Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến ( Tóm Tắt Nhanh ) - Soạn Bài Online

Lượt xem ( 2024): 277

Chương III: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

(2 tiết)

Lời dẫn:

  Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hoá giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã sớm hình thành. Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối. Kinh tế phong kiến trung quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự hưng thịnh  của chính trị. Cuối thời Minh – Thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN nhưng nó không phát triển được. Trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn mình cổ đại, nhân dân Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ.

 Để hiểu được quá trình hình thành chế độ phong kiến ra sao? Phát triển qua các triều đại như thế nào? Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị thế nào? Tại sao có các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các triều đại. Những thành tựu văn hoá rực rỡ của Trung quốc là gì? Bài học hôm nay giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.

1. Chế độ phong kiến thời Tần – Hán

Trong xã hội Trung Quốc, từ khi đồ sắt xuất hiện, xã hội đã có sự phân hoá, hình thành hai giai cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh, từ đây hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh thay thế cho quan hệ bóc lột quý tộc và nông dân công xã.

a. Sự hình thành nhà Tần – Hán:

– Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước ngỏ thường chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm thành cục diện Xuân Thu chiến quốc. Đến thế kỷ IV – TCN, Nhà Tần có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ. Đến năm 221- TCN, đã thống nhất Trung quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thuỷ Hoàng, chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành. Nhà Tần tồn tại được 15 năm sau đó bị cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng làm cho sụp đổ.

– Lưu Bang lập ra Nhà Hán 206 TCN – 220. Đến đây chế độ phong kiến Trung quốc đã được xác lập.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán

– Ở Trung ương: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý cùng các quan văn, võ.

– Ở địa phương: Quan thái thú và Huyện lệnh. (Tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử).

– Chính sách xâm lược của nhà Tần – Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

Sau Nhà Hán, Trung Quốc lâm vào tình trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp được loạn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra Nhà đường (618 – 907).

a. Về kinh tế:

 – Kinh tế nhà Đường phát triển hơn các triều đại trước đặc biệt trong nông nghiệp có chính sách quân điền (lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. Khi nhận ruộng nông dân phải nộp thuế cho Nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu, nộp bằng lúa, ngày công lao dịch và bằng vải). Ngoài ra thủ công nghiệp và thương nghiệp thịnh đạt dưới thời Đường.

-> Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

b. Về chính trị

– Bộ máy Nhà nước nhà Đường tiếp tục được củng cố từ TW đến địa phương làm cho bộ máy cai trị phong kiến ngày càng hoàn chỉnh. Có thêm chức Tiết độ sứ. Chọn quan lại bên cạnh việc cử con em quan lại cai quản ở địa phương còn có chế độ thi tuyển chọn người làm quan.

– Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đã từng đặc ách thống trị lên đất nước ta và đã bị nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Mai Thúc Loan (năm 722), chống lại sự đô hộ của nhà Đường.

– Cuối triều đại Nhà Đường, mâu thuẫn xã hội giữa nông dân với địa chủ quan lại ngày càng gay gắt dẫn đến khởi nghĩa nông dân và nhà Đường sụp đổ.

3. Trung Quốc thời Minh – Thanh

Ghi chú: sau nhà Đường đến nhà Tống, nhà Nguyên.

a. Sự  thành lập nhà Minh – nhà Thanh

– Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh (1638 – 1644). Khởi nghĩa của Lý Tự  Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanho (1644 – 1911).

b. Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh:

Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ – người làm thuê.

+ Thương nghiệp phát triển thành thị mở rộng và phồn thịnh.

Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

Giải thích thêm: Sự thịnh trị của Nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế TW tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ chức thừa tướng, Thái uý, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội).

c. Về chính trị:

Bộ máy Nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày cáng tập trung trong tay nhà vua.

– Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

* Câu hỏi: Tại sao Nhà Minh với nền kinh tế và chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ?

* Gợi ý:  Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng cộng với đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.

d. Chính sách của nhà Thanh:

– Đối nội: Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.

– Đối ngoại: thi hành chính sách “bế quan toả cảng” trong bối cảnh bị sự nhóm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

4. Văn hoá Trung quốc

a. Tư tưởng:

– Nho giáo giữa vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở lên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

– Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.

b. Sử học:

Tư Mã Thiên với bộ sử ký.

c. Văn học:

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường.

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh – Thanh.

Văn học: Thơ phát triển mạnh dưới thời đường với những tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh – Thanh với các bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Thuỷ Hử của thi Nại Am, tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa An, Hồng Lâu Mộng của Tào tuyết Cần, các tiểu thuyết của Trung Quốc đều dựa vào những sự kiện có thật và hư cấu thêm “7 thực, 3 hư”, nó phản ánh phần nào đời sống của nhân dân Trung Quốc và các mối quan hệ xã hội thời phong kiến (nếu còn thời gian GV có thể kể ngắn gọn nội dung của một tác phẩm …).

d. Khoa học kỹ thuật:

Người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, khai thác khí đốt cũng được người Trung Quốc biết đến khá sớm (GV có thể cho HS quan sát các tranh sưu tầm về đồ gốm, sứ, hàng dệt, cho HS nhận xét và GV phân tích cho HS thấy trình độ cao của người Trung Quốc trong việc sản xuất ra những sản phẩm này).

Bài liên quan:

  • Đại từ quan hệ và 3 chức năng ngữ pháp trong câuĐại từ quan hệ và 3 chức năng ngữ pháp trong câu
  • Liên Xô và các nước Đông Âu sau CTTG IILiên Xô và các nước Đông Âu sau CTTG II
  • Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( Ôn tập Sử 10 )Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( Ôn tập Sử 10 )
  • Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốcCác nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
  • Các nước Á-Phi-Mỹ latinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ( Ôn tập Lịch Sử 10 )Các nước Á-Phi-Mỹ latinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ( Ôn tập Lịch Sử 10 )
  • Cách mạng tháng Mười Nga 1917-Nước Nga xây dựng chế độ XHCN ( ôn tập Sử 10 )Cách mạng tháng Mười Nga 1917-Nước Nga xây dựng chế độ XHCN ( ôn tập Sử 10 )

Từ khóa » Em Biết Gì Về Trung Quốc Thời Phong Kiến