15)

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Bài giảng Công nghệ 12, bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Bài giảng Công nghệ 9, lắp đặt mạng điện trong nhà: Ôn tập

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Trình Bày Các Số Liệu Kĩ Thuật Của Cuộn Cảm