Tả Tơi Văn Hoá Lễ Hội - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
Văn hóa 15:37:00 Ngày 13/12/2024 GMT+7
Tả tơi văn hoá lễ hội
Tả tơi văn hóa lễ hội  >> Minh Thái (PDF) Lễ hội: Nhu cầu cấp thiết Không phải bây giờ lễ hội mới bung ra và nhiều người Việt mới tấp nập đi trảy hội. Lễ hội nông nghiệp ở Việt Nam chính là lễ hội truyền thống, nằm rất sâu trong lối sống và nhịp sống của cư dân vốn sinh hoạt ngàn đời bằng văn hoá nông nghiệp. Bản thân lễ hội kiểu này đã tự thân vận hành với nhịp điệu tự nhiên, gắn chặt với chu trình sản xuất nông nghiệp khép kín trong một năm có hai vụ lúa chiêm, lúa mùa. điều này được thể hiện rất rõ trong vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, với lối sống làng xã điển hình và những lễ hội dày đặc trong mùa xuân và mùa thu, vốn là hai mùa chứa đựng hai thời điểm “nông nhàn”. Bởi thế mà cả làng: già trẻ lớn bé, ai cũng đều tham gia hội hè, náo nức, tấp nập, ra sức rủ nhau đi trảy hội. Chắc chắn bi kịch lớn nhất của người dân quê trong ngày lễ hội là chịu cảnh ở nhà chèo queo một mình, không được cùng người nô nức đi hội. Vì thế, cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám đã khóc như mưa khi bị mẹ ghẻ nhốt ở nhà bằng cách trộn một thúng thóc lẫn gạo và buộc phải nhặt riêng thóc, gạo, mới cho đi hội. Bụt mới thương mà hiện ra, sai chim sẻ nhặt giúp và cho Tấm áo váy đẹp xúng xính để đi hội. Và chỉ đi hội, Tấm mới có cơ may thành hoàng hậu, vợ vua… Thế mới biết việc đi hội đã thành nhu cầu sống còn, cấp thiết đến thế nào với người nông dân Việt ngày xưa… Tuy nhiên, không phải chỉ lễ hội mới làm nên lối sống và nhịp sống của cư dân nông nghiệp Việt. Trong khi lễ hội gắn chặt với vùng đất cụ thể và được diễn ra theo chiều ngang không gian vùng miền, thì hệ thống lễ Tết ở Việt Nam lại diễn ra theo chiều dọc thời gian lịch Âm Dương tính theo Hệ Can Chi của văn hoá Phương đông. Do vậy, tự thân cuộc sống cư dân nông nghiệp Việt được đan dệt chặt chẽ giữa hai trục ngang dọc của lễ hội, lễ tết và không ngẫu nhiên, cả lễ tết và lễ hội, từ bao đời nay, cứ đều đặn diễn ra quanh năm trên khắp các vùng miền và theo các thời điểm thiêng của lịch Âm dương. Vì thế, từ 23 tháng Chạp là bắt đầu mùa Tết nguyên đán, lại rơi đúng vào dịp nông nhàn mùa Xuân, và liên tiếp các lễ hội theo thời gian và theo không gian đã diễn ra với mật độ dày đặc. Tính theo lịch âm dương, chỉ riêng ở miền Bắc, kể từ giao thừa đến ngày 26 tháng Giêng Tân Mão, đã có gần 50 lễ hội diễn ra, trong đó gồm các lễ hội thời gian và không gian, như: lễ đón giao thừa, mồng một Tết, lễ khai hạ (hạ cây nêu), Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng), và rất nhiều Hội Làng (Làng tranh đông Hồ, Làng Bùi…) Hội Chùa: Chùa Trăm Gian, chùa Hương, chùa Tư Pháp, Chùa Tổ…). Hội đền: đền Mai động, đền An Dương Vương, đền Phù Ủng, đền Trần, đền Và, đền Cửa Suốt, đền Bà Chúa Kho, đền Quả Sơn, đền Cao... Và các hội khác: hội đình, hội trò chơi dân gian: đánh vật, hát quan họ ở đồi Lim, diễn xướng, chơi núi, chơi xuân, thưởng hoa, xuống đồng…đặc biệt là những lễ hội lịch sử: Hội đống đa - Quang Trung đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789, Giỗ Lê Thánh Tông, Hội Yên Tử…và hội chợ: Chợ Viềng, Chợ Kỳ Lừa… Ở Việt Nam, ngoài những lễ hội dân gian-theo thời tiết và theo mùa, còn có các lễ hội lịch sử, và những lễ hội hiện đại như lễ hội thơ ngày rằm Nguyên tiêu lần thứ 9 của Hội nhà văn Việt Nam được tổ chức rầm rộ, hoành tráng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám,... Chỉ trong gần một tháng đầu năm Tân Mão mà có ngần ấy lễ hội thì lẽ đương nhiên sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa lễ hội truyền thống, lịch sử và cuộc sống hiện đại, nhất là trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, với sự khác biệt về mọi phương diện văn hoá sống của người Việt. Bạn cứ thử đi một vài lễ hội trong số mấy chục lễ hội kể trên và nếu không đi hết thì cứ nhận thông tin về lễ hội qua các phương tiện truyền thông đại chúng mà xem. Bạn sẽ phải đành lòng nhận thấy: lễ hội vẫn được tổ chức, và vẫn diễn ra như đã thành phong tục Việt, nhưng bản chất văn hoá của lễ hội hôm nay đã bị mai một, y như cô thiếu nữ thôn quê ngày xưa ra tỉnh một ngày, (trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính), chỉ một ngày thôi, mà hương đồng gió nội đã bay đi ít nhiều. Có thể thấy rằng lễ hội trong cuộc sống đương đại Việt, tại chính thời điểm năm Tân Mão năm nay, hầu hết đã đánh mất hồn quê của mình. Nói cách khác lễ hội hiện đại đang ngày càng xa truyền thống. Không phải ngẫu nhiên, mà các phương tiện truyền thông đại chúng hôm nay đều dùng tư duy phản biện để truyền thông về với lễ hội, khen thì ít, phê phán thì nhiều. đầy rẫy những “tít” báo được giật, gọi thẳng sự việc lễ hội bằng từ ngữ thẳng: “Lễ hội đầu năm, có còn là văn hoá?”, “Buồn cho văn hoá lễ hội đền Trần”, “Dân trí đi lễ hội xuống cấp”, “Thảm hại lễ hội”, “Lễ hội biến tướng, bị thương mại hoá”… ”Nỗi buồn lễ hội”… Trách nhiệm thuộc về ai? Vai trò điều hành lễ hội của người già là rất quan trọng, những bậc cao niên trong làng Việt, theo nguyên lý “trọng tuổi già” vốn là truyền thống đẹp từ xưa để lại. Trong làng, người già (chỉ nam giới), khi có tuổi thường được vinh dự “lên lão” và được dân làng trọng vọng, xếp vào bậc chỉ đạo, được ngồi chiếu trên.  Song, đó là ngày xưa. Ngày nay, những người già lão đã không còn vị trí ấy nữa. Các lễ hội đều do lãnh đạo địa phương tổ chức, cùng cả một hệ thống an ninh trật tự. Như lễ hội đền Trần năm nay, đã huy động hàng ngàn bảo vệ với nhiều biện pháp ứng phó căn cơ mà địa phương vẫn không sao chịu nổi áp lực từ phía người đi trảy hội, xin ấn đông quá mức, nên vẫn không vãn hồi được trật tự. Do những người tổ chức lễ hội còn ứng xử với lễ hội và người đi xem hội theo cách đề cao tính vụ lợi của lễ hội, nên sẽ xuất hiện cảnh chen chúc ngất xỉu bấn loạn trong đám đông lễ hội. Việc chấn chỉnh điều tiết và điều hoà lễ hội trong nhịp sống hiện đại có lẽ phải đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, bắt đầu từ nhà nước, có khi phải xây dựng luật lễ hội mới mong sự chuyển biến tích cực từ cả hai bên: người tổ chức và nguời xem hội. Thí dụ cấm xe công đi hội, cấm rời cơ quan nhiệm sở sau nghỉ Tết Nguyên đán để đi hội…Cấm địa phương nhân Lễ hội buôn thần bán thánh, chặt chém du khách, gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái,…  
Nguyễn Thị Minh Thái - Bản tin ĐHQGHN số 243, tháng 5/2011
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Ngành nghệ thuật thị giác: Đưa nghệ thuật sáng tạo Việt Nam vươn mình ra thế giới (12/12/2024)
  • Mùa xuân của các nữ sĩ Văn Khoa - nhìn từ một địa chỉ văn hóa (11/12/2024)
  • Một bức tranh của danh họa Tô Ngọc Vân & Sự tiếp biến văn hóa việt nửa đầu thế kỷ XX (11/12/2024)
  • Cà phê túi lọc Made by VJU & Câu chuyện văn hóa Việt (10/12/2024)
  • Giọt lệ lịch sử (21/06/2023)
  • Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh với nỗ lực quốc tế hóa (21/04/2023)
  • Nhiều người trẻ "MẶC CẢM" vì tết không thể "MANG TIỀN VỀ CHO MẸ" (21/04/2023)
  • J.DEPRAT và vụ án khoa học trên 100 năm trước (21/04/2023)
  • Về tiểu thuyết " CHÓ CỨ SỦA..." (21/04/2023)
  • Sân khấu và cuộc đời (21/04/2023)
Các bài cũ hơn
  • Hồi sinh chữ Nôm Dao cổ (04/08/2011)
  • Ngôi nhà 65 Nguyễn Thái Học: Nơi quần anh hội tụ (03/08/2011)
  • Xôn xao bến nước sông quê (03/08/2011)
  • Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê (03/08/2011)
  • Khu Tam giác phát triển: Biểu tượng của tình hữu nghị (03/08/2011)
  • Cảm nghĩ của một giáo sư về hưu (03/08/2011)
  • Ấn Độ chú trọng phát triển khoa học sự sống (03/08/2011)
  • Trung QuỐc: Khó thu hút trí thức về nước làm việc (03/08/2011)
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học (01/08/2011)
  • Cuộc chạm trán lịch sử giữa Deep Impact và Sao chổi Tempel 1 (01/08/2011)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Lễ Tết Và Lễ Hội