Bài Tập Thanh Toán Quốc Tế Có Lời Giải - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
Có thể bạn quan tâm
Xuất nhập khẩu Lê Ánh giới thiệu đến bạn bộ câu hỏi và bài tập thanh toán quốc tế có lời giải để các bạn ôn tập và hiểu hơn các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay.
>>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất
Nội dung chính:- 1. Bài tập thanh toán quốc tế
- 2. Bài tập tình huống thanh toán quốc tế
1. Bài tập thanh toán quốc tế
Một số bài tập thanh toán quốc tế cơ bản bao gồm:
Câu 1:
Hãy phân loại LC?
Trả lời:
UCP 600 không phân loại cụ thể LC. Tuy nhiên, xét từ góc độ nghiên cứu, người ta thường căn cứ vào tính chất (đặc điểm) của LC để phân loại.
Ví dụ LC có thể gồm các loại sau:
1. LC hủy ngang (Revocable LC).
2. LC không hủy ngang (Irrevocable LC).
3. LC không hủy ngang, có xác nhận (Irrevocable Confirmed LC).
4. LC tuần hoàn (Revolving LC).
5. LC với điều khoản đỏ (Red Clause LC).
6. LC dự phòng (Standby LC).
7. LC chuyển nhượng (Transferable LC).
8. LC giáp lưng (Back - to - Back LC).
9. LC trả ngay (sight LC).
10. LC chiết khấu (negotiable LC).
11. LC kỳ hạn thanh toán dần (deferred LC).
12. LC kỳ hạn chấp nhận thanh toán khi đến hạn (acceptance LC).
Tham khảo: Phương thức LC (letter of credit) - thanh toán theo thư tín dụng
Trong thực hành, theo quy tắc của mẫu điện MT700 phát hành LC qua hệ thống Swift, thì tại trường 40A quy định bắt buộc phải thể hiện loại LC (Form of Documentary Credit) theo một trong các cách sau:
- Irrevocable
- Irrevocable Standby
- Revocable
- Revocable Standby
- Irrevocable Transferable
Xem thêm: SWIFT CODE là gì?
Câu 2:
Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, trên AWB thường được ghi như thế nào trong ô consignee:
a. Consignee: To order of Collecting Bank.
b. Consignee: To Collecting Bank.
c. Consignee: To Drawee (Importer).
Trả lời:
Vì AWB không là chứng từ Sở hữu hàng hóa, nên không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu, chính vì vậy, phương án a. là không phù hợp.
Còn phương án c. thì gặp rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền, trong khi nhà xuất khẩu lại không lấy được hàng. Do đó, để kiểm soát được hàng hóa, nhà xuất khẩu khi lấy AWB phải quy định ở phương án b.
Câu 3:
Trong nhờ thu kèm chứng từ, trên B/L ghi "Consignee: To Collecting Bank" mà không có thỏa thuận trước với ngân hàng thu hộ. Hỏi ngân hàng thu hộ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Thứ nhất, được từ chối nhận hàng mà không chịu bất kỳ trách nhiệm gì
Thứ hai, nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền theo quy định trong lệnh nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ sẽ làm thủ tục trao hàng hóa cho người nhập khẩu,
Thứ ba, có thể tiến hành các thủ tục lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa với chi phí thuộc về bên gửi chứng từ đến.
Trong mọi trường hợp, ngân hàng thu hộ được quyền thu mọi khoản phí phát sinh liên quan đến xử lý nhờ thu.
Câu 4:
Lệnh nhờ thu quy định lãi suất phải được thu, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trả lời:
Nếu lệnh nhờ thu chỉ quy định lãi suất phải được thu mà không nói rõ là có được miễn hay không, thì ngân hàng thu hộ có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy theo trường hợp, mà không thu lãi suất như đã yêu cầu.
Câu 5:
Nếu Lệnh nhờ thu quy định lãi suất phải được thu và không được miễn, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trả lời:
Khi Lệnh nhờ thu nói rõ rằng lãi suất không được miễn nhưng Người trả tiền lại từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ sẽ không trao chứng từ và không chịu trách nhiệm gì về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc chuyển giao chứng từ.
Khi lãi suất bị từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ phải thông báo không chậm trễ bảng viễn thông hoặc, nếu không thể bằng các phương tiện nhanh chóng khác cho gan hàng mà từ đó nhận được Lệnh nhờ thu gửi đến.
Câu 6:
Hãy giải thích nội dung điều kiện trao chứng từ "D/P 3 days after sight".
Trong trường hợp nào thì nên áp dụng điều kiện "D/P 3 days sight"?
Trả lời:
D/P X days sight là quy tắc nhờ thu, trong đó, lệnh nhờ thu quy định trong Khoảng thời gian 3 ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, nhà NK trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ. Điều kiện trao chứng từ như vậy vẫn thuộc điều kiện D/P, nhưng nhà NK không phải trả tiền ngay khi nhìn thấy, mà được phép trả tiền trong khoảng thời gian là X ngày sau khi nhìn thấy bộ chứng từ.
Điều kiện DP X days sight được áp dụng chủ yếu trong các tình huống sau:
1. Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào hàng hóa và bộ chứng từ cũng đến nhà NK cùng lúc, do đó, trong trường hợp bộ chứng từ đến trước, để tạo điều kiện cho nhà NK chỉ phải trả tiền khi hàng tới đích, người XK đồng ý để nhà NK trả tiền trong khoảng thời gian thích hợp là 3 ngày sau khi bộ chứng từ được xuất trình.
2. Nhà XK muốn chắc chắn là bộ chứng từ chỉ được trao khi đã nhận được tiền, tuy nhiên, không phải lúc nào nhà NK cũng có sẵn tiền để thanh toán. Do đó, nhà XK cho phép một khoảng thời gian là 3 ngày sau khi xuất trình chứng từ để nhà NK tìm kiếm nguồn tài trợ. Nếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, nhà NK có thể nhận được bộ chứng từ sớm mà chưa phải trả tiền ngay, tiền thu từ bán hàng được dùng để trả nợ khi đến hạn (sau 3 ngày).
Trong trường hợp này, ngân hàng thu hộ đã cấp tín dụng cho nhà NK.
3. Do điều kiện D/P 3 days sight có lợi hơn D/P đối với nhà NK, do đó, nhà XK có thể bán được nhiều hàng hơn, tăng doanh thu và mở rộng được thị phần.
Nên áp dụng điều kiện D/P 3 days sight trong trường hợp:
Thứ nhất, bộ chứng từ đến trước hàng hóa.
Thứ hai, tạo điều kiện cho nhà NK tìm người tài trợ bảo lãnh để nhận hàng.
Câu 7:
Nếu các hình thức cam kết trả chậm trong nhờ thu đối với nhà nhập khẩu.
Trả lời:
Nhà NK cam kết trả chậm trong nhờ thu bằng các hình thức:
Thứ nhất, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn (D/A).
Thứ hai, phát hành kỳ phiếu (promissory note).
Thứ ba, phát hành thư cam kết trả chậm (letter of undertaking to pay - deferred payment - installment payment - debt schedule).
Câu 8:
Điều kiện nào sau đây nhà XK chọn phương thức nhờ thu:
a. Nước NK có nền chính trị không ổn định.
b. Nhà NK là tin cậy những doanh số kinh doanh nhỏ.
c. Nhà NK bộc lộ vài rủi ro, nhưng hàng hoá lại bán chạy tại nước nhà NK.
Trả lời:
Trong nhờ thu, nhà XK có đòi được tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí và khả năng tài chính của nhà nhập khẩu, chứ không phải ngân hàng. Do đó, nếu nhà nhập khẩu bộc lộ rủi ro thì không nên chọn phương thức thanh toán nhờ thu.
Trong thực tế, cam kết trả tiền của nhà khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi rủi ro chính trị. Nền chính trị của một nước không ổn định, có thể làm cho tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn, làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, hoặc thay đổi chính sách... Chính vì vậy, không nên chọn phương thức nhờ thu khi nước nhập khẩu có nền chính trị không ổn định.
Như vậy, tiêu chí cơ bản để lựa chọn phương thức nhờ thu đó là: Nhà nhập khẩu phải tin tưởng về thiện chí và năng lực) và nền chính trị quốc gia phải ổn định.
Câu 9:
Lệnh nhờ thu là:
a. Hoá đơn bán hàng.
b. Là hệ thống các chỉ thị cho NH thực hiện.
c. Chứng từ vận tải.
d. Một yêu cầu thanh toán.
Trả lời:
Câu trả lời đúng là phương án b.
Câu 10:
Tại sao nhà xuất khẩu khi ký phát hối phiếu lại chỉ định người thụ hưởng ghi ở mặt trước hối phiếu là ngân hàng phục vụ mình?
Trả lời:
Theo luật của các nước, hầu hết các doanh nghiệp không được mở tài khoản ở nước ngoài (trừ một số doanh nghiệp đặc biệt được phép). Điều này là dễ hiểu, bởi vì có những rào cản nhất định trong việc mở tài khoản giao dịch ở nước ngoài, như:
- Luật pháp giữa các nước không thống nhất.
- Ngôn ngữ sử dụng bất đồng.
- Thủ tục mở tài khoản không khả thi (giấy đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu chữ ký,...)
- Thủ tục giao dịch tài khoản không cho phép (mỗi khi giao dịch chủ tài khoản phải ký, xuất trình chứng từ...) Chính vì vậy, các doanh nghiệp XNK không có tài khoản ở nước ngoài, sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ, ký phát hối phiếu đòi tiền, nhưng phải chỉ định ngân hàng phục vụ mình (có tài khoản ở nước ngoài) thay mặt nhận hộ tiện cho mình.
Câu 11:
Tính pháp lý của hành vi ký hậu hối phiếu là gì? Hãy nêu các loại ký hậu hối phiếu
Trả lời:
a. Tính pháp lý của hành vi ký hậu hối phiếu: Ký hậu là việc người thụ hưởng ký vào mặt sau của tờ hối phiếu, rồi chuyển giao hối phiếu cho người được chuyển nhượng. Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu hối phiếu bao gồm:
Ký hậu miễn truy đòi: Là loài ký hậu, mà một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu Lái phiếu được miễn truy đòi.
Người ký hậu sẽ ghi thêm câu "Miễn truy đòi - Without Recourse" vào một trong ba loại ký hậu nói trên, ví dụ ghi: "Trả theo lệnh ông X, miễn truy đòi" và ký tên; hoặc "Chỉ trả cho ông X, miên - đòi".
Khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, thì tất cả những người kỷ hậu có ghi "miễn truy đòi" đều được miễn trách nhiệm hoàn trả tiền; còn đối với những người không ghi câu "miễn truy đòi" đều phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho bất cứ người nào được chuyển nhượng sau đó. Ký hậu miễn truy đòi cũng là loại ký hậu thông dụng trong thanh toán quốc tế.
Xem thêm: Hối Phiếu Là Gì? So Sánh Hối Phiếu Và Lệnh Phiếu
Câu 12:
Tại sao ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) lại ký hậu hối phiếu trước khi gửi đi nước ngoài đòi tiền?
Trả lời:
Ta hãy hình dung, nếu người thụ hưởng phải ký hậu hối phiếu theo phương thức "mặt đối mặt" khi nhận tiền trong thanh toán quốc tế thì có khả thi không?
Vì không thể ký hối phiếu trước mặt người trả tiền (có thể làm được nhưng sẽ vô cùng tốn kém), nên các ngân hàng giao dịch trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau đã thỏa thuận, cho phép ký hậu hối phiếu trước khi gửi đi đòi tiền, còn đối với hối phiếu kỳ hạn thì chấp nhận trả tiền cũng được thỏa thuận là chấp nhận bằng điện.
Câu 13:
Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng trả tiền hối phiếu là:
a. Remitting Bank.
b. Collecting bank.
c. Presenting Bank.
d. Không phương án nào.
Trả lời:
Nhờ thu là nhờ thu của người ủy thác (người xuất khẩu) đòi tiền người bị ký phát (người nhập khẩu). Các ngân hàng tham gia nhờ thu nhằm cung cấp dịch vụ chuyển chứng từ, thu tiền và chuyển tiền, mà không cam kết cũng như không chịu trách nhiệm gì liên quan đến việc thanh toán hay cam kết thanh toán.
Do đó, cả 3 ngân hàng nêu trên đều không phải là ngân hàng trả tiền hối phiếu trong phương thức nhờ thu (trừ khi các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu).
Câu trả lời đúng là phương án d. .
Câu 14:
Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu, ngân hàng phải:
a. Kiểm tra các nội dung của các chứng từ để đảm bảo rằng chúng không mâu thuẫn nhau.
b. Kiểm tra để bảo đảm rằng các chứng từ thỏa mãn chức năng của chúng.
c. Kiểm tra để đảm bảo rằng chứng từ phù hợp với lệnh nhờ thu về số loại và số lượng mỗi loại.
Trả lời:
Khi nhận được nhờ thu, ngân hàng có hai phương án:
Phương án 1: Từ chối nhờ thu.
Theo Khoản 5, Điều 1 URC 522:
"Banks shall have no obligation to handle either a collection or any collection instruction or subsequent related instructions".
Câu 15:
Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần, nhưng không nói rõ là thanh toán theo điều kiện D/P hay D/A. Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?
Trả lời:
Do không nói rõ là thanh toán theo điều kiện D/P hay D/A, nên ngân hàng chỉ sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện thanh toán đầy đủ giá trị nhờ thu. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do việc giao chứng từ chậm.
Câu 16:
Trong nhờ thu phiếu trơn, lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán như thế nào?
Trả lời:
Phải căn cứ theo luật của từng nước xem có cho phép thanh toán hối phiếu từng phần hay không. Nếu luật cho phép, thì ngân hàng chỉ sẽ trao chứng từ tài chính khi khách hàng đã thực hiện thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu.
Câu 17:
Trong nhờ thu, nếu chứng từ là trả ngay (sight), thì ngân hàng xuất trình phải xuất trình chứng từ để được thanh toán trong khoảng thời gian kể từ khi nhận được chứng từ là:
a. 5 ngày làm việc ngân hàng.
b. 7 ngày làm việc ngân hàng.
c. 2 ngày làm việc ngân hàng.
d. Không phương án nào đúng.
Trả lời:
Điều 6 URC 522 quy định: "In the case of documents payable at sight the presenting bank must make presentation for payment without delay"....
Nghĩa là: "Nếu chứng từ là trả ngay, thì ngân hàng xuất trình phải không chậm trễ xuất trình chứng từ để thanh toán"....
Như vậy, câu trả lời đúng là phương án d.
Câu 18:
Các phương thức phát hành LC?
Trả lời:
UCP 600 không quy định hình thức cũng như phương thức phát hành LC.
Cho đến nay, LC được phát hành theo ba phương thức sau:
Thứ nhất, phát hành bằng thư.
Thứ hai, phát hành bằng điện (telex hoặc swift).
Thứ ba, phát hành hỗn hợp bằng thư và bằng điện. Việc sử dụng phương thức phát hành nào phụ thuộc vào:
a. Yếu tố khách quan: LC là dài hay ngắn. Vì mỗi bức điện chỉ có một dung lượng nhất định, nên những LC có nội dung ngắn thường được chuyển hoàn toàn bằng điện. Những LC có nội dung dài, quá dung lượng của một sức điện, thì những nội chính của LC được phát hành bằng điện (gọi là LC sơ bộ), còn những nội dung dài (như mô tả hàng hóa, catalogue...), sẽ được Phát hành bằng thư.
Ngày nay, do công nghệ thông tin hiện đại, nên việc phát hành LC bằng thư là hiếm thấy.
b. Yếu tố chủ quan: NHPH sẽ phát hành LC theo đề nghị của người yêu cầu, thể hiện trong đơn mở LC.
Câu 19:
Thời điểm phát hành LC là thời điểm nào sau đây:
a. NHPH chấp nhận đơn mở LC của khách hàng.
b. Căn cứ vào đơn, cán bộ thanh toán soạn thảo LC trình giám đốc và được giám đốc chuẩn y phát hành.
c. Ngày bức điện LC được chuyến đi.
d. Sau khi xác minh được tính chân thật của LC, NHTB thông báo LC cho người thụ hưởng.
e. Người thụ hưởng nhận được LC, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương thấy phù hợp và quyết định thực hiện LC.
Trả lời:
Về học thuật, thời điểm một LC được xem là đã phát hành phải là thời điểm tại đó LC thoát ra ngoài tầm kiểm soát của NHPH, tức nếu bằng điện thì đó là thời điểm NHPH ấn nút ENTER để truyền bức điện LC lên không trung, nếu bằng thư thì đó ngày dấu bưu điện trên phong bì thư.
Trong thực tế, theo quy định của mẫu điện swift, trên LC thể hiện đồng thời cả hai ngày, đó là: Ngày đẩy bức điện đi "INPUT TIME/DATE" và Ngày phát hành quy định ở trường "31C: DATE OF ISSUE". Trong thực tế, hai ngày này thường trùng nhau và theo tập quán của NHTM, thì họ coi ngày DATE OF ISSUE là ngày phát hành LC.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó (chủ quan hay khách quan) mà hai ngày này lại khác nhau, đặc biệt là trường hợp ngày quy định ở trường 31C lại sớm hơn ngày INPUT, thì người xuất khẩu có quyền từ chối giao hàng với lý do là LC được phát hành muộn hay không? Sau khi trao đổi với các chuyên gia, đều cho rằng đây là khoảng trống về mặt pháp lý, nếu có tranh chấp xảy ra sẽ thiếu vắng nguồn pháp lýđiều chỉnh.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan
2. Bài tập tình huống thanh toán quốc tế
Một số bài tập tình huống thanh toán quốc tế cơ bản bao gồm:
Câu 1:
Trong phương nhờ thu kèm chứng từ, trên B/L thường được ghi như thế nào trong ô consignee:
a. Consignee: To order of Collecting Bank.
b. Consignee: To Collecting Bank.
c. Consignee: To Drawee (Importer).
Trả lời:
Thứ nhất, đây là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, mà chứng từ lại đại diện cho hàng hóa, nên để kiểm soát được hàng hóa, nhà xuất khẩu không nên lấy B/L loại "Consignee: To Drawee (Importer)".
Vì quy định như vậy, nếu nhà nhập khẩu không trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền và không nhận bộ chứng từ, thì nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý hàng hóa, vì chỉ có nhà nhập khẩu mới có quyền hợp pháp nhận được hàng.
Thứ hai, B/L quy định "Consignee: To Collecting Bank". Muốn được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Nếu không, ngân hàng thu hộ sẽ được miễn trách nhiệm xử lý hàng hóa mà không chịu trách nhiệm gì. Hơn nữa, đây là B/L đích danh nên việc chuyển giao hàng hóa cho người khác (cho nhà nhập khẩu) phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về hành vi ủy quyền nhận hàng trong ngoại thương.
Thứ ba, B/L quy định "Consignee: To order of Collecting Bank". Cũng như trường hợp trên, để được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Vì đây là vận đơn theo lệnh nên việc chuyển nhượng vận đơn bằng thủ tục ký hậu là rất đơn giản và phổ biến.
Chính vì vậy, trong nhờ thu kèm chứng từ, B/L thường quy định theo trường hợp a.
Câu 2:
Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với điều kiện trao chứng từ là D/A. Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp nhận thanh toán và ngân hàng A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng.
Đến hạn thanh toán, người mua không thanh toán, hỏi trách nhiệm thanh toán của ngân hàng A (ngân hàng thu hộ) là như thế nào?
Trả lời:
Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm trả thay, vì cam kết thanh toán là của khách hàng (người nhập khẩu). Tuy nhiên, nếu ngân hàng thu hộ đã bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu và đã gửi thông báo bảo lãnh đó cho ngân hàng nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ phải thanh toán vô điều kiện khi nhờ thu đến hạn, mà không cần biết đến thiện chí hay năng lực thanh toán của khách hàng.
Câu 3:
Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ 509 thanh toán theo điều kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A. Hỏi:
a. Người ủy thác (người xuất khẩu) phải lập bộ chứng từ như thế nào?
b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?
Trả lời:
a. Để phù hợp với quy định của Lệnh nhờ thu, người ủy thác pháp lý chứng từ, trong đó:
- Hóa đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu,
- Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hóa đơn; và 01 hối phiếu kỳ hạn để chấp nhận với 50% giá trị hóa đơn.b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện trả ngay 50% giá trị hóa đơn và đã ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn 50% giá trị hóa đơn.
Câu 4:
Chữ ký của người ký phát hối phiếu có phải đăng ký không? Đăng ký ở đâu? Cách thức kiểm tra như thế nào?
Trả lời:
a. Đối với các pháp nhân: Chỉ có những người có thẩm quyền theo quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, thay mặt pháp nhân đó thì mới có quyền ký phát hối phiếu.
b. Đối với các thể nhân: Không cần đăng ký chữ ký, nhưng phải đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Tùy theo uy tín và mức độ tin cậy của hai bên, mà khi ký hối phiếu có cần người làm chứng hay không. Người làm chứng uy tín và phổ biến ngày nay đó là các luật sư hay công chứng viên.
Câu 5:
Lệnh nhờ thu quy định phí nhờ thu bên nào bên ấy chịu, nhưng người nhập khẩu từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trả lời:
Nếu Lệnh nhờ thu quy định rằng phí và/hoặc chi phí nhờ thu do Người trả tiền chịu, mà không nói rõ là có được miễn hay không, nhưng Người trả tiền từ chối thanh toán, thì, Ngân hàng thu hộ có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy từng trường hợp, mà không thu các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu như đã yêu cầu.
Bất kỳ khi nào, khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu được miễn, thì chúng sẽ được tính cho bên mà từ đó nhận được Nhờ thu gửi đến và sẽ được khấu trừ vào số tiền thanh toán.
Câu 6:
Nếu Lệnh nhờ thu quy định phí bên nào bên ấy chịu (SHA) và không ? được miễn, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trả lời:
Khi Lệnh nhờ thu nói rõ rằng các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu không được miễn nhưng Người trả tiền lại từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ sẽ không trao chứng từ và không chịu trách nhiệm gì về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc chuyển giao chứng từ.
Khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu bị từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ phải không chậm trễ thông báo bằng viễn thông, hoặc nếu không thể, thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác cho ngân hàng mà từ đó nhận được Lệnh nhờ thu gửi đến.
Câu 7:
Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ, ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng phát hành LC và chỉ định người thụ hưởng ghi ở mặt trước hối phiếu là chính mình. Là cán bộ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, bạn sẽ làm gì?
Trả lời:
Sẽ là vô cùng sai lầm nếu cán bộ ngân hàng im lặng và chuyển bộ chứng từ cùng hối phiếu đi đòi tiền nước ngoài mà không có khuyến cáo gì đối với khách hàng. Vì hối phiếu chỉ định người thụ hưởng là người xuất khẩu, mà người này lại không có tài khoản ở nước ngoài, thì ngân hàng nước ngoài biết trả tiền cho ai? Do đó, nhà xuất khẩu sẽ không lấy được tiền, chừng nào hối phiếu chưa được xuất trình lại cho phù hợp.
Để xuất trình hối phiếu phù hợp, hầu hết các câu trả lời đều cho rằng, cán bộ ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký phát lại hối phiếu và chỉ định ngân hàng phục vụ khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Làm như vậy là không sai, nhưng có thể làm cách khác đơn giản hơn, đồng thời phản ánh được bản chất của quan hệ hối phiếu, đó là: "Nhà xuất khẩu chỉ việc ký hậu hối phiếu chuyển nhượng cho ngân hàng phục vụ mình".
Hy vọng bài chia sẻ về Bài Tập Thanh Toán Quốc Tế Có Lời Giải của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuất nhập khẩu Lê Ánh nhé.
>>>>> Bài viết tham khảo:
Các Loại Điện MT (Message Type) Trong Thanh Toán Quốc Tế
Hối Phiếu Là Gì? So Sánh Hối Phiếu Và Lệnh Phiếu
CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC
Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế
LSS Là Phí Gì
Từ khóa: bài tập thanh toán quốc tế, bài tập cán cân thanh toán quốc tế, bài tập thanh toán quốc tế tỷ giá hối đoái, giải bài tập thanh toán quốc tế, bài tập môn thanh toán quốc tế, bài tập thanh toán quốc tế có lời giải, các dạng bài tập thanh toán quốc tế, bài tập các phương thức thanh toán quốc tế, bài tập tình huống thanh toán quốc tế, bài tập về thanh toán quốc tế
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội hay theo hình thức online: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế
-
Câu Hỏi Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế - 123doc
-
Câu Hỏi Tài Chính Quốc Tế - Chia Sẻ Và Tải Tài Liệu Miễn Phí
-
Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế - Bai Tap Tai Chinh Quoc Te - StuDocu
-
Chương 4: Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế
-
Câu Hỏi Và Bài Tập Môn Tài Chính Quốc Tế - TaiLieu.VN
-
[PDF] BÀI 2 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ - Topica
-
Trắc Nghiệm Thanh Toán Quốc Tế Có đáp án Phần 8
-
Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế Bao Gồm Nội Dung Sau?
-
HTCTTKQG – Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế - Tổng Cục Thống Kê
-
Đề Tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY ...
-
[PDF] BÀI GIẢNG 13: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
-
490+ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Thanh Toán Quốc Tế Có đáp án - ViecLamVui
-
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ -Tài Chính Quốc Tế | PDF - Scribd