HTCTTKQG – Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế - Tổng Cục Thống Kê

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cán cân thanh toán quốc tế là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

Bảng cán cân thanh toán quốc tế gồm các hạng mục sau:

a) Cán cân vãng lai

Hàng hóa: Xuất khẩu FOB

Hàng hóa: Nhập khẩu FOB

Hàng hóa (ròng)

Dịch vụ: Xuất khẩu

Dịch vụ: Nhập khẩu

Dịch vụ (ròng)

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp) (ròng)

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp) (ròng)

b) Cán cân vốn

Cán cân vốn: Thu

Cán cân vốn: Chi

Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn

c) Cán cân tài chính

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có

Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ

Đầu tư trực tiếp (ròng)

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có

Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ

Chứng khoán nợ

Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ

Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ

Chứng khoán nợ

Đầu tư gián tiếp (ròng)

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản có

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợ

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)

Đầu tư khác: Tài sản có

Tiền và tiền gửi

Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài

Ngắn hạn

Dài hạn

Tín dụng thương mại và ứng trước

Các khoản phải thu/phải trả khác

Đầu tư khác: Tài sản nợ

Tiền và tiền gửi

Vay, trả nợ nước ngoài

Ngắn hạn

Dài hạn

Tín dụng thương mại và ứng trước

Các khoản phải thu/phải trả khác

Đầu tư khác (ròng)

d) Lỗi và sai sót

đ) Cán cân tổng thể

e) Dự trữ và các hạng mục liên quan

Tài sản dự trữ

Tín dụng và vay nợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế

Tài trợ đặc biệt

Phương pháp tính:

Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế:

– Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam;

– Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế là Đồng Đô la Mỹ (USD);

– Tỷ giá quy đổi Đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo;

– Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:

+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;

+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

– Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam;

– Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.

Các mối quan hệ hạch toán cơ bản trong cán cân thanh toán:

– Cán cân vãng lai gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai.

Công thức tính:

Cán cân vãng lai (A)

= Hàng hóa (ròng) + Dịch vụ (ròng) + Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) +

Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng)

Hàng hóa (ròng)

=

Xuất khẩu hàng hóa (FOB)

Nhập khẩu hàng hóa (FOB)

Dịch vụ (ròng)

= Xuất khẩu dịch vụ

Nhập khẩu dịch vụ

Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng)

= Thu (thu nhập sơ cấp)

Chi (thu nhập sơ cấp)

Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng)

= Thu từ chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp)

Chi chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp)

– Cán cân vốn gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.

Công thức tính:

Cán cân vốn (B)

= Thu cán cân vốn

Chi cán cân vốn

– Cán cân tài chính gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.

Công thức tính:

Cán cân tài chính (C)

= Đầu tư trực tiếp   (ròng) + Đầu tư gián tiếp   (ròng) + Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) +

Đầu tư khác (ròng)

Đầu tư trực tiếp (ròng)

= Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (tài sản có) +

Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (tài sản nợ)

Đầu tư gián tiếp (ròng)

= Đầu tư gián tiếp nước ngoài (tài sản có) +

Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam (tài sản nợ)

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)

= Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (tài sản có) + Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (tài sản nợ)

Đầu tư khác gồm các giao dịch vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi giữa người cư trú và người không cư trú ở Việt Nam.

Công thức tính:

Đầu tư khác (ròng)

= Đầu tư khác (tài sản có) +

Đầu tư khác (tài sản nợ)

– Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể.

Công thức tính:

Lỗi và sai sót (D) = E – (A + B + C).

– Cán cân tổng thể (E): Được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo (E = -F).

Dự trữ và các hạng mục liên quan (F): Được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.

2. Kỳ công bố: Quý, năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

– Phối hợp: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế