Bài 3: Vài Dãy Số đặc Biệt Và Dãy Cauchy - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài giảng Bài 3: Vài dãy số đặc biệt và dãy Cauchy sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về vài dãy số đặc biệt, dãy Cauchy. Mời các bạn cùng tham khảo!
ATNETWORK YOMEDIA5. Vài dãy số đặc biệt
5.1 Mệnh đề
5.2 Mệnh đề
6. Dãy Cauchy
6.1 Định nghĩa
Tóm tắt lý thuyết
5. Vài dãy số đặc biệt
5.1 Mệnh đề
\(i)\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{1}{{{n^\alpha }}} = 0,\forall \alpha > 0\)
\(ii)\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \sqrt[n]{a} = 1,\forall a > 0\)
\(iii)\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \sqrt[n]{n} = 1\)
\(iv)\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{{{n^x}}}{{{{(1 + a)}^n}}} = 0,\forall a > 0,\forall x \in R\) hay \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{{{n^x}}}{{{a^n}}} = 0,\forall a > 1\)
\(v)\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {a^n} = \left\{ \begin{array}{l} + \infty \,\,\,\,\,\,\,\,neu\,\,\,\,\,\,a > 1\\ 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,neu\,\,\,\,\,\,\left| a \right| < 1 \end{array} \right. \)
Chứng minh:
\(i)\frac{1}{{{n^\alpha }}} < \varepsilon \Leftrightarrow {n^\alpha } > \frac{1}{\varepsilon } \Leftrightarrow n > {\left( {\frac{1}{\varepsilon }} \right)^{\frac{1}{\alpha }}}\)
Do đó \(\forall \varepsilon > 0,\exists N = {\left( {\frac{1}{\varepsilon }} \right)^{\frac{1}{\alpha }}} \Rightarrow n > N\)
Ta có \(\left| {\frac{1}{{{n^\alpha }}} - 0} \right| < \varepsilon\)
ii) * Nếu a = 1, hiển nhiên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \sqrt[n]{1} = 1\)
* Nếu a > 1, đặt \({x_n} = \sqrt[n]{a} - 1 > 0\)
\(\Rightarrow {x_n} + 1 = \sqrt[n]{a}\)
\( \Rightarrow a = {({x_n} + 1)^n} > 1 + n{x_n}\)
\(\Rightarrow 0 < {x_n} < \frac{{a - 1}}{n}\)
Theo định lý kẹp ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {x_n} = 0\)
\(\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } (\sqrt[n]{a} - 1) = 0\)
\(\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \sqrt[n]{a} = 1\)
* Nếu a < 1: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{1}{{\sqrt[n]{a}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \sqrt[n]{{\frac{1}{a}}} = 1\)
\(\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \sqrt[n]{a} = 1\)
iii) \(\sqrt[n]{n} \to 1\)
Đặt \({y_n} = \sqrt[n]{n} - 1 \ge 0 \Rightarrow \sqrt[n]{n} = {y_n} + 1\)
\(\Rightarrow n = {(1 + {y_n})^n}\)
\( = 1 + n{y_n} + \frac{{n(n - 1)}}{2}y_n^2 + ....\)
\( > \frac{{n(n - 1)}}{2}y_n^2\)
\(\Rightarrow y_n^2 < \frac{2}{{n - 1}} \Rightarrow {y_n} < \sqrt {\frac{2}{{n - 1}}}\)
\(\Rightarrow 0 \le {y_n} < \sqrt {\frac{2}{{n - 1}}}\)
\(\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {y_n} = 0\)
\(iv)\,\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{{n^x}}}{{{{(1 + \alpha )}^n}}} = 0,\forall \alpha > 0\)
\(\forall x > 0,\exists m \in {N^*}:m > x\)
Khi n > 2m, ta có:
\(\begin{array}{l} {\left( {1 + \alpha } \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {\frac{{n!}}{{k!(n - k)!}}} {\alpha ^k}\\ > \frac{{n!}}{{m!(n - m)!}}{\alpha ^m} \end{array} \)
\(= \frac{{n(n - 1)...(n - m + 1)}}{{m!}}{\alpha ^m}\)
\(> {\left( {\frac{n}{2}} \right)^m}.\frac{{{\alpha ^m}}}{{m!}}(*)\)
(*) đúng vì \(n - m > n - \frac{n}{2} = \frac{n}{2},\forall n > 2m\)
\( \Rightarrow 0 < \frac{{{n^x}}}{{{{(1 + \alpha )}^n}}} < \frac{{{n^x}}}{{\frac{{{n^m}}}{{{2^m}}}.\frac{{{\alpha ^m}}}{{m!}}}} = \frac{{{2^m}.m!}}{{{\alpha ^m}}}.\frac{1}{{{n^{m - x}}}}\,(n > 2m,m - x > 0)\)
\(\Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{n^x}}}{{{{(1 + \alpha )}^n}}} = 0,\forall \alpha > 0,\forall x\)hay \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{n^x}}}{{{\alpha ^n}}} = 0,\forall a > 1\)
5.2 Mệnh đề
Cho dãy {un} với \({u_n} = \sum\limits_{k = 0}^n {\frac{1}{{k!}}}\)
i) Dãy {un} hội tụ
ii) Nếu gọi e là giới hạn của {un} thì e là số vô tỉ
iii) Hai dãy số sau cũng hội tụ và có giới hạn là e
\({x_n} = {\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)^n};{y_n} = {\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)^{n + 1}}\)
Chứng minh:
\(i)\,\,{u_{n + 1}} = {u_n} + \frac{1}{{(n + 1)!}} > {u_n},\forall n\)
⇒ {un} tăng
Ta có: \({u_n} < 2 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + ... + \frac{1}{{{2^{n - 1}}}}\)
\( = 2 + \frac{{\frac{1}{2}\left( {1 - \frac{1}{{{2^{n - 1}}}}} \right)}}{{1 - \frac{1}{2}}} = 3 - \frac{1}{{{2^{n - 1}}}} < 3,\forall n\)
{un} tăng và bị chặn trên ⇒ {un} hội tụ
ii) Gọi \(e = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n}({u_n} > 2 + \frac{1}{2},\forall n \ge 3,\,do\,đó\,e\, > 2)\)
Giả sử e là số hữu tỉ \(\Rightarrow e = \frac{p}{q}\) (với p, q \(\in\) N*)
Với n > q ta có:
\({u_n} = 1 + \frac{1}{1} + \frac{1}{{2!}} + \frac{1}{{3!}} + ... + \frac{1}{{q!}} + \frac{1}{{(q + 1)!}} + ... + \frac{1}{{n!}}\)
\(= {u_q} + \frac{1}{{(q + 1)!}} + ... + \frac{1}{{n!}}\)
\(= {u_q} + \frac{1}{{q!}}\left[ {\frac{1}{{q + 1}} + \frac{1}{{(q + 1)(q + 2)}} + ... + \frac{1}{{(q + 1)...n}}} \right]\)
\(< {u_q} + \frac{1}{{q!}}\left[ {\frac{1}{{q + 1}} + \frac{1}{{{{(q + 1)}^2}}} + ... + \frac{1}{{{{(q + 1)}^{n - q}}}}} \right]\)
\(= {u_q} + \frac{1}{{q!}}\frac{{\left[ {\frac{1}{{q + 1}}\left( {1 - \frac{1}{{{{(q + 1)}^{n - q}}}}} \right)} \right]}}{{1 - \frac{1}{{q + 1}}}}\)
\(< {u_q} + \frac{1}{{q!}}.\frac{1}{q} = {u_q} + \frac{1}{{q!q}}\)
Do đó, khi n > q, ta có: \({u_{q + 1}} \le {u_n} < {u_q} + \frac{1}{{q!q}}\)
Qua giới hạn, ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_{q + 1}} \le \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} \le \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {{u_q} + \frac{1}{{q!q}}} \right)\)
\(\Rightarrow {u_{q + 1}} \le e \le {u_q} + \frac{1}{{q!q}}\)suy ra \({u_q} < e < {u_q} + \frac{1}{{q!}}\)
\( \Rightarrow q!{u_q} < q!\frac{p}{q} < q!{u_q} + 1\)
Ta có: \(q!{u_q} = q!\left( {2 + \frac{1}{{2!}} + ... + \frac{1}{{q!}}} \right)\)là một số nguyên và \(q!\frac{p}{q}\) là một số nguyên.
Hơn nữa \(q!{u_q}\) và \(q!{u_q}+1\)là hai số nguyên liên tiếp. Vậy giữa hai số nguyên liên tiếp có một số nguyên là vô lí. Do đó e phải là một số vô tỉ.
iii) Hướng dẫn:
Ta chứng minh \({x_n} \le {x_{n + 1}}\) bằng bất đẳng thức Cauchy.
\({x_n} = {\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)^n}\)
\( = \left( {1 + \frac{1}{n}} \right)...\left( {1 + \frac{1}{n}} \right).1 \le {\left( {\frac{{n + 1 + 1}}{{n + 1}}} \right)^{n + 1}} = {x_{n + 1}}\)
\(\Rightarrow {\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)^n}\) là dãy tăng. Sau đó chứng minh dãy bị chận trên bởi 3.
Ngoài ra, ta có: \({y_n} = {\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)^n}\left( {1 + \frac{1}{n}} \right) = {x_n}\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)\)
6. Dãy Cauchy
6.1 Định nghĩa
{un} được gọi là một dãy Cauchy nếu tính chất sau thỏa:
\(\forall \varepsilon > 0\) luôn \(\exists N > 0\) sao cho \(\forall m,n > N\)
\(\Rightarrow \left| {{u_n} - {u_m}} \right| < \varepsilon\)
Định lý: Cho {un} là dãy số thực
{un} hội tụ ⇔ {un} là dãy Cauchy
Phát biểu cách khác:
{un} hội tụ
\( \Leftrightarrow \left( {\forall \varepsilon > 0,\exists N > 0\,\,sao\,\,cho\,\,m,n\, > N \Rightarrow \left| {{u_n} - {u_m}} \right| < \varepsilon \,} \right)\)
Nhận xét:
Do định lý trên để chứng minh một dãy số thực không hội tụ ta chứng minh nó không phải dãy Cauchy, nghĩa là cần chứng minh rằng:
\(\exists {\varepsilon _0} > 0,\forall N > 0,\exists m,n > N\)sao cho \(\left| {{u_n} - {u_m}} \right| \ge {\varepsilon _0}\)
Ví dụ: Xét dãy {un} với \({u_n} = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{1}{n}\). Chứng minh {un} không hội tụ.
Giải
\(\left| {{u_{2m}} - {u_m}} \right| = \left| {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + ... + \frac{1}{m} + \frac{1}{{m + 1}} + ... + \frac{1}{{2m}} - \left( {1 + \frac{1}{2} + ... + \frac{1}{m}} \right)} \right|\)
\(= \left| {\frac{1}{{m + 1}} + \frac{1}{{m + 2}} + ... + \frac{1}{{2m}}} \right|\)
\(\ge \frac{1}{{2m}} + \frac{1}{{2m}} + ... + \frac{1}{{2m}} = \frac{1}{2}\) (m số hạng)
Do đó: \(\exists {\varepsilon _0} = \frac{1}{2},\forall N,\exists n = N + 1,m = 2(N + 1)(m,n > N)\)
\(\Rightarrow \left| {{u_m} - {u_n}} \right| = \left| {{u_{2m}} - {u_m}} \right| \ge \frac{1}{2}\)
Vậy {un} không hội tụ (nghĩa là {un} phân kỳ)
Ví dụ: Dùng tiêu chuẩn Cauchy, hãy chứng minh dãy số {un}, với \({u_n} = 1 + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{3^2}}} + ... + \frac{1}{{{n^2}}}\) là dãy hội tụ.
Chứng minh: Dành cho độc giả.
NONEBài học cùng chương
Bài 1: Khái niệm và Sự hội tụ của dãy số Bài 2: Dãy số đơn điệu và phân kỳ ra vô cực ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
Môn học
Triết học
Lịch Sử Đảng
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Kinh Tế Vi Mô
Kinh Tế Vĩ Mô
Toán Cao Cấp
LT Xác suất & Thống kê
Đại Số Tuyến Tính
Tâm Lý Học Đại Cương
Tin Học Đại Cương
Kế Toán Đại Cương
Pháp Luật Đại Cương
Marketing Căn Bản
Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Xã Hội Học Đại Cương
Logic Học
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Cơ Sở Văn Hóa VN
Trắc nghiệm
Trắc nghiệm Triết học
Trắc nghiệm Lịch Sử Đảng
Trắc nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô
Trắc nghiệm Kinh Tế Vĩ Mô
Bài tập Toán Cao Cấp
Bài tập LT Xác suất & Thống kê
Bài tập Đại Số Tuyến Tính
Trắc nghiệm Tâm Lý Học Đại Cương
Trắc nghiệm Tin Học Đại Cương
Trắc nghiệm Kế Toán Đại Cương
Trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương
Trắc nghiệm Marketing Căn Bản
Trắc nghiệm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Trắc nghiệm Xã Hội Học Đại Cương
Trắc nghiệm Logic Học
Trắc nghiệm Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Trắc nghiệm Cơ Sở Văn Hóa VN
Tài liệu - Giáo trình
Lý luận chính trị
Khoa học tự nhiên
Khoa học xã hội
Kinh tế - Tài chính
Kỹ thuật - Công nghệ
Cộng nghệ thông tin
Tiếng Anh - Ngoại ngữ
Luận văn - Báo cáo
Kiến trúc - Xây dựng
Kỹ năng mềm
Y tế - Sức khoẻ
Biểu mẫu - Văn bản
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Ví Dụ Dãy Cauchy
-
Dãy Cauchy – Wikipedia Tiếng Việt
-
CHỨNG MINH LÀ DÃY CAUCHY - YouTube
-
Bài 3: Vài Dãy Số đặc Biệt Và Dãy Cauchy
-
Tiêu Chuẩn Cauchy | Giải Tích
-
Chứng Minh Dãy Cauchy Thì Hội Tụ - Giới Hạn - Diễn đàn Toán Học
-
Dãy Cauchy, Hội Tụ, Tập đóng, Không Gian Metric đầy đủ : - Tài Liệu Text
-
Dãy Cauchy - Diễn Đàn MathScope
-
1 Chương 2. Giới Hạn Của Dãy Số Và Hàm Số
-
[PDF] GIÁO TRÌNH GIẢI TÍCH
-
Dãy Cauchy Trong Tiếng Đức, Câu Ví Dụ, Tiếng Việt - Glosbe
-
Không Gian Metric đầy đủ | Artificial Intelligence Kiosk - Omarine