NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
Có thể bạn quan tâm
MENU ▾
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU▾▾
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức▾▾
- Đảng Bộ
- Ban Giám hiệu
- Công Đoàn
- Đoàn Thanh niên
- Các tổ chuyên môn▾▾
- Tổ Toán
- Tổ Lý
- Tổ Hóa
- Tổ Sinh
- Tổ Tin học
- Tổ Ngữ văn
- Tổ Sử - GDCD
- Tổ Địa lý
- Tổ Anh Văn
- Tổ Thể Dục - GDQP
- Tổ Văn Phòng
- TIN TỨC - SỰ KIỆN▾▾
- Tin tức - Sự kiện
- Tin nhà trường
- Ba công khai
- VĂN BẢN
- ĐẢNG - ĐOÀN THỂ▾▾
- Công tác Đảng
- Công tác Công đoàn
- Công tác Đoàn TNCSHCM
- Công tác Hội Chữ thập đỏ
- CHUYÊN MÔN▾▾
- Đề thi - Đáp án
- Hoạt động Dạy và học▾▾
- Thi Tốt nghiệp THPT
- Bồi dưỡng HSG
- Đổi mới PPDH, KT-ĐG
- Hoạt động NCKH - STEM
- TUYỂN SINH▾▾
- Lớp 10 Năm học 2023-2024
- Đại học, Cao đẳng năm 2023
- THỜI KHOÁ BIỂU
- DS HỌC SINH VẮNG
- LIÊN HỆ
Tết Nguyên Đán được tính từ ngày nào?
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau. Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy. Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh. Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp. Đây cũng là dịp đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn. Điều đó đã trở thành nếp sống, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Cho nên, những ngày trong dịp Tết Nguyên Đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Nguyễn Thị Kim Thùy (ST) Số lượt xem:53369 line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN: lens Hoạt động của học sinh chào mừng ngày 20-11 (28-11-2018) LIÊN KẾT NHANH- Lịch công tác
- Thời khóa biểu
- Kết quả học tập
Trang chủ Đăng nhập |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KON TUM
Cơ quan chủ quản: Trường THPT Kon Tum
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hải Nam - Hiệu trưởng
Địa chỉ: 457 Trần Phú, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum Điện thoại: 02603.862.417 Website: www.thptkontum.edu.vn
© Bản quyền thuộc về Trường THPT Kon Tum
4484676 Tổng số người truy cập: 838 Số người online:
TNC Phát triển:Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Lễ Tết Và Lễ Hội
-
Tết Và Lễ Hội - Báo điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Lễ Tết Và Lễ Hội
-
III. LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI : - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tết Và Lễ Hội | Báo Dân Trí
-
Lễ Tết Và Lễ Hội - TailieuXANH
-
Những Phong Tục Lễ Tết Và Lễ Hội Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam
-
So Sánh Lễ Hội Và Lễ Tết - TaiLieu.VN
-
Bài 2: Hun đúc Văn Hóa Con Người Việt
-
Phong Tục Tết Cổ Truyền Việt Nam | Trường Đại Học Quốc Tế
-
Ý Nghĩa Của Lễ Hội Tết Dân Tộc - Báo Tuổi Trẻ
-
Mùa Xuân... Không Lễ Hội - Báo Thanh Hóa
-
'Lễ Hội', Hay 'Lễ' Và 'Hội' - Vài Lời Bàn Góp
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Sâu Sắc Của Ngày Tết Nguyên Đán
-
Ấm áp Tết Việt - Báo Nhân Dân
-
Độc đáo Lễ Tết Nhảy Của Người Dao Tiền - Ban Dân Tộc
-
Tả Tơi Văn Hoá Lễ Hội - VNU
-
Lễ Hội Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt