Đề Tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY ...

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Phần 2) doc Số trang Đề tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Phần 2) 19 Cỡ tệp Đề tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Phần 2) 162 KB Lượt tải Đề tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Phần 2) 0 Lượt đọc Đề tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Phần 2) 102 Đánh giá Đề tài: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Phần 2) 5 ( 12 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Cán cân thanh toán quốc tế cán cân dịch vụ cán cân thu nhập chuyển tiền đơn phương Nguồn vốn ngắn hạn

Nội dung

Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế. 1.1 Quan hệ thanh toán quốc tế và sự thiết lập cán cân thanh toán quốc tế Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, trình độ phát triển,...dẫn đến một số quốc gia sẽ không thể tự đáp ứng được tất cả các nhu cầu về hàng hoá với dịch vụ trong nước. Do vậy, một nước sẽ nhập khẩu những hàng hoá có nhu cầu từ những nước chuyên môn hoá sản xuất loại hàng hoá này với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hoá của mình có ưu thế về năng xuất lao động cho những nước có nhu cầu, nhằm tận dụng được lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối ( lợi thế so sánh) trong ngoại thương. Thương mại quốc tế chính là cơ sở hình thành của thanh toán quốc tế Thương mại quốc tế hình thành và ngày càng phát triển, kéo theo đó, thanh toán quốc tế phải đáp ứng được nhu cầu trao đổi xuyên quốc gia. Trong thương mại quốc tế, lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các quốc gia là không giống nhau...do đó hình thành cán cân thanh toán quốc tế. Khái niệm: Cán cân thanh toán (Balance of Payment), hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, các tại sản khác và các khoản nợ tài chính, các khoản chuyển giao một chiều. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước (người không cư trú) được ghi vào bên tài sản “nợ”. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản “có”. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 5 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh Cán cân thanh toán gồm 4 bộ phận chính: cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tổng thể, cán cân bù đắp chính thức. Như vậy, cán cân thanh toán là tài khoản đối ngoại trong hệ thống các tài khoản quốc gia. Tình trạng của nó sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối, đến toàn bộ nền kinh tế của một nước đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đối ngoại . Một số quy định chung: Các cơ quan và những người làm việc cho các cơ quan đại diện cho Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán...), cho các tổ chức quốc tế (IMF,WB,WTO...) đều được coi là người không cư trú. Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi nhánh tại nước sở tại mới được coi là người cư trú. Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác để học tập, du lịch, chữa bệnh... bất kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là người không cư trú. 1.2 Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế (BOP) Theo thông lệ, BOP bao gồm 2 bộ phận chính: cán cân vãng lai và cán cân vốn. Những hạng mục thuộc tài khoản vãng lai phản ánh luồng thu nhập, trong khi những hạng mục thuộc tài khoản vốn phản ánh sự thay đổi trong tài sản có và tài sản nợ giữa người cư trú và người không cư trú. Các khoản thu như xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được ghi có, làm phát sinh cung ngoại tệ; các khoản chi như nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được ghi nợ, làm phát sinh cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Về mặt nguyên tắc, BOP của mỗi quốc gia có thể được ghi chép, hạch toán bằng bất cứ đồng tiền nào, mặc dù vậy nhưng việc ghi nợ và ghi có luôn tuân thủ:  Các bút toán ghi có (+) phản ánh cung ngoại tệ.  Các bút toán ghi nợ (-) phản ánh cầu ngoại tệ. Kí Nội dung Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP Doanh số Doanh số Cán 6 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP hiệu CA TB thu (+) KTr OM Cán cân vãng lai Cán cân thương mại Xuất khẩu hàng hóa (FOB) Nhập khẩu hàng hóa (FOB) Cán cân dịch vụ Thu từ xuất khẩu dịch vụ Chi cho nhập khẩu dịch vụ Cán cân thu nhập Thu Chi Chuyển giao vãng lai 1 chiều Thu Chi Cán cân vốn Vốn dài hạn Chảy vào Chảy ra Vốn ngắn hạn Chảy vào Chảy ra Chuyển giao vốn 1 chiều Lỗi và sai sót OB Cán cân tổng thể SE IC Tr K KL KS GDHD: Trịnh Thị Trinh chi (-) +150 cân (ròng) 70 -50 -200 +120 -40 -160 +20 +10 -10 +30 +10 -20 +50 +90 +140 -50 +20 -35 -55 +5 -10 +5 -10 20 OFB R L # Cán cân bù đắp chính thức Thay đổi dự trữ Vay IMF và các NHTW khác Các nguồn tài trợ khác Tổng doanh số +15 +5 +0 +500 +20 +15 +5 +0 -500 0 Bảng 1 : Mô phỏng cán cân thanh toán quốc tế Về cơ bản, BOP bao gồm 4 cán cân bộ phận chính như sau: - Cán cân vãng lai. - Cán cân dịch vụ. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 7 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh - Cán cân tổng thể. - Cán cân bù đắp chính thức. - Ngoài ra, BOP còn bao gồm một khoản mục là “ lỗi và sai sót”. 1.3 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế BOP phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế-xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới. BOP là một trong những công cụ quan trọng nhất trong hoạch định chính sách kinh tế. Biết được những nhân tố hình thành cung- cầu một đồng tiền, biết được những nhân tố tác động đến tỷ giá. Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế. Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia. 1.4 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 1.4.1 Nội dung cán cân thanh toán quốc tế 1.4.1.1 Tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai (CA) Ghi chép giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất-nhập khẩu và những thu chi khác có liên quan đến nước ngoài về hàng hoá và dịch vụ của quốc gia. a.Cán cân thương mại hàng hoá (TB) Phản ánh toàn bộ thu-chi ngoại tệ liên quan đến xuất-nhập khẩu hàng hoá của quốc gia. Xuất khẩu phát sinh tăng về ngoại tệ thì ghi (+), nhập khẩu phát sinh tăng về cầu ngoại tệ thì ghi (-).  Thông thường thì khoản mục này đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thanh Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 8 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh toán. Những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại: là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô xuất-nhập khẩu hàng hoá như: tỷ giá hối đoái, thu nhập của người dân, tâm lý ưa chuộng hàng ngoại, chính sách thương mại quốc tế, lạm phát... b.Cán cân thương mại dịch vụ (Se) Khoản mục này phản ánh toàn bộ thu-chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng như: dịch vụ vận tải biển, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng... c.Cán cân thu nhập (Ic) Bao gồm những khoản thu nhập của người lao động (lương, thưởng), thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của những người cư trú trả những người không cư trú và ngược lại. Các khoản thu nhập của người không cư trú trả người cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ, nên sẽ được ghi vào bên “có” với dấu (+). Ngược lại các khoản chi trả cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, do đó sẽ phải ghi vào bên “nợ” với dấu (-). Những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập bao gồm quy mô thu nhập như mức tiền lương, thưởng, tỷ suất sinh lợi từ hoạt động đầu tư và lãi suất; và các yếu tố môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội. d.Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr) Bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại, giá trị của những khoản quà tặng và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú và không cư trú: phản ánh sự phân phối lại thu nhập. Các khoản thu phát sinh cung ngoại tệ/cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên “có” với dấu (+). Ngược lại, các khoản chi phát sinh cầu ngoại tệ/cung nội tệ sẽ được hạch toán vào bên “nợ” với dấu (-). Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc chủ Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 9 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh yếu vào các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị-xã hội và ngoại giao giữa các nước. 1.4.1.2 Tài khoản vốn và tài chính Được tổng hợp từ toàn bộ các chi tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú” và “người không cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản “có” hoặc tài sản “nợ”. a.Cán cân di chuyển vốn dài hạn Bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác. Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của Nguồn vốn, nhưng làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu (+). Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự ra tăng của tài sản song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được ghi vào bên “Nợ” với dấu (-). Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư (MEI hay ICOR) và các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư, sự ổn định về chính trị, xã hội. b.Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn Bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào của khu vực tư nhân (chiếm tỷ trọng lớn) và khu vực nhà nước nhưng dưới rất nhiều các các hình thức khác nhau: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, các hoạt động trên kinh doanh ngoại hối và giấy tờ có giá ngắn hạn kể cả các luồng vốn đầu cơ. Luồng vốn đi vào phản ánh sự gia tăng của NV (TSN), như đã đề được cập, do làm tăng cung ngoại tệ nên vẫn được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, luồng vốn đi ra phản ánh sự ra tăng của TS (TSC) song lại làm tăng cầu ngoại tệ nên vẫn được Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 10 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”. Khác với cán cân vốn dài hạn, quy mô và tình trạng cán cân vốn ngắn hạn phụ thuộc vào các nhân tố như: Chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, lãi suất và các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị - xã hội. c.Cán cân chuyển giao vốn một chiều Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá. Khi được nhận các khoản viện trợ không hoàn lại và được xoá nợ, tương tự như luồng vốn đi vào, gia tăng NV (TSN), làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi “Có” với dấu “+”. Ngược lại, khi viện trợ hay xoá nợ cho người không cư trú, luồng vốn đã đi ra làm tăng cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên “Nợ” với dấu “-”. Khác với các cán cân vốn trên đây, quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế chính trị - xã hội giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt. 1.4.1.3 Tài khoản dự trữ (dự trữ ngoại hối của nhà nước) Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là: lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức:  Tiền mặt  Số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài  Hối phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của chính phủ nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế  Vàng Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 11 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh  Các loại ngoại hối khác 1.4.1.4 Nhầm lẫn và sai sót Sở dĩ có khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong cán cân thanh toán quốc tế vì:  Các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều, vì vậy trong quá trình thống kê sai sót là không thể thiếu.  Và do sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh toán. 1.4.1.5 Cán cân bù đắp chính thức (OFP) Gồm dự trữ ngoại hối của các quốc gia, các khoản vay giữa các Ngân hàng Trung Ương nhằm đưa cho cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia về trạng thái cân bằng. Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định. 1.4.2 Một số phân tích cơ bản CCTTQT (BOP) = CC vãng lai (CA) + CCvốn (KA) + nhầm lẫn, sai sót (OM) + CC bù đắp chính thức (OFP) = 0. CC tổng thể (OB) = CC vãng lai (CA) + CC vốn(KA) + nhầm lẫn sai sót(OM). CC cơ bản (BP) = CC vãng lai (CA) + CC vốn dài hạn (KA). CC bù đắp chính thức (OFB) = - CC tổng thể (OB) CC vãng lai (CA) = CC hữu hình + CC vô hình 1.4.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này có nghĩa là, về tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng. Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt CCTTQT là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân. Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định theo Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 12 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh hai phương pháp:  Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận.  Phương pháp tích lũy. 1.4.3.1  Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại(TB) TB=X-M Như vậy cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa. Cán cân thương mại thặng dư: X > M, cho biết: - Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú - Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ Cán cân thương mại thâm hụt: X < M, cho biết: - Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trú. - Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ. Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại có vai trò to lớn trong nền kinh tế, bởi vì: Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai, Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của cán cân vãng lai. Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đố việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định. Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước phát triển thường công bố tình trạng cán cân này hàng tháng. Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của công chúng. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 13 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 1.4.3.2 GDHD: Trịnh Thị Trinh Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai(CA) Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình”, nên nhìn tổng thể thì nó quan trọng hơn cán cân thương mại. Công thức xác định: CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ R - Cán cân vãng lai thặng dư khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0 Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú lớn hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng lên.cung ngoại tề lớn hơn cầu ngoại tệ. - Cán cân vãng lai thâm hụt khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0 Cán cân vãng lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay người cư trú giảm xuống. cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ. - Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia. Lý do có thể được giả thích như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không đổi ( quốc gia không là chủ nợ và cũng không là con nợ ). Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên ( vị thế quốc gia là chủ nợ ). Ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài tăng lên ( vị thế quốc gia là con nợ). CA = 0, trong dài hạn Theo giả thiết cán cân vãng lai cân bằng, nghĩa là: ( X- M + Se + Ic + Tr ) = 0 Vì trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập do đó chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi là bằng 0, tức: R= 0 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 14 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh - Kl + Ks = 0.có 2 khả năng xảy ra + TH1: Kl < 0 và Ks > 0. nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng áp suất và giảm giá nội tệ + TH2: Kl > 0 và Ks < 0. nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thì sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất va thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. CA = 0 trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là Kl=0, Ks + R = 0 có 2 khả năng xảy ra: + TH1: R > 0 và Ks < 0. Dây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế tình huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn, khi NHTW nỗ lực cân đối các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ giảm giá. Do vậy cho dù trang thái cán cân vãng lai là cân bằng, nhưng vẫn tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW không tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối + TH2: R < 0 và Ks > 0. Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào làm tăng ngoại hối dự trữ quốc gia. Trong thực tế, tình huống này có thêr xảy ra, khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa ( tức ngăn không cho nội tệ tiếp tục giảm giá. Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc tế và tác động vào Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 15 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh tâm lý tiêu dùng. 1.4.3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) BB = CA + Kl Khi CA < 0 nhưng (CA + KI )> 0 thì quốc gia không hề chịu rủi ro thanh toán. Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế cho rằng, cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn về trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia so với cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì; vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và thế giới. - Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín hiệu xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy, nghĩa là cho dù cán cân cơ bản bị thâm hụt nhưng đây chưa hẳn đã là điều xấu. Ví dụ, một quốc gia có thể đang bị thâm hụt cán cân vãng lai & đồng thời có các luồng vốn dài hạn chảy ra, điều này khiến cho cán cân cơ bản trở lên thâm hụt nặng; nhưng các luồng vốn chảy ra sẽ hứa hện những thu nhập như lãi suất, cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai; những thu nhập mày sẽ góp phần cải thiện thâm hụt hay tạo thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư.  Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh tế tuỳ theo cách tiếp cận.  Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực.  Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho vấn đề này. Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. khi mà luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán cân cơ bản trở lên thặng dư. Có hai cách để nhìn nhận vấn đề thặng dư của cán cân cơ bản như sau: Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 16 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh - Cách thứ nhất cho rằng, do được phía nước ngoài tin tưởng nên quốc gia có khả năng nhập khẩu được nhiều vốn dài hạn, do đó không có vấn đề gì phải lo lắng khi cán cân vãng lai bị thâm hụt. - Cách thứ hai cho rằng, thặng dư cán cân cơ bản là một vấn đề phải xem xét, bởi vì việc một quốc gia nhập khẩu vốn dài hạn sẽ phải thanh toán các khoản lãi suất, cổ tức và lợi nhuận trong tương lai. Điều này có thể làm cho cán cân vãng lai trở lên xấu đi trong tương lai. 1.4.3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể (OB) Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân di chuyển vốn + Sai xót Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của Ngân hàng Trung ương trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế. OB= X-M + Se + Ic +Tr + Kl + Ks OB = - OFB Cán cân tổng thể có ý nghĩa vì: Nếu thặng dư nó cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối; Nếu thâm hụt nó cho biết số tiền một quốc gia phải hoàn trả bằng việc bán ngoại hối. Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá cố định mà không thích hợp đối với quốc gia áp dụng tỷ giá thả nổi. Sở dĩ vậy là do, nếu áp dụng tỷ giá thả nổi thì tỷ giá hoàn toàn tự do biến động và như thế thì cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng thái cân bằng , vì Ngân hàng trung ương không can thiệp mua vào hay bán ra đồng tiền của mình, do đó dự trữ ngoại hối không thay đổi. Trong tỷ giá thả nổi, nếu cầu về một đồng tiền lớn hơn cung của đồng tiền đó thì tỷ giá của nó sẽ tăng và ngược lại , do đó thông qua cơ chế biến đổi tỷ giá mà cán cân tổng thể sẽ luôn có xu hướng chuyển về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, cán cân tổng thể là rất quan trọng đối với tỷ giá cố định vì nó cho biết áp lực dãn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền như thế nào. Trong hệ thống tỷ giá cố định một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu, do đó để tránh phá giá, Ngân hàng trung ương phải tiến hành bán dự Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 17 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh trữ.  Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng thâm hụt  Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn  Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả trong dài hạn Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết sức thận trọng. 1.4.4 Các nhận tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội thu hoặc bội chi. Tình trạng này không cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế: cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, tình hình chính trị của đất nước, khả năng trình độ quản lý của chính phủ. 1.4.4.1 Cán cân thương mại Cán cân mậu dịch là yếu tố quan trọng quyết định đến cán cân thanh toán quốc tế (BOP), mà cán cân thương mại lại phụ thuộc vào yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Như:  Thương mại hữu hình: là một trong những hạng mục thường xuyên của BOP. Tuỳ thuộc vào trình độ khoa học kĩ thuật và sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà các quốc gia có thể ở vào vị trí nhập siêu hay xuất siêu.  Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ du lịch. Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 18 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh 1.4.4.2 Lạm phát Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của quốc gia này cao hơn tỷ lệ lạm phát của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia trên thị trường quốc tế. Dẫn đến khối lượng xuất khẩu sẽ giảm. 1.4.4.3 Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của một quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng làm cho mức tiêu thụ hàng hoá cũng tăng theo. 1.4.4.4 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Nếu đồng tiền của một quốc gia bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của quốc gia khác và các yếu tố khác không đổi thì tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm. Hàng hoá xuất khẩu của quốc gia này đên quốc gia khác sẽ trở nên đắt đỏ hơn nếu đồng tiền của quốc gia này mạnh. Kết quả là làm nhu cầu về hàng hoá của quốc gia giảm. Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Đức sẽ trả 38 đồng Mác đức cho một cây vợt tennis có giá 190 USD nếu 1 USD = 2 Mác Đức. Giả sử đồng UDS tăng giá, 1 USD = 3 Mác Đức, thì phải mất 570 Mác để mua cây vợt. Làm giảm nhu cầu của người dân Đức đối với hàng hoá này. 1.4.4.5 Sự ổn định chính trị của đất nước và chính sách đối ngoại của quốc gia Sự ổn định chính trị của một nước chính là điều kiện vững chắc để phát triển kinh tế. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 19 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển. 1.4.4.6 Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm lại vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ, trong đó quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ cải thiện theo chiều thuận. 1.5 Nguyên tắc ghi chép của cán cân thanh toán quốc tế 1.5.1 Ghi chép * Các giao dịch chuyển tiền quốc tế được phản ánh vào bên Có và bên Nợ của cán cân thanh toán. - Bên Có: phản ánh các khoản thu tiền của người nước ngoài tức là những khoản giao dịch mang về cho quốc gia một số lượng ngoại tệ nhất định. Bên Có được ký hiệu dương. - Bên Nợ: phản ánh các khoản chi tiền ra thanh toán cho người nước ngoài tức là nh- ũng khoản giao dịch làm cho quỹ ngoại tệ ở trong nước giảm đi. Bên Nợ được ký hiệu âm (-) của cán cân thanh toán. 1.5.2 Hoạch toán (bút toán kép) Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép. Điều này có nghĩa là mỗi một giao dịch được ghi kép, một lần ghi Nợ và một lần ghi Có với giá trị như nhau. 1.6 Các cơ chế điều chỉnh và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế . 1.6.1 Khi thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế Khi cán cân thanh toán quốc tế có thâm hụt sẽ làm cho tỷ giá tăng cao và đồng nội tệ mất giá.Các nước thường sử dụng các biện pháp sau đây để cải thiện cán cân Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 20 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh thanh toán quốc tế khi bị thâm hụt:  Vay nợ, gồm: - Vay nước ngoài. - Vay IMF (SDR). Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến. Biện pháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Ngày nay việc vay nợ không còn giới hạn bởi quan hệ giữa ngân hàng nước này với nước kia, mà nó đã được mở rộng ra nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trên cơ sở các hiệp định đã được ký giữa các bên.  - Áp dụng các chính sách và biện pháp tác động đến cung cầu ngoại hối như: Chiết khấu cao để thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài: Ngân hàng Trung ương của các nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài di chuyển đến nước mình, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó. Trong số những chính sách tiền tệ tín dụng được sử dụng để thu hút tư bản vào, thì chính sách chiết khấu được sử dụng phổ biến hơn. Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước mình thì Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài dịch chuyển vào. Thế nhưng biện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trường hợp bội chi không lớn lắm và cũng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời. Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội...của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là ít rủi ro trong đầu tư tín dụng. - Phá giá tiền tệ: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, một số nước tư bản đã sử dụng chính sách phá giá tiền tệ như là một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và bình ổn tổng giá hối đoái. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 21 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP GDHD: Trịnh Thị Trinh Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi. Còn kết quả hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh... trên thị trường quốc tế. - Tác động đến Quota, hạn ngạch, thuế Xuất-Nhập khẩu. Ngoài ra còn có các biện pháp: - Thu hồi vốn đầu tư nước ngoài (FDI). - Bán rẻ chứng khoán quốc tế (PORFOLIO).  Giảm dự trữ ngoại hối, cụ thể là xuất ngoại hối để trả nợ. - Xuất ngoại tệ trong quỹ dự trữ. - Giảm dự trữ vàng.  Khi cán cân thanh toán thâm hụt thì các biện pháp đưa ra đều có tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Kết luận: Như vậy, có nhiều biện pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, song việc lựa chọn phương pháp nào thì phải xuất phát từ kết quả phận tích những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu hụt của cán cân, phải xem xét tình hình cụ thể, toàn diện của quốc gia đó cũng như tình hình quốc tế có liên quan để lựa chọn và sử dụng biện pháp thích hợp và hữu hiệu. 1.6.2 Khi thặng dư cán cân thanh toán quốc tế Trong trường hợp BOP thặng dư, những biện pháp thường được đưa ra để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: - Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. - Tăng nhập khẩu hàng hóa, tư liệu sản xuất. - Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, nâng cao hiệu quả sự dụng vốn. - Tăng dự trữ ngoại hối. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 22 Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP - GDHD: Trịnh Thị Trinh Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn ngắn hạn.  Như vậy, khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì các biện pháp đưa ra có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế_BOP 23 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Atlat Địa lí Việt Nam Đơn xin việc Lý thuyết Dow Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC Tài chính hành vi Đồ án tốt nghiệp Thực hành Excel Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế