Bài 43. Ảnh Hưởng Của Nhiệt độ Và độ ẩm Lên đời Sống Của Sinh Vật

BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VẬT

I. Lý thuyết

Nhiều loài sinh vật chỉ có thể sống ở nơi ấm áp (vùng nhiệt đới), nhưng ngược lại có loài chỉ sống nơi giá lạnh (vùng đới lạnh). Khi chuyển những sinh vật đó từ nơi ấm áp sang nơi lạnh (hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng bị giảm, nhiều khi không thể sống được.

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C.

- Tuy nhiên:

+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao. Ví dụ

+ Có 1 số sinh vật sống được nơi có nhiệt độ rất thấp. Ví dụ

- Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.

- Cây sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới có đặc điểm về hình thái khác nhau

* Cây ở vùng nhiệt đới

Đặc điểm:

+ Lá biến thành gai, bề mặt lá có tầng cutin dày: hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

+ Thân mọng nước

* Cây ở vùng ôn đới

Đặc điểm

+ Về mùa đông, cây thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.

+ Thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.

- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau

+ Thú có lông sống ở vùng lạnh có lông dày hơn so với lông của thú sống ở vùng nóng.

+ Ở chim, thú cũng loài (hoặc loài gần nhau): ở vùng lạnh có kích thước lớn hơn ở vùng nóng.

Ví dụ:

Gấu Bắc cực có bộ lông dày, cơ thể lớn hơn gấu ngựa ở Việt Nam

- Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chiu vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè …

- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người

2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật

- Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán cây rừng rậm …

+ Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá …

- Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái, cấu tạo khác nhau

+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Ví dụ:

+ Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. Ví dụ

+ Cây sống nơi khô hạn: cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai

+ Động vật sống nơi ẩm ướt (ếch, nhái ..) khi trời nóng cơ thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần, bò sát khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.

- Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn

* Thực vật ưa ẩm:

+ Nơi sống: ruộng lúa nước, bãi ngập ven biển, dưới tán cây rừng

+ Ví dụ:

* Thực vật chịu hạn:

+ Nơi sống: bãi cát, trên đồi, sa mạc …

+ Ví dụ:

* Động vật ưa ẩm:

+ Nơi sống: ao, hồ, trên cây, trong vườn, trong đất

+ Ví dụ:

* Động vật chịu hạn

+ Nơi sống: vùng cát khô, trên đồi, sa mạc

+ Ví dụ:

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngủ đông,...

Câu 2: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời :

Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:

- Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

- Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

Sinh vật hằng nhiệt điều chinh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..

Câu 3: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn ?

Hướng dẫn trả lời :

+ Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

+ Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ỡ ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mó giậu phát triển.

+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

Câu 4: Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô ?

Hướng dẫn trả lời :

- Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, môi, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.

- Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khi.

Bài tập

  • Câu 3 (SGK trang 129)
  • Câu 1 (SGK trang 129)
  • Câu 2 (SGK trang 129)
  • Câu 4 (SGK trang 129)

Từ khóa » đa Số Sinh Vật Sống được ở Nhiệt độ Nào