Bài 6: Phương Pháp Trình Tấu Chiêng Mường - Báo Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm
(HBĐT) - Khi trình tấu thường bắt đầu bằng chiêng Bồng với những nốt nhạc mở đầu được gọi là lên chiêng, dậy chiêng, chiêng gọi. Phương thức trình tấu các bản nhạc cồng chiêng theo kết cấu 4 âm. Theo GS - TS KH Tô Ngọc Thanh thì: “âm nhạc cồng trong sắc bùa Mường, ta thấy tất cả các bài cồng đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản 4 âm: (Bính - bang - bính - rầm) và các biến thể của nó”: “Bang - bính - bang - rầm hay Bính - bính - bang - bính - bính - rầm”...
Cấu trúc biến âm này được nhân dân gọi là một “đom”. Những nốt đầu, câu đầu bản nhạc được vang lên từng chiếc một ở âm cao và âm trung. Những nốt cuối, câu cuối đoạn nhạc, bản nhạc và hoà thanh thuộc những âm trầm trong dàn chiêng. Chiêng Bồng đảm nhiệm chính phần giai điệu, chiêng chót là chiêng “màu sắc” đánh điểm xuyết (xen vào) phần giai điệu. Chiêng dàm đệm giữ nhịp. ở những dàn chiêng lớn, những bản nhạc khó, phức tạp có thủ pháp phức - điệu thì chiêng Dàm cũng được sử dụng đánh giai điệu.
Người Mường sáng tạo ra những phương thức đánh chiêng: Tay trái là tay xách chiêng, tay phải cầm dùi để đánh chiêng (có những trường hợp đặc biệt thuận tay trái có thể áp dụng nghịch cách đánh chiêng) nhưng không điển hình. Người Mường sử dụng cách đánh chiêng buông và đánh dùi chiêng vào chính tâm núm chiêng (hoặc chính tâm mặt chiêng không núm) chứ không sử dụng cách đánh bịt chiêng chặn âm hoặc đánh dùi chiêng vào lòng chiêng như những dân tộc khác. Chiêng Mường được treo trên dây gai, dây vố và tay trái người đánh cầm chiêng đưa ra phía trước không được quá mặt hay quá đầu, cách đánh chiêng buông đảm bảo cho âm vực của chiêng được vang xa nhất, rõ ràng nhất. Khi cần âm lượng lớn, độ rung vang xa thì buông lỏng dây, cổ tay xách chiêng cũng thả lỏng dây, mềm mại hơn. Khi cần âm lượng nhỏ lại, độ vang và bồi âm hãm lại, nhỏ đi thì dây chiêng túm nhỏ lại, căng ra, cổ tay cũng căng và nắm chặt dây chiêng lại. Dùi chiêng được làm bằng gỗ ổi, gỗ sến hay gỗ cây vông, đầu chiếc dùi chiêng phình to ra được bọc vải hoặc da thú mềm. Da bọc dùi thường được lấy từ da của bộ phận sinh dục các loài trâu, bò, hươu, nai, dê để khi đánh vào chiêng tiếng chiêng vang ấm có độ rung, bồi âm chiêng đều hơn. Dùi chiêng Mường có kích cỡ khác nhau thích hợp với từng chiếc chiêng, từng loại chiêng (chiêng nào dùi đấy).
Ngoài ra, một số nghệ nhân người Mường sử dụng chiêng thành thạo còn có kỹ thuật xoa bàn tay vào núm chiêng tạo nên âm vang của chiêng rất độc đáo (điển hình như nghệ nhân Bùi Văn Thực - xóm Chăm - phường Thái Bình (TP Hòa Bình); nghệ nhân Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi. Trước khi xoa chiêng lòng bàn tay phải sạch không dính chất nhờn. Tay trái cầm dây cho thân chiêng dựng thẳng đứng, giữ cho chiêng không được chao đảo. Lòng bàn tay phải xoa mạnh vào núm chiêng. Xoa bàn tay theo chiều ngang thân chiêng, không xoa vòng tròn hoặc từ trên xuống, chiếc chiêng có được ma sát sẽ tạo nên tiếng hú, ban dầu tiếng hú nhỏ dần đến to dần rồi rung lên rất to, vang xa. Khi cường độ âm thanh lên đến đỉnh điểm thì bàn tay xoa nhẹ cho âm thanh nhỏ xuống dần, không vội vàng buông bàn tay ra khỏi núm chiêng. Khi cần tiếng chiêng ngắt lại, hãm lại thì tay cầm dùi đánh chiêng miết vào núm chiêng, hất ngược lên hoặc miết xuống.
Phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc chiêng Mường hết sức phong phú, đa dạng: ở trạng thái tĩnh (ngồi hoặc đứng tại chỗ) hay trạng trái động (tiến lên, lùi xuống) theo đội hình hàng ngang, hàng dọc, đội hình vòng cung hoặc đi vòng tròn... Chiêng được sử dụng trình tấu ở trạng thái tĩnh hay động linh hoạt tùy theo yêu cầu nội dung của nghi lễ, buổi lễ quyết định. Từ nhạc chiêng, nhạc lễ gắn với công việc lễ nghi, nghi thức cụ thể như vậy mà người Mường đã sáng tạo cho mình một phương thức trình diễn chiêng ở thể tĩnh, đứng hoặc ngồi trong phạm vi một khoang nhà, một mảnh sân... và ở thể động, đi khắp khoang nhà, trên các nẻo đường làng xóm, đồng ruộng, dốc núi. Ra sông, ra suối đánh cá, tiễn đưa linh hồn người chết về nơi chín suối... Chiêng sử dụng gọi mẹ khi đứa trẻ khát sữa. Khi mẹ đi làm, con ở nhà với ông, bà, khi con đói, khát đòi ăn ông, bà hoặc người nhà lấy chiêng treo trên vách nhà sàn lên cửa voóng (cửa số nhà sàn) gióng lên 1 hồi chiêng lại dùi 3 tiếng. Người mẹ ở ngoài vườn, ngoài đồng nghe được tiếng chiêng gọi mẹ đã vội về cho con bú. Chiêng sử dụng trong lễ cưới, hỏi lúc đón dâu, đón rể (chiêng nhà trai phải lớn hơn và có âm trầm hơn chiêng nhà gái) và khi mở tiệc mừng, uống rượu cần, hát đối đáp trong lễ cưới dàn nhạc chiêng liên tục trình tấu những câu nhạc, bản nhạc vui, nhiều khi náo nhiệt hoặc nhịp nhàng đệm cho hát thường rang, hát ví (hát đối giao duyên), đánh điểm âm hòa tấu cùng dàn nhạc dân tộc truyền thống của người Mường. Chiêng sử dụng trong lễ hội. Dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình có tới 36 lễ hội lớn, trong đó, 24 lễ hội có sử dụng âm nhạc chiêng. Phương thức trình tấu, trình diễn chiêng ở đây được chia ra làm ba phần: Phần đầu, dàn chiêng tấu bản nhạc đi đường hoặc đi đường đón khách. Đội hình xếp thành một hàng dọc đi từ trong đường làng ra trung tâm lễ hội. Phần hai, dàn chiêng tấu các bài chầm khầm, vào hội, bài dâng oản, bài dâng rượu, bài hoốc mưa, bài mừng cơm mới và bài bôông trắng bôông vàng. Dàn chiêng vừa đi vòng tròn xung quanh cột cờ hoặc cây nêu vừa trình tấu âm nhạc chiêng. Phần ba, dàn chiêng lại xếp thành một hàng vừa đi, vừa tấu những bài chiêng đi đường, bài bôông trắng, bôông vàng, bài đi khắp đường làng. Ngoài ra, chiêng còn được sử dụng trong săn bắt thú rừng, lễ mừng nhà mới, trong tế thần, tang lễ, hội sắc bùa. ở mỗi công việc khác nhau, phương thức trình tấu, trình diễn chiêng Mường có cách thể hiện khác nhau.
H.L (TH)
Bài 7: Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường
Sa Đéc - Làng hoa trăm tuổi Khảo sát xây dựng tour, tuyến du lịch Hồ Hòa Bình Giao lưu văn nghệ chào mừng thành công của cuộc bầu cử và truyền thông về dự án giảm nghèo Tăng cường thanh, kiểm tra lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh
Hội thi Tiếng hát Người cao tuổi huyện Tân Lạc năm 2016
(HBĐT) - Nhằm thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941 – 6/6/2016), hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày Quốc tế NCT (1/10/1991 – 1/10/2016) và tạo ra sân chơi bổ ích, lý thú giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích, ngày 21/6, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức Hội thi Tiếng hát Người cao tuổi năm 2016.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Dương
(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình Dương (1/1/1997 - 1/1/2017), Đài PT&TH Bình Dương phối hợp với Sở VH-TT&DL, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phát động cuộc thi sáng tác ca khúc mới về tỉnh Bình Dương với chủ đề "Bình Dương ngày mới".
Ký họa ở Trường Sa
Nếu ca sĩ ra Trường Sa mang lời ca tiếng hát làm quà tặng lính thì quà của các họa sĩ là gì? Cuộc trò chuyện với hai họa sĩ Đỗ Hiệp và Trịnh Minh Tiến- vừa có chuyến đi Trường Sa đầu tháng 5- sẽ làm sáng tỏ điều này. Là người làm công việc thị giác, chuyên quan sát nên cảm nhận về Trường Sa của họ có nét khác biệt thú vị.
Ngõ tranh gốm độc nhất vô nhị
Một con ngách thậm chí còn chưa được đánh số ở Cầu Giấy, Hà Nội bỗng trở nên nổi tiếng toàn quốc sau khi người dân nơi đây bỏ ra cả trăm triệu đồng để trang trí. Hà Nội bên cạnh Con đường gốm sứ trứ danh nay có thêm “ngách gốm sứ” tuy chỉ dài cỡ 200m cũng thu hút kha khá khách tham quan.
Bài 5: Hình thức biểu hiện của chiêng Mường
(HBĐT) - Xuất phát từ xuất xứ, sự gần gũi máu thịt của chiêng đối với cộng đồng dân tộc Mường ở Hoà Bình, sự ảnh hưởng và sự lan toả của không gian văn hoá chiêng Mường được thể hiện bằng tâm hồn, sức mạnh của làng Mường, đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng. In sâu, hoà đậm trong đời sống học tập, lao động, chiến đấu của cộng đồng, làng xóm, của từng gia đình và theo suốt vòng đời của mỗi người con đất Mường.
Cao Phong: Gần 300 trẻ em tham gia diễn đàn “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống, tai nạn, thương tích cho trẻ em”
(HBĐT) -Ngày 13/6, huyện Cao Phong tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2016 và tổ chức diễn đàn trẻ em với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống, tai nạn, thương tích cho trẻ em”.
Từ khóa » Cách đánh Cồng Chiêng
-
Tìm Hiểu Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Gonatour
-
Cách đánh Cồng Chiêng - Phụ Lục Ph ụ Lục - 123doc
-
Hướng Dẫn đánh Cồng Chiêng Năm 2018 - YouTube
-
Cồng Chiêng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dạy Và Học Cồng Chiêng ở Làng Lút
-
Cồng Chiêng Tây Nguyên Không Mà Có! – Phần 2 | Mobile - TẠ THÂM
-
Những điều Cơ Bản Về Cồng, Chiêng | Mobile - TẠ THÂM
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Điểm Nhấn Văn Hoá, Du Lịch
-
Chỉnh Chiêng - Kỹ Năng Thẩm âm độc đáo Của Các Tộc Người Tây ...
-
Đặc Sắc Cồng Chiêng Của Dân Tộc M'nông | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Độc đáo Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Của đồng Bào DTTS
-
Độc đáo Lớp Dạy đánh Cồng Chiêng Cho Học Sinh Tại Đắk Nông
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Giá Trị Văn Hóa Ngàn đời