Bài 4. Trung Quốc Thời Phong Kiến - Hoc24

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

- Từ 2000 năm TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước và nền văn minh của mình. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã phát triển nền văn minh cổ đại rực rỡ.

- Những biến đổi trong sản xuất: thời Xuân Thu - Chiến Quốc, công cụ bằng sắt xuất hiện khiến diện tích đất gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho kinh tế phát triển, xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc.

- Những biến đổi trong xã hội: xuất hiện 2 giai cấp

+ Địa chủ: là các quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực.

+ Nông dân lĩnh canh (tá điền): là nông dân bị mất ruộng, nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để canh tác và nộp địa tô cho địa chủ.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành từ thế kỉ III (thời nhà Tần) và được xác lập vào thời nhà Hán.

Bản đồ Trung Quốc thời Tần
Bản đồ Trung Quốc thời Tần
@15813@

2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán

a. Nhà Tần

- Tần Thủy Hoàng đã thi hành một loạt các chính sách:

+ Chia đất nước thành quận, huyện, cử quan lại đến cai trị.

+ Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất.

+ Bắt nhân dân lao dịch.

+ Gây chiến tranh và mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam,...

Đội quân đất nung trong hầm mộ của Tần Thủy Hoàng.
Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

b. Nhà Hán

- Xóa bỏ chế độ hà khắc của pháp luật thời Tần.

- Giảm tô thuế, lao dịch.

- Khuyến khích sản xuất phát triển kinh tế.

- Tiến hành chiến tranh xâm lược, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.​

@33795@

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường

- Thời nhà Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện.

- Cử người cai quản các địa phương.

- Mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài.

- Giảm thuế, chia ruộng cho nông dân.

- Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.

Bản đồ Trung Quốc thời Đường
Lãnh thổ Trung Quốc thời Đường
@15814@

4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên

a. Thời Tống

- Thi hành chính sách miễn giảm thuế, sưu dịch.

- Mở mang các công trình thuỷ lợi.

- Phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí…

- Có nhiều phát minh: la bàn, thuốc súng, nghề in.

b. Thời Nguyên

- Các vua chúa người Mông Cổ thi hành nhiều chính sách phân biệt đối xử giữa người Mông cổ và người Hán.

=> Nhân dân nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa.

Bản đồ Trung Quốc thời Nguyên
Bản đồ Trung Quốc thời Nguyên

5. Trung Quốc thời Minh – Thanh

- Nhà Nguyên tồn tại đến năm 1368 bị lật đổ, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh.

@33799@

- Sau này quân Mãn Thanh từ phương bắc sang xâm chiếm, lật đổ nhà Minh lập ra nhà Thanh.

- Xã hội phong kiến cuối thời Minh - Thanh lâm vào tình trạng suy thoái.

- Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển: xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, xưởng làm đồ sứ,… với sự chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công; buôn bán với nước ngoài được mở rộng.

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh

6. Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến

a. Văn hoá

- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Văn học: rất phát triển, với những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am, các bộ tiểu thuyết Thủy Hử, Tây Du Kí...

- Sử học: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng thời Hán, ngoài ra còn có những bộ sử đồ sộ khác như: Hán thư, Đường thư, Minh sử,...

- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… đều ở trình độ cao, thể hiện tài nghệ và sức sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân Trung Quốc.

b. Khoa học – kĩ thuật

Thuốc súng
Thuốc súng
La bàn
La bàn

- Nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, la bàn, nghề in, thuốc súng.

- Kĩ thuật đóng tàu, luyện kim, khai thác dầu mỏ… có đóng góp lớn với nhân loại.

@81874@

Từ khóa » Em Biết Gì Về Trung Quốc Thời Phong Kiến