Độc đáo Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Của đồng Bào DTTS
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, cho biết: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm khắp 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của trên 17 dân tộc thiểu số (DTTS). Cồng chiêng ở đây được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu giữa con người, thần thánh và thế giới siêu nhiên; những chiếc cồng chiêng của mỗi gia đình biểu hiện cho tài sản, quyền lực và sự an toàn.
Cồng chiêng là một loại hình di sản văn hóa tồn tại từ nền văn hóa Đông Sơn, cách đây ít nhất 3.500 - 4.000 năm, mà trống đồng và cồng chiêng là hai nhạc cụ điển hình. Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các DTTS sống ở trên dãi đất Trường Sơn - Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của dân tộc mình.
Trải qua hàng ngàn đời nay, cồng chiêng vẫn xuất hiện trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt của đồng bào các DTTS: Lễ hội, cưới hỏi, tang lễ, mừng năm mới, mừng nhà mới, mừng lúa mới; các nghi lễ nông nghiệp, mừng chiến thắng, đưa và đón các chiến binh, cầu sức khoẻ và may mắn… trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội... của người Tây Nguyên. Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50-60cm, loại cực đại tới 90 - 120cm.
Hầu hết các buôn làng Tây Nguyên hiện nay đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Vào ngày lễ, Tết, hình ảnh quen thuộc bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong tiếng cồng chiêng vang động núi rừng lại xuất hiện trên khắp các buôn làng. Ở Trường Sơn - Tây Nguyên âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của buôn, làng. Đó là một bộ phận không thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam từ thuở xa xưa cho tới nay.
Ngoài sự phát triển đến một trình độ cao như thế, người Tây Nguyên còn có nhiều phong cách chơi cồng chiêng rất phong phú và bài bản. Phương pháp chủ điệu là một bài trầm đánh trên một vài giai điệu được tìm thấy ở người Bana và Gia Rai. Phương pháp đánh từng chùm gặp ở người Êđê. Phương pháp đối thoại gặp ở người Mnông. Đó là còn chưa kể tới phong cách sử dụng chiêng của những tộc người khác nhau như người Chăm, Chu ru, hay người Raglai, họ thường chỉ có 5; 6 chiêng, số lượng ít hơn so với người Êđê, Mnông...
Cồng chiêng được sử dụng trong hoạt động cộng đồng các DTTS ở Gia Lai. Ảnh: Thanh Hòa
Cồng chiêng cũng là biểu tượng của tiềm lực kinh tế của đồng bào Tây Nguyên xưa. Đã có thời, có những chiếc chiêng trị giá 2 con voi hoặc hàng chục con trâu. Nhà nào nhiều chiêng, có chiêng quý là nhà có quyền lực, giàu có trong buôn làng. Điều đó cũng nói lên rằng, cồng chiêng "bám" rất chắc vào cuộc sống của các tộc người ở Tây Nguyên.
Theo ông Lê Ngọc Quang, đã có thời gian, nạn mua bán cồng chiêng làm vơi đi rất nhiều số lượng cồng chiêng trong các gia đình. Số lượng cồng chiêng ở Tây Nguyên trong thời gian gần đây đang giảm sút tới mức báo động. Tiếng cồng chiêng ngày càng thưa thớt trong đời sống cộng đồng Tây Nguyên do thế hệ trẻ ít mặn mà với cồng chiêng như trước.
Trước nguy cơ mai một của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, việc phục hồi các xưởng chế tạo cồng chiêng sẽ góp phần bổ sung một lượng nhạc cụ gõ cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, và là một cách tích cực để đẩy mạnh phong trào diễn xướng sử dụng cồng chiêng trong các dân tộc. Đồng thời, các nhà quản lý tuyên truyền cho người dân hiểu được giá trị không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình để cùng gìn giữ, bảo vệ phát huy nó trong nền văn hóa cộng đồng.
Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh công tác khảo cứu điền dã, trao đổi với các nghệ nhân, xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng, tổ chức đội ngũ nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống. Bảo tồn, phát huy di sản cồng chiêng Tây Nguyên còn được thể hiện cụ thể bằng việc đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật của các tỉnh Tây Nguyên.
Từ khóa » Cách đánh Cồng Chiêng
-
Tìm Hiểu Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Gonatour
-
Cách đánh Cồng Chiêng - Phụ Lục Ph ụ Lục - 123doc
-
Hướng Dẫn đánh Cồng Chiêng Năm 2018 - YouTube
-
Cồng Chiêng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dạy Và Học Cồng Chiêng ở Làng Lút
-
Cồng Chiêng Tây Nguyên Không Mà Có! – Phần 2 | Mobile - TẠ THÂM
-
Những điều Cơ Bản Về Cồng, Chiêng | Mobile - TẠ THÂM
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Điểm Nhấn Văn Hoá, Du Lịch
-
Bài 6: Phương Pháp Trình Tấu Chiêng Mường - Báo Hòa Bình
-
Chỉnh Chiêng - Kỹ Năng Thẩm âm độc đáo Của Các Tộc Người Tây ...
-
Đặc Sắc Cồng Chiêng Của Dân Tộc M'nông | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Độc đáo Lớp Dạy đánh Cồng Chiêng Cho Học Sinh Tại Đắk Nông
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Giá Trị Văn Hóa Ngàn đời