Bài 2: Hun đúc Văn Hóa Con Người Việt

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế đô thị cuối tuần

Từ làng ra phố

Tiêu điểm

Tiếng dân

Khách mời

Vấn đề đô thị

Kinh tế Dự báo

Chuyên đề văn hóa

Thông điệp từ lịch sử

Xu hướng

Nhìn từ Hà Nội

Vấn đề quốc tế

Tết Nguyên đán cũng là khởi nguồn cho hơn 8 nghìn lễ hội lớn nhỏ trên mảnh đất hình chữ S trải dài suốt một năm. Mỗi lễ hội là một bản sắc riêng, tạo nên vẻ đẹp văn hóa của người Việt.Lễ hội bắt nguồn từ TếtCó thể nói rằng, không một lễ hội nào đối với người Việt sánh được với Tết Nguyên đán về tầm độ rộng lớn của nó. Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng hàng đầu của dân tộc Việt. Ngày Tết là dịp con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn, gắn kết tình gia đình, thân tộc, cộng đồng làng xã, vùng miền và cộng cảm tình yêu quê hương, đất nước. Ngày Tết, ngày Xuân cũng là những ngày nông nhàn của cư dân nông nghiệp, nên cũng là mùa lễ hội.

Lễ hội đền Và, Hà Nội (ảnh chụp trước dịch Covid-19). Ảnh: Văn Phúc
Lễ hội đền Và, Hà Nội (ảnh chụp trước dịch Covid-19). Ảnh: Văn Phúc

Ngày xưa, làng nào cũng có lễ hội Xuân, trong đó mở đầu là tế lễ, rước kiệu, với đặc trưng của mỗi làng xã, nhằm tôn vinh thành hoàng, ca tụng công đức của danh nhân, của những vị thần thánh luôn phù trợ dân làng, phù trì cho “quốc thái dân an”, mang đến cho dân làng niềm tin tâm linh vào một năm mới tốt lành, may mắn và hướng con người đến những hành vi tốt đẹp, thiện lương. Sau lễ là hội với các trò chơi dân gian như đánh đu, đi cà kheo, đánh cờ tướng, chọi gà, vật rồi đua thuyền, thổi cơm thi, chèo hát… mang lại niềm vui, niềm phấn chấn cho cư dân trong làng. Cùng với hội Xuân là tục mừng thọ các cụ cao niên, với tinh thần trọng thọ “kính già, già để tuổi cho”.

Theo thống kê, đến nay Việt Nam có hơn 8 nghìn lễ hội và đều có màu sắc dư âm mang tính khởi nguồn từ Tết Nguyên đán. Ít nhất hai ngàn năm, khi cộng đồng Việt cổ tiếp xúc với âm lịch, Tết Nguyên đán đã được thực hành trong đời sống văn hóa như là thành phần cơ hữu của toàn bộ hệ thống, nó là thời điểm tích lũy, bùng nổ những ứng xử, những thành tựu văn hóa của cả một cộng đồng. Từ một lễ tiết đánh dấu kết thúc vòng quay một năm, bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, Tết ở một số nước phương Đông thực sự đã trở thành một sinh hoạt mang tính lễ hội quan trọng. Đứng trong tổng thể lễ hội, ta có thể có những nhìn nhận đa chiều về Tết Âm lịch.Trải qua diễn trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt cũng như một số dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng… qua các thế hệ đã không ngừng giữ gìn, trao truyền và bồi đắp các lớp văn hóa thông qua thực hành sinh hoạt lễ tiết. Để rồi, Tết Nguyên đán trở thành công đoạn sinh hoạt văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất trong một năm của hệ thống lễ hội/ lễ tiết Việt Nam, góp phần tô đậm cho bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh một cách sinh động nhất cho tinh thần hòa điệu giữa con người và tự nhiên, theo chu kỳ ứng xử với vận hành vũ trụ.Tiếp biến văn hóaCách nay hơn 100 năm, nhà giáo - nhà báo Phan Kế Bính xuất bản cuốn Việt Nam phong tục. Cụ là thế hệ cựu học, tiếp xúc văn minh phương Tây; là thế hệ khai sáng văn hóa tiếp biến Đông - Tây. Trong tác phẩm của mình, cụ Phan Kế Bính viết ở mục Tứ thời tiết lạp: “Mồng Một đầu năm là Tết Nguyên đán. Tết này ăn no hơn cả các tết trong một năm”.Sau khi mô tả Tết từ chuẩn bị đến nghi lễ, ứng xử trong gia đình và xã hội, ở đoạn cuối, cụ viết: “Ở về tỉnh thành Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), lâu nay nhiễm được tân hóa, mấy hôm Tết nhiều nhà xử thanh đạm như thường. Ở Hà Nội, các người có tân học cũng đã chán cái cách ăn Tết của ta lắm, nhưng chưa mấy người khiết nhiên đi được”. "Khiết nhiên", như cụ nói, là cứ theo cái sự thanh khiết, giản dị. Đọc các mục khác ta thấy tư tưởng cụ là hướng theo tinh thần thực nghiệp, tiết kiệm, ôn cố nhưng phải tri tân để xây dựng lối sống mới tiến bộ hơn, bớt những câu nệ cổ hủ của xã hội cổ truyền.Không phải không có những ý kiến đề xuất bỏ Tết âm lịch vì những lý do tiện lợi để quản trị xã hội, hội nhập kinh tế, bước vào thời kỳ phát triển hiện đại. Đó là những ý kiến đáng trân trọng vì họ hướng đến những lợi ích cho cộng đồng. “Tuy nhiên dưới góc nhìn văn hóa với sự tôn trọng đa dạng văn hóa của các cộng đồng, với những giá trị lịch sử tích lũy lâu dài của một cộng đồng có nền văn minh riêng của mình, chúng tôi nhìn nhận Tết như là một di sản văn hóa hàng đầu của dân tộc Việt Nam, xứng đáng được thấu hiểu, bảo tồn, phát huy, phát triển và quảng bá” - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho biết.Tết cho tất cả mọi người sự bao dung rộng lớn nhất. Tất cả mọi người đều có Tết như một lẽ đương nhiên mà vòng quay thời gian cho họ. Lớn bé trẻ già, mọi tư cách công dân, kể cả những trường hợp không còn tư cách đó, vẫn được đón Tết của mình. Tùy từng điều kiện nhưng Tết là lúc người ta bao dung cho mỗi số phận, mỗi mảnh đời được sống trong trời đất này. Không ai tước đoạt được của ai cái tâm thức Tết như một thời điểm người ta nghĩ về cuộc đời, về số phận, về dự định tương lai, về lẽ sống cùng đồng loại.Trong mỗi con người, Tết là dịp người ta thanh toán những nợ nần năm cũ để thanh thản bước sang năm mới: Trước bàn thờ tổ tiên, đối diện với lòng mình, người ta ngẫm về cái được, cái chưa được của năm qua và kỳ vọng vào những thành tựu của năm tới. Dịp Tết, người ta mở rộng lòng đón khách với những ngôn từ lịch sự, chúc tụng nhau có đời sống tốt đẹp hơn. Người ta kiêng nói những điều không thanh nhã trong ngày đầu năm mới. Những thuần phong mỹ tục được phát huy, những hủ tục được khắc phục, một sự tử tế cộng đồng lan tỏa khắp nơi.Trên phương diện cộng đồng, Tết là dịp mà sắc màu được bùng nổ khắp các không gian sống: Trang hoàng nhà cửa, xóm ngõ phố phường; người người cố gắng ăn mặc đẹp hơn, cờ hoa tưng bừng khắp nơi, diễn xướng dân gian được dịp bùng phát. Đó giống như sự bừng tỉnh của đất trời sau một năm lam lũ làm ăn. Yếu tố thực tiễn và yếu tố trình diễn tổng hòa trong dịp Tết. Dọn dẹp, trang trí không gian sống gia đình và làng xã, một mâm cơm cúng, một tiệc trà đãi khách, một lời chào hỏi mời mọc hoặc chúc tụng, một diễn xướng dân gian…, tất cả đều thấm đẫm một tâm thức, một tinh thần trình diễn. Âm thanh, sắc màu, hương vị, động thái, thời trang và lòng người… tạo nên một bản giao hưởng văn hóa thâm trầm về nguồn cội, chan hòa trong giao tiếp, cố kết tình người và kỳ vọng tương lai.(Còn nữa)

Khai phá “mỏ vàng” kinh tế thể thao
Dù bão gió có qua đây...
Phù sa bãi Giữa...
Bài cuối: Lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc
Nâng giá trị thương mại của các giải bóng đá Việt Nam
Bồi thường đất cho người dân thế nào để ngang bằng giá thị trường?
Hà Nội hướng đến mục tiêu phát triển đô thị xanh và bền vững
Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm
Người dân trồng hoa Mê Linh tất bật cho vụ Tết
Đốt lửa trên vỉa hè: Khi văn hóa ứng xử gặp thử thách đời thường
Đừng làm tổn thương vẻ đẹp của công trình công cộng

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Lễ Tết Và Lễ Hội