Những Phong Tục Lễ Tết Và Lễ Hội Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Tuyển tập những lời chúc tết năm Đinh Dậu 2017 gửi tặng gia đình hay nhất
- Tổng hợp những câu chúc, lời chúc tết bố mẹ hay nhất hiện nay
- Những câu chúc tết, lời chúc tết ông bà hay nhất khi xuân về
- Những lời chúc tết, lời chúc năm mới cho người yêu ấn tượng
- Tổng hợp những câu chúc tết, lời chúc tết năm Mậu Tuất 2018 hay và ý nghĩa nhất
- Những câu chúc năm mới, lời chúc tết bạn bè hay nhất và cực ý nghĩa
- Những câu chúc tết, lời chúc tết bá đạo và hài hước nhất
- Những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đẹp và ý nghĩa
- Những phong tục lễ tết và lễ hội trong văn hóa của người Việt Nam
Tết Nguyên Đán về là lúc mọi người không chỉ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, quây quần bên nhau sau một năm bận rộn. Mọi người cùng nhau sẻ chia những câu chuyện, món ăn, trò chơi và cầu cho năm mới có được nhiều điều tốt lành trong xuân mới và một năm trọn vẹn vận may.
Thông thường ngày Tết sẽ lễ tết và lễ hội tức là hoạt động cũng lễ và vui chơi trong ngày Tết. Các bạn có thể tham khảo những phong tục lễ tết và lễ hội của người Việt nam để hiểu hơn những nét truyền thống của văn hóa dân tộc Việt Nam và đón một năm mới thật vui vẻ, đầm ấm, cầu bình an và may mắn.
Dưới đây là một số phong tục lễ tết và lễ hội trong văn hóa Việt Nam, mời các bạn tham khảo:
1. Phong tục lễ tết và lễ hội Việt Nam
Các phong tục lễ tết và lễ hội là sự kết hợp kinh hoạt của sự linh thiêng (lễ) và các thực tết (Tết, hội) trong đó lễ tết thiên về cúng bái và ăn uống, còn lễ hội thiên về cúng bái và vui chơi. Trong đó:
Lễ Tết duy trì quan hệ tôn ti (trên dưới) giữa các thành viên trong gia đình. Lễ Tết phân bố theo thời gian.
Lễ hội duy trì quan hệ dân chủ (bình đẳng) giữa các thành viên trong làng xã và liên kết các lứa đôi thành những gia đình mới. Lễ hội phân bố theo không gian.
Những phong tục lễ tết và lễ hội trong văn hóa của người Việt Nam
2. Phong tục lễ tết Việt Nam
Lễ Tết Việt Nam gồm có 2 hoạt động chính là “Lễ” và “Tết”.
Phần Lễ: mang nghĩa cầu xin và tạ ơn thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Trong lễ này người ta thường cúng bái tổ tiên,… tỏ lòng tôn kính và cảm ơn sau một năm bảo trợ
Phần Tết: là phần ăn uống, ẩm thực, cùng nhau tận hưởng thành quả của một năm (Ăn tết).
2.1. Phong tục lễ tết Việt Nam trước và trong thời điểm giao thừa
Dưới đây là một số phong tục lễ tết Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán cơ bản và quan trọng, phổ biến ở nhiều vùng miền bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Lễ Tết ông Công, ông Táo (23/12 Âm lịch) hàng năm: tiễn ông táo lên trời báo các các công việc của gia chủ trong 1 năm qua. Lễ thường có hoa quả, bánh kẹo, đồ mặn và 3 con cá chép… đưa ông về trời.
- Giao thừa: Vào thời điểm trước trong và sau giao thừa người ta thường có một số lễ cúng với mong ước những điều tốt đẹp trong năm mới.
- Lễ Trừ tịch: Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Do đó thời điểm này nhân dân thường làm lễ Trừ tịch với ý nghĩa xóa bỏ những điều xấu của năm cũ và đón năm mới tốt đẹp.
Lễ này thường còn được gọi là lễ “khu trừ ma quỷ” và bắt đầu cử hành vào lúc giao thừa.
- Sửa lễ giao thừa: Đây là lễ mà người ta thường cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm làng và tư gia. Với lễ được sắp đặt ngoài trời với 1 chiếc hương án được kê ra, có bình hương, hai ngọn đèn dầu (hoặc nến). Một chiếc thủ lợn (con gà), bánh chưng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hoa quà, vàng mã và có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển.
- Lễ cúng Thổ Công: Sau khi cúng giao thừa xong thì các gia đình cũng cúng thủ công với lễ vật tương tự như trên để tạ ơn vị thần cai quản đất nhà.
Phong tục lễ tết Việt Nam trước và trong thời điểm giao thừa
2.2. Phong tục lễ tết Việt Nam khi xuân đến
Khi xuân đến phong tục lễ tết Việt Nam cũng có nhiều điểm nét văn hóa ấn tượng
- Lễ chùa, đình, đền (cầu xin may nắm, rút quẻ đầu năm)
- Xuất hành: chọn hướng tốt đề xuất hành, đi đúng hướng, giờ để gặp may mắn…
- Hái lộc: sau khi đón giao thừa thì bắt đầu đi lễ đình, chùa, miếu, mạo mọi người sẽ hại một cành cây nhỏ đem về như lộc của Thần bạn và mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi cành khô. Tục lệ này thường có ở miền bắc còn miền Trung thì khôn.
- Hương lộc: tức là thay vì hái cây người ta sẽ đốt năm hương ở chùa và đứng lạy tạ rồi mang về cắng vào bình hương bàn thờ nhà mình để mong được phì hộ.
- Xông nhà: chọn người hợp tuổi với gia chủ để tới xông nhà năm mới (người đầu tiên tới chúc tết gia đình) để mang lại may mắn.
3. Phong tục lễ tết lễ hội Việt Nam
Đầu xuân thường có các lễ hội chào mừng năm mới cũng với ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành đến với gia đình, làng xã trong năm mới. Trong phong tục lễ tết và lễ hội Việt Nam thì chia thành phần lễ và phần hội. Trong đó, phần “Lễ” chủ trọng về cúng bái và phần “Hội” trú trọng đến các hoạt động vui chơi giải trí hết sức phong phú trông tổng thể lễ hội.
3.1. Phần lễ trong phong tục lễ hội đầu xuân
Thông thường trong lễ hội ngày Tết Việt Nam thường có các phần lễ chủ đạo sau:
- Lễ Khai hạ: Đây là lễ được tổ chức vào ngày 7/1 âm lịch để hà cây nêu. Nhân dịp này người ta thực hiện lễ giữa trời để cúng trời đất và sửa lễ cũng gia tiên, Thổ công và thân Tài báo hiệu một năm mới kết thúc và mọi công việc được khởi động lại.
- Lễ Tịch điền (Hạ điền): Tùy từng triều đại việc cử hành lễ Tịch điền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những tục lệ riêng và báo hiệu cho một năm làm nông nghiệp bắt đầu với cầu mong mua thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
- Lễ Khai ấn: Đây là lễ có ý nghĩa để người dân xin về công danh, chức vụ. Tục khai ấn này, Tại các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày khai ấn và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn. Hiện nay, lễ lội khai ấn Đền Trần được xem là linh thiêng nhất.
Phần lễ trong phong tục lễ hội đầu xuân
3.2. Phần Hội trong phong tục lễ hội Việt Nam
Có rất nhiều lễ hội tết trong dịp xuân mới với ý nghĩa cầu may, cũng như mang lại sự vui vẻ trong năm mới ở nhiều địa phương bạn có thể tham khảo và so sánh với địa phương mình như:
- Cầu mưa: có lễ hội đánh pháo đất…
- Cầu cạn: thi thả diều…
- Ước vọng phồn thực: thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum...
- Ước vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo: thi thổi cơm, vừa gánh vừa thổi cơm, vừa giữ trực vừa thổi cơm, vừa bơi thuyền vừa thổi cơm; thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà kheo...
- Ước vọng luyện rèn sức khỏe và khả năng chiến đấu là các trò đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi cá, chọi dế,...
Trên đây là một số phong tục lễ tết và lễ hội trong văn hóa Việt nam vào những ngày đầu xuân năm mới. Ở mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng và lễ lội khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn và cầu cho mưa thuận gió hòa.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được các phong tục lễ tết và lễ hội văn hóa Việt Nam và có một năm mới bình an, hạnh phúc, thành đạt.
Loichuchaynhat.com
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Lễ Tết Và Lễ Hội
-
Tết Và Lễ Hội - Báo điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Lễ Tết Và Lễ Hội
-
III. LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI : - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tết Và Lễ Hội | Báo Dân Trí
-
Lễ Tết Và Lễ Hội - TailieuXANH
-
So Sánh Lễ Hội Và Lễ Tết - TaiLieu.VN
-
Bài 2: Hun đúc Văn Hóa Con Người Việt
-
Phong Tục Tết Cổ Truyền Việt Nam | Trường Đại Học Quốc Tế
-
Ý Nghĩa Của Lễ Hội Tết Dân Tộc - Báo Tuổi Trẻ
-
Mùa Xuân... Không Lễ Hội - Báo Thanh Hóa
-
'Lễ Hội', Hay 'Lễ' Và 'Hội' - Vài Lời Bàn Góp
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Sâu Sắc Của Ngày Tết Nguyên Đán
-
Ấm áp Tết Việt - Báo Nhân Dân
-
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
-
Độc đáo Lễ Tết Nhảy Của Người Dao Tiền - Ban Dân Tộc
-
Tả Tơi Văn Hoá Lễ Hội - VNU
-
Lễ Hội Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt