Bài 5: Dấu Hiệu Nhận Biết Tiếp Tuyến Của đường Tròn.
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 9 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 9 tập 2
- Giải Toán Lớp 9
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Toán Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Toán Lớp 9 Tập 2
Sách Giải Sách Bài Tập Toán 9 Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn. giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 9 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 42 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Dùng thước và compa, hãy dựng các điểm B và C thuộc đường tròn (O) sao cho AB và AC là các tiếp tuyến của đường tròn (O).
Lời giải:
* Phân tích
Giả sử tiếp tuyến AB và AC cần dựng thỏa mãn điều kiện bài toán
Ta có: AB ⊥ OB ⇒ = 90o
AC ⊥ OC ⇒ = 90o
Tam giác ABO có
= 90o nội tiếp trong đường tròn đường kính AO và tam giác ACO có = 90o nội tiếp trong đường tròn đường kính AO.Suy ra B và C là giao điểm của đường tròn đường kính AO với đường tròn (O).
* Cách dựng
– Dựng I là trung điểm của OA
– Dựng đường tròn (I; IO) cắt đường tròn (O) tại B và C
– Nối AB, AC ta được hai tiếp tuyến cần dựng
* Chứng minh
Tam giác ABO nội tiếp trong đường tròn (I) có OA là đường kính nên: = 90o
Suy ra: AB ⊥ OB tại B nên AB là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Tam giác ACO nội tiếp trong đường tròn (I) có OA là đường kính nên:
= 90oSuy ra: AC ⊥ OC tại C nên AC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
* Biện luận
Luôn dựng được đường tròn tâm I, cắt đường tròn tâm O tại hai điểm B và C và luôn có AB, AC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O).
Bài 43 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Dựng đường tròn (O) đi qua A và B nhận đường thẳng d làm tiếp tuyến.
Lời giải:
* Phân tích
– Giả sử dựng được đường tròn (O) qua A, B và tiếp xúc với d. Khi đó đường tròn (O) phải tiếp xúc với d tại A
– Đường tròn (O) đi qua A và B nên tâm O nằm trên đường trung trực của AB
– Đường tròn (O) tiếp xúc với d tại A nên điểm O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại điểm A
* Cách dựng
– Dựng đường thẳng trung trực của AB
– Dựng đường thẳng đi qua A và vuông góc với d. Đường thẳng này cắt đường trung trực của AB tại O
– Dựng đường tròn (O; OA) ta được đường tròn cần dựng
* Chứng minh
Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA = OB. Khi đó đường tròn (O; OA) đi qua hai điểm A và B
Ta có: OA vuông góc với d tại A nên d là tiếp tuyến của (O)
Vậy (O) thỏa mãn điều kiện bài toán.
Bài 44 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn (B; BA) và đường tròn (C; CA), chúng cắt nhau tại điểm D (khác A). Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của đường tròn (B).
Lời giải:
Xét hai tam giác ABC và DBC, ta có:
BA = BD (bán kính của (B; BA))
CA = CD (bán kính của (C; CA))
BC chung
Suy ra: ΔABC = ΔDBC (c.c.c)
Suy ra: CD ⊥ BD tại D
Vậy CD là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA)
Bài 45 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường tròn (O) có đường kính AH. Chứng minh rằng:
a. Điểm E nằm trên đường tròn (O).
b. DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Lời giải:
a. Gọi O là trung điểm của AH
Tam giác AEH vuông tại E có EO là đường trung tuyến nên :
EO = OA = OH = AH/2 (tính chất tam giác vuông)
Vậy điểm E nằm trên đường tròn (O ; AH/2 )
b. Ta có : OH = OE
Suy ra tam giác OHE cân tại O
Trong tam giác BDH ta có:
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
Tam giác ABC cân tại A có AD ⊥ BC nên BD = CD
Tam giác BCE vuông tại E có ED là đường trung tuyến nên:
ED = DB = BC/2 (tính chất tam giác vuông)
Suy ra tam giác BDE cân tại D
Suy ra: DE ⊥ EO. Vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Bài 46 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho góc nhọn xOy, điểm A thuộc tia Ox. Dựng đường tròn tâm I tiếp xúc với Ox tại A và có tâm I nằm trên Oy.
Lời giải:
* Phân tích
Giả sử đường tròn tâm I dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán.
– Đường tròn tâm I tiếp xúc với Ox tại A nên I nằm trên đường thẳng vuông góc với Ox kẻ từ A
– Tâm I nằm trên tia Oy nên I là giao điểm của Oy và đường thẳng vuông góc với Ox tại A
* Cách dựng
– Dựng đường vuông góc với Ox tại A cắt Oy tại I
– Dựng đường tròn (I; IA)
* Chứng minh
Ta có: I thuộc Oy; OA ⊥ IA tại A
Suy ra Ox là tiếp tuyến của đường tròn (I; IA) hay (I; IA) tiếp xúc với Ox.
* Biện luận
Vì góc (xOy) là góc nhọn nên đường thẳng vuông góc với Ox tại A luôn cắt tia Oy nên tâm I luôn xác định và duy nhất.
Bài 47 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không giao nhau. Dựng tiếp tuyến của đường tròn (O) sao cho tiếp tuyến đó song song với d
Lời giải:
* Phân tích
Giả sử tiếp tuyến của đường tròn dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán
– d1 là tiếp tuyến của đường tròn tại A nên d1 ⊥ OA
– Vì d1 // d nên d ⊥ OA
Vậy A là giao điểm của đường thẳng kẻ từ O vuông góc với d
* Cách dựng
– Dựng OH vuông góc với d cắt đường tròn (O) tại A và B
– Dựng đường thẳng d1 đi qua A và vuông góc với OA
– Dựng đường thẳng d2 đi qua B và vuông góc với OB
Khi đó d1 và d2 là hai tiếp tuyến cần dựng.
* Chứng minh
Ta có: A và B thuộc (O)
d1 // d mà d ⊥ OH nên d1 ⊥ OH hay d1 ⊥ OA tại A
Suy ra d1 là tiếp tuyến của đường tròn (O)
d2 // d mà d ⊥ OH nên d2 ⊥ OH hay d2 ⊥ OB tại B
Suy ra d2 là tiếp tuyến của đường tròn (O)
* Biện luận
Đường thẳng OH luôn cắt đường tròn (O) nên giao điểm A và B luôn dựng được.
Bài 1 trang 164 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Xét tính đúng – sai của mỗi khẳng định sau:
a) Nếu đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A thì d vuông góc với OA.
b) Nếu đường thẳng d vuông góc với bán kính OA của đường tròn (O) thì d là tiếp tuyến của đường tròn.
Lời giải:
a) Đúng;
b) Sai.
Bài 2 trang 164 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Gọi M là điểm đối xứng với O qua A. Chứng minh rằng MC là tiếp tuyến của đường tròn.
Lời giải:
CD là đường trung trực của OA nên CA = CO.
Suy ra CA = CO = AO = AM.
Do đó ∠(MCO) = 90o.
Vậy MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 911
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Chứng Minh đường Thẳng Là Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
[CHUẨN NHẤT] Cách Chứng Minh Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
Cách Chứng Minh Tiếp Tuyến Của Một đường Tròn Cực Hay, Chi Tiết
-
Chứng Minh đường Thẳng Tiếp Tuyến đường Tròn - Ôn Thi Vào Lớp 10
-
Cách Chứng Minh đường Thẳng Là Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
Phương Pháp Chứng Minh Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
Chuyên đề: Chứng Minh đường Thẳng Là Tiếp Tuyến đường Tròn.
-
Chứng Minh Một đường Thẳng Là Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
Cách Chứng Minh Tiếp Tuyến Của đường Tròn - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Cách Giải Bài Dạng: Chứng Minh Một đường Thẳng Là Tiếp Tuyến Của ...
-
Có Bao Nhiêu Cách để Chứng Minh Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
[DOC] CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TIẾP TUYẾN
-
Toán Lớp 9 Nâng Cao - Hình Học - 26. CĐ Chứng Minh Tiếp Tuyếml
-
2 Cách Chứng Minh đường Thẳng Là Tiếp Tuyến Của đường Tròn
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Tiếp Tuyến Của đường Tròn Và Cách Chứng Minh