Bài Thảo Luận "Phân Tích SWOT Ngành Du Lịch Việt Nam"

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài thảo luận "Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam" doc Số trang Bài thảo luận "Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam" 52 Cỡ tệp Bài thảo luận "Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam" 2 MB Lượt tải Bài thảo luận "Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam" 8 Lượt đọc Bài thảo luận "Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam" 544 Đánh giá Bài thảo luận "Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam" 4.2 ( 15 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan phân tích ngành du lịch tài trợ dự án Phân tích SWOT Ngành du lịch Du lịch Việt Nam tiềm năng tài nguyên du lịch

Nội dung

1 Học viện ngân hàng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lớp nhe-cd25 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THẢO LUẬN: MÔN: Tài trợ dự án. Nhóm thực hiện: nhóm 5^^ Giảng viên:Đào Thị Thanh Tú MỤC LỤC Mục lục....................................................................................................................................2 2 Giới thiệu chung…………………………………………………………………………………4 I, Điểm mạnh của du lịch việt nam……………………………………………………….…….5 1, Vị trí địa lý thuận lợi…………………………………………………………..……5 2. An ninh chính trị ổn định……………………………………………………...…..7 3. Tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng………………………………………….….8 4.Tiềm năng con người ,cơ sở vật chât ,đường lối……………………………………9 II) Điểm yếu ,khó khăn ,tồn tại …………………………………………………………..……9 1, cơ sở hạ tầng vật chất ………………………………………………………………9 2, Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao………………………………………………………………………10 3, Chưa khai thác, bảo tồn đúng mức………………………………………………11 4, Thiếu nhân lực lành nghề……………………………………………………….13 III/Cơ hội:( Oportunities)…………………………………………………………….…….14. 1, Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu………………………………………...14 2. Nhu cầu du lịch giải trí sinh thái ngay càng cao…………………………….…16 3. Tình hình an ninh xã hội của các nước có hoạt động du lịch mạnh diễn biến phức tạp và bất ổn……………………………………………………………………….……….27 4.Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất……………………………………………………………………… …29 5. Quan điểm phát triển về ngành du lịch ………………………………………35 IV/Thách thức(Threats )………………………………………………………………...37 1,Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu……………………………37 2, Ý thức ,văn hoá ,ứng xử của người dân việt nam…………………………………………..39 3 3, Du khách sẽ một đi không trở lại……………………………………………….42 4, Ảnh hưởng của các thị trường du lịch trong khu vực………………………..46 5,Thủ tục còn rườm rà……………………………………………………………48 V/Một số giải pháp phát triển du lịch…………………………………………………..49 Kết:…………………………………………………………………………………………………………………………………… 51 BẢNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA NGÀNH DU LỊCH 4 Giới thiệu chung Nghành du lịch việt nam ( Vũng Tàu) Bạn hãy thử tưởng tượng vào một ngày bạn chợt nhận ra mình đang bị bao gánh nặng, bao điều phiền toái vây quanh bạn thực sự rất căng thẳng. bạn thấy mình tự nhiên cáu gắt với những thứ chẳng đáng để làm điều đó thế là bạn đang bị coi là strees rồi đó. Trong cuộc sống hiện đại việc bị các áp lực công việc, áp lực xã hội, từ phía gia đình và bản thân chúng ta. Làm cho chúng ta những lúc cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Lúc này một liều thuốc khá hữu hiệu để có được tâm trạng cân bằng trở lại là bạn hãy bỏ xa khỏi môi trường gây strees cho chúng ta một thời gian. Và khi đó cách bạn có thể dùng đến là đi du lịch. Trên đây là một tác dụng của việc đi du lịch đối với chúng ta và chúng ta còn có thể kể ra rất nhiều điều có ích nữa cua du lịch đối với một cá nhân đó là trong chuyến đi mình đã thu lượm được bao kiến thức mới, được thấy tận mắt một phong cảnh đẹp mà mình đã ao ước một lần được đi đến đó khi nhìn thấy nó trên tivi.Còn đối với một quốc gia, đó là được coi là nghành công nghiệp không ống khói.Hàng năm tổng doanh thu của ngành du lịch lên tới 944 tỷ USD và tạo ra khoảng 6-7% việc làm trên toàn cầu. Tại nhiều quốc gia ngành du lịch đang đóng góp khoảng 5% GDP của cả nước. Con số này thực tế còn cao hơn nhiều ở các nước châu Á như: Thái Lan, Singapore… Số liệu được ông Tim Bartlert nêu ra tại hội thảo còn cho thấy cứ 2,4 giây, ngành du lịch lại tạo ra một việc làm mới (ông Tim Bartlert cố vấn của UNWTO tổ chức Du lịch Thế giới ) Và ở nước ta theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng cho biết: Năm 2009, ngành du lịch đã mang về cho đất nước khoảng 4 tỷ USD. Đây đang là một trong 5 5 ngành có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nước ta. Hàng năm ngành này đóng góp khoảng 6,5% vào GDP của cả nước và đã phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng lao động khác nhau ở khắp các vùng . Như vậy với vai trò to lớn không phải bàn cãi của mình, nghành du lịch trong nhiều năm qua đã được Đàng và Nhà nước coi trọng đươcj thẻ hiện băngd các chính sách và văn bản pháp luật khuyến khích và chỉ dẫn nghành du lịch đi đúng đường theo còn đường đi phát triển của đất nước đang hướng đến. Đó là luật du lịch 2005,CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG của ngành Du lịch Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007)... Do nước ta là nước xuất phát chậm hơn rất nhiều các nền du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới và do nghành du lịch liên quan đến nhiều nghành như giao thông vận tải, thương mại, cơ sở hạ tầng... Nên nghành nước ta đã đạt được các thành tưu và cũng bộ lộ mhững hạn chế. Nên bài sau đây sẽ cố gắng làm rõ mặt mạnh để có thể phát huy và mặt yếu để tìm giải pháp khắc phục. trong mối tương quan với cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài để làm sao nghành du lịch đạt được những mục tiêu đề ra. I, Điểm mạnh của du lịch việt nam 1, Vị trí địa lý thuận lợi. Như mọi người đã biết Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông với 3260 km bờ biển. . Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tươi Một đặc điểm nổi bật nữa của Việt Nam là nhiều đồi núi, chiếm ¾ diện tích, cũng là quốc gia có nhiều đảo nhỏ và phân bố rải rác, có hai khu vực đảo tập trung nhất là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Có hai quần đảo rộng lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó nghành du lịch trong nhiều năm qua tập chung khai thác vào tiềm năng rừng biển và vị trí địa lý mà thiên nhiên ban tặng cho việt nam. Như du lịch biển, du lịch sinh thái có những bước phát triển. Điều này được minh chứng bằng Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Tính đến hết năm 2007 Việt Nam được UNESCO công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ. -Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng. 6 Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Tháp Bà Nha Trang, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh. Cũng vì vị trí địa lý Việt Nam có đường biên giới khá lớn, tiếp giáp với nhiều nước, cả trên đất liền lẫn biển. Trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có tới 1400 km đường biên giới, giữa Việt Nam và Lào 2067 km, giữa Việt Nam và Campuchia là 1080 km. Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng trên bản đồ thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Việt Nam như một bao lơn trông ra Thái Bình Dương, là cửa ngõ giao thương trong khu vực. điều này được biểu hiện qua việc di chuyển rất thuận lợi về đường bộ, đường biển, và đường hàng không. Trên bộ với vị trí chiến lược từ việt nam có thể dẽ dàng đi lên trung quốc, hay đi về hướng tây qua lào thái lan, myanmar là đến được đất nước đông dân ấn độ. Đạc biệt là đà nẵng là điểm cực đông củ hành lang kinh tế đông tây đi qua bốn nước xuất phát từ myanmar qua lào, thái lan rồi đến việt nam. Trên hành lang này với mục đích chung là phát triển kinh tế giữa bốn nước mà hành lang chạy qua, nó là điều kiện rất tốt để việt nam có thể kết nối các trung tâm du lich trong khu vực. từ tuyến đương này có thể xây dựng các tour đi xuyên 4 nước góp phần thu hút các khách quốc tế ở các trung tâm như bankoc, pataya đến việt nam. Trên biển Đông, biển Việt Nam cũng tiếp giáp với biển Trung Quốc, Đài Loan, Philipin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Thái Lan và Campuchia.Việt Nam và chín nước (và lãnh thổ) khác bao quanh biển Đông, nơi có nhiều hàng qua lại nhất thế giới. Đài Loan, với cảng Cao Hùng, và Trung Quốc, với những cảng Hồng Kông và Thượng Hải, là những điểm đến và đi của những tuyến tàu biển nối liền với cảng Singapore. Con đường hàng hải đi qua biển Ðông là một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới. Theo một tính toán, một phần ba vận chuyển thương mại thế giới đi qua vùng biển này. nhờ vị trí chiến lược của việt nam có một vị trí chiến lược trên tuyến hàng hải nối các cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới singapore, honkong, đài loan. Nên việt nam trở thành điểm dưng chân lý tưởng để các con tàu du lịch, hàng hoá có thể cập bến để có thể bốc thêm hàng ở việt nam. Dưng lại cho du khách nghỉ ngơi tham quan sau một chuyến hành trình dài để tiếp tục đi tiếp đến các điểm du lịch nổi tiếng như honkong, singapore. Đây là một lợi thế của Việt Nam vì Malaysia quá gần Singapore còn Philippines và Indonesia là những quần đảo không có hậu phương. Như vậy ta đã thấy vị trí của việt nam là một điểm mạnh của nghành du lịch nó giúp việt nam có thê thu hút thêm luợng khach từ các tour du lịch kết nối giữa các địa điểm nổi tiếng trong khu vực. Về đường hàng không Nhìn bản đồ Đông Nam Á thì thấy rằng, trừ Jakarta, thủ đô Indonesia, tất cả thủ đô các nước ASEAN đều cách Tp.HCM non hai giờ máy bay. Đài Bắc và Dakka, thủ đô Bangladesh, cũng chỉ cách Hà Nội có hơn hai giờ bay. Miền Nam Trung Quốc, vùng có kinh 7 tế phát triển mạnh nhất của nước này, ở trọn trong tầm hai giờ bay từ Hà Nội. Ba cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới, Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng, cách Hà Nội hay Tp.HCM non hai giờ bay. Nói một cách khác, Việt Nam nằm ngay giữa vùng kinh tế sôi động nhất thế giới. Vị trí trung tâm này đã là một trong số những nguyên nhân của bốn chục năm chiến tranh mà Việt Nam đã phải chịu đựng. Bây giờ, với hòa bình được lập lại, vị trí đó có thể được dùng vào mục đích phát triển kinh tế. Trong đó có du lịch. 2. An ninh chính trị ổn định Có một điều người dân việt nam luôn tự hào với bạn bè thế giới là đất nước việt nam thanh bình con người việt nam thân thiện. và điều này cũng được thế giới công nhận qua chỉ số hoà bình toàn cầu do tổ chức International Monetary Fund. Bình chọn việt nam đứng thứ 39 trên 144 được bình chọn . đây đúng là một điều đáng tự hào với việt nam. Trong khi các chỉ số khác của việt nam không mấy sáng sủa Tổ chức Nghiên cứu Xếp hạng Viện Kinh tế và Hoà bình Chỉ số Hoà bình Toàn cầu 39 trên 144 Heritage Foundation/The Wall Street Journal Chỉ số Tự do Kinh tế 142 trên 157 The Economist Chỉ số Chất lượng cuộc sống toàn cầu, 2005 61 trên 111 Phóng viên không biên giới Chỉ số tự do báo chí toàn cầu 155 trên 167 Minh bạch quốc tế Chỉ số nhận thức tham nhũng 111 trên 163 Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc Chỉ số Phát triển Con người 109 trên 177 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 77 trên 125 8 3. Tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng Nhờ được thiên nhiên ưu đãi vào cảnh quan nên việt nam sở hữu nhiều phong cản đẹp. cộng với nền văn hiến 4000 năm việt nam là một đất nước có bề dày lịch sử với 54 dân tộc anh em mnag nhiều bản sắc văn hoá khác nhau. Do đó việt nam được đánh giá với tiềm năng du lịc rất lớn dựa trên cở sở về thiên nhiên văn hoá có thể thu hút được rất nhiều du khách quốc tế, trong nước đi khám phá và tìm hiểu. tiềm năng du lịch của việt nam có thể được thống kê bằng các số liệu dưới đây. Tính đến năm 2006, Việt Nam có 2888 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia. Trong đó gồm: -¬¬¬ 1367 di tích lịch sử. -1355 di tích kiến trúc nghệ thuật. -62 di tích khảo cổ. -104 di tích thắng cảnh. Trong đó có 110 di tích được xếp hạng đặc biệt. - Đặc biệt tới năm 2007,có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. - Di tích lịch sử:khu di tích Đền Hùng,đền Cổ loa ,khu di tích Hoa Lư,phố cổ Hội An ,tháp chàm khơ me,thành cổ Quảng Trị,khu di tích làng Sen, khu di tích Điện Biên Phủ,Khu di tích ATK,địa đạo Vĩnh Mốc ,địa đạo Củ Chi… - Việt nam con được biết tới là quốc gia đa văn hóa ,đất nước của những lễ hội .Hằng năm trên cả nước có tới hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ .Một số lễ hội lớn như:lễ hội đền Hùng ,LH Chùa Hương,hội Lim,hội Gióng ,lễ hội Đua Voi… - Hiện nay cả nước có 1450 làng nghề ,các làng nghề có sức thu hút khách du lịch .Một số làng nghề nổi tiếng :Gốm Bát Tràng ,tranh Đô Hồ ,chiếu Cói Nga Sơn,đúc đồng Ngũ Xá,đồ gỗ Đồng Kị,gốm Đông Triều ,lụa Vạn Phúc…. - Không chỉ có các di sản vật thể ma VN còn có những di sản phi vật thể như :quan họ Bắc Ninh,nhã nhạc cung đình Huế,ca trù ,cồng chiêng Tây Nguyên… - Việt nam còn thu hút khách du lịch bởi những món ăn truyền thống độc đáo như phở ,bánh đậu xanh Hải Dương,rượu sán Lùng ,thắng cố (sapa _lào cai)….. - Cả nước có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia. - Cả nước hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. 4)Tiềm năng con người ,cơ sở vật chât ,đường lối. 9 - Trong thời gian qua nguồn lao động du lịch của nước ta đã tăng lên về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng,bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Tính đến năm 2005 số lao động trong ngành du lịch là 704.000 người chiếm 1,5% lao động cả nước. - Cơ sở hạ tầng được nhà nước quan tâm đầu tư ,cải thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Tới năm 2005 nhà nước đã đầu tư 2146 tỉ đồng để nâng cấp ,xây dựng cơ sơ hạ tầng phát triển du lịch. Do đó CSHTDL đã và đang từng bước được cải thiện. - Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành du lịch ,Đảng và nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư phát triển du lịch,coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì những khuyến khích ưu đãi của nhà nước sẽ thúc đẩy du lịch phát triển. Với tiềm năng lớn, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. II) Điểm yếu ,khó khăn ,tồn tại 1, cơ sở hạ tầng vật chất - Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa các vùng miền, giữa các khu, điểm du lịch . Việc này dễ dàng được nhận thấy ở khắp mọi địa điểm du lịch của việt nam hiện nay. Từ không có chỗ cho khách du lịch đến lưu trú hoặc quá yếu với quy mô nhỏ, thiếu từ khách sạn cao cấp để đón khách cao cấp đến chỗ được coi là bình dân thì quá xuyềnh xoàng thiếu thốn tiện nghi. Đi du lịch mà phải chịu tiếng ồn của động cơ do chạy máy nổ phát điện. Đó là tình trạng mất nước, mất điện thường xuyên. Hay trong các chuyến du lịch đương dài bằng đường bộ du khách không thể ngồi trên xe suốt cuộc hành trình từ điểm xuất phát đén điểm cuối. Du khách cần một chỗ nghỉ ngơi, vệ sinh, ăn uống lại vừa có thể tìm hiểu thêm các địa diểm trong chuyến hành trình. nắm được điều này nghành du lịch đã đầu tư các địa điẻm dừng xe nhưng thật đáng buồn là những điểm này không hoạt động hiệu quả không những thiếu ( trên cả nước mới có 5 điểm dừng chân trên quốc lộ 1A) mà còn yếu trong việc khảo sát gây lãng phí vì đặt sai địa điểm không đáp ứng được nhu cầu khách du lịch vì thiếu dịch vụ nghỉ dưỡng, không đảm bảo vệ sinh. .... 2, Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao. Hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn của khu vực còn bộc lộ nhiều hạn chế. Dù từ năm 2000 tới nay, Nhà nước đầu tư khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động xúc tiến, quảng bá, nhưng xem ra, cái cách tiếp cận thị trường của ngành du lịch vẫn còn lửng lơ, thiếu thông tin và thiếu cả trách nhiệm. 10 Thiếu chuyên nghiệp suốt 10 năm Gần 10 năm qua, ngân sách trung ương chi cho hoạt động xúc tiến du lịch vào khoảng 150 tỷ đồng nhưng ông Nguyễn Quý Phương, Vụ phó Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) vẫn cho rằng khoản kinh phí đó là quá eo hẹp. Điều đó lý giải vì sao hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam ở nước ngoài thiếu tính chuyên nghiệp và luôn gặp khó khăn. Theo ông Phương, thay vì tổ chức các hoạt động xúc tiến liên tục tại một số thị trường trọng điểm, ngành du lịch mới thực hiện được 1 sự kiện/năm (hoặc tại hội chợ, hoặc tại road show quảng bá điểm đến). Với hình thức xúc tiến như vậy, du lịch Việt Nam không tạo được tiếng vang với giới truyền thông và các hãng lữ hành ở nước ngoài. Trong khi đó, các nước trong khu vực thường dành cho xúc tiến du lịch khoảng vài chục triệu USD/năm. Một số nước như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia đã chi ít nhất 1 triệu USD cho một lần tham gia hội chợ ITB Berlin (Đức). Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh cũng thừa nhận, trong khi ở nhiều nước trên thế giới có quỹ dự phòng du lịch thì Việt Nam lại không có. Do đó, khi chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch "Ấn tượng Việt Nam" trong năm 2009 được triển khai, ngành du lịch chỉ đủ sức quảng bá ở trong nước chứ không thể khuếch trương ra nước ngoài. Nếu được quảng bá rầm rộ, chắc chắn lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009 sẽ không dừng lại ở con số 3,8 triệu lượt người. "Hơn 10 năm nay, việc đề nghị mở văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài đã được đưa ra bàn luận. Thậm chí Tổng cục Du lịch (TCDL) đã tuyên bố sẽ thí điểm tại 5 thị trường trọng điểm trong năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả", ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL TP Hồ Chí Minh bức xúc. Trong khi đó, việc quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài hiện đang theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Đại diện Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, tại tất cả hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, mỗi quốc gia tham dự đều có một gian hàng với các sản phẩm tương đồng. Chẳng hạn như Trung Quốc, khi tham dự một hội chợ họ chỉ tổ chức duy nhất gian hàng giới thiệu với du khách tất cả điểm đến, khách sạn và công ty lữ hành của đất nước mình. Còn gian hàng của Việt Nam lại trong tình trạng "cát cứ", mỗi DN được chia một sạp để tự phát card, các ấn phẩm và giới thiệu sản phẩm của riêng mình. Điều này cho thấy, công tác xúc tiến du lịch của Việt Nam tại nước ngoài thiếu tính chuyên nghiệp. Theo ông Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, hằng năm, ngành du lịch đã phải bỏ ra khoản chi phí không nhỏ để tổ chức các hội chợ, roadshow (chương trình xúc tiến điểm đến) ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi sự kiện kết thúc cũng là lúc ban tổ chức "thở phào" vì coi như đã hoàn thành nhiệm vụ, còn không có đơn vị nào đứng ra đảm nhận vai trò tiếp tục là cầu nối để giữ mối quan hệ với các đối tác. Điều đó khiến cho mọi thông tin về tiềm năng du lịch Việt Nam không được cập nhật thường xuyên đến bạn bè quốc tế. "Trông người" để "ngẫm đến ta" Vì chưa có văn phòng đại diện nên khi diễn ra các sự kiện ở nước ngoài, ngành du lịch nước 11 ta mới vội vàng thành lập các đoàn xúc tiến trong nước tham gia. Trong khi đó, lẽ ra, khi quảng bá, xúc tiến du lịch, các DN bán sản phẩm của mình hay Nhà nước quảng bá hình ảnh quốc gia thì đều cần phải có tầm nhìn dài hạn. Chẳng hạn, hoạt động xúc tiến của năm nay đã phải quảng bá cho du lịch năm tới, thậm chí cho nhiều năm tiếp theo, để khách du lịch nước ngoài lên kế hoạch. Nhìn sang "láng giềng" Thái Lan để thấy hoạt động xúc tiến du lịch của họ được triển khai bài bản và chuyên nghiệp thế nào. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), hiện Thái Lan có 22 văn phòng đại diện du lịch trên thế giới. Những văn phòng này được đặt tại các thị trường trọng điểm. Tùy vào đặc điểm từng thị trường mà TAT xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá dài hơi phù hợp. Nhờ vậy, mỗi năm, Thái Lan đón hơn 15 triệu lượt khách quốc tế, trong khi Việt Nam chỉ đón hơn 4 triệu lượt. Từ năm 2007, TAT đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm, có gần 400 nghìn du khách Việt Nam sang Thái Lan, trong khi Việt Nam chỉ thu hút được 200 nghìn khách du lịch Thái Lan. Đến bao giờ tiềm năng du lịch Việt Nam mới thực sự tạo được ấn tượng đối với du khách nước ngoài thông qua những văn phòng đại diện? Ông Trần Chiến Thắng cho rằng, việc thành lập văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài vốn khó thực hiện vì đòi hỏi kinh phí rất cao. Nhưng ông Lã Quốc Khánh lại có lời giải ngay cho bài toàn này, đó là hợp tác với Vietnam Airlines vì hàng không quốc gia Việt Nam có văn phòng đại diện ở hầu hết thị trường trọng điểm. Còn về con người, TCDL có thể cử cán bộ sang Thái Lan, Singapore... để học tập kinh nghiệm làm thế nào để văn phòng đại diện hoạt động hiệu quả. Theo TCDL, việc lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm sẽ khiến lượng khách du lịch quốc tế tăng thêm khoảng 100 nghìn lượt mỗi năm. Đã thấy rõ hiệu quả, sao không làm? 3, Chưa khai thác, bảo tồn đúng mức. - Nhiều nơi khai thác TNDL còn bừa bãi ,thiếu sự quản lí của nhà nước ,làm cho các TNDL ngày càng suy kiệt. - Đảm bảo an toàn cho khách du lịch còn thiếu triệt để, chưa đồng bộ, một số giải pháp có tính tình thế. An toàn của du khách ở nhiều khu, điểm và tuyến du lịch vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết. Vẫn còn không ít hiện tượng cướp giật, đeo bám, chèo kéo khách, vi phạm các quy định về vận chuyển khách, vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm… - Khai thác TNDL chưa gắn liền với việc bảo vệ và phục hồi .ý thức của khách du lịch ,của người kinh doanh du lịch còn chưa cao.Việc phá hoại TNDL như vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan của các TNDL còn khá phổ biến tại các khu du lịch. 12 Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan tâm sự rằng, khi nghĩ về du lịch ông thấy buồn, các sản phẩm du lịch của ta - những thứ mà thiên nhiên đã phải mất hàng triệu năm kiến tạo đang xuống cấp nghiêm trọng. Hang Pác Bó đẹp là thế, bỗng một ngày, một bãi bê tông hiện lên rộng mênh mông, tan nát hết cả cảnh quan. Điểm mặt các bãi biển từ Trà Cổ tới Đồ Sơn, môi trường cảnh quan, bị các loại công trình kiến trúc lấn át. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có thói quen đến thăm chùa Trấn Quốc những lúc rảnh rỗi, nhưng giờ ông bảo, không muốn đến nữa vì sợ cái màu vàng mới tinh của chùa và lạ lẫm trước cái cổng mới được xây dựng. Nhiều năm trước đây, Nhà nước đã từng quyết định giữ lại khu di tích danh thắng Yên Tử, không cho triển khai dự án khai thác than trong khu vực di sản quan trọng này, nhưng lại cũng phải chấp nhận điều chỉnh thu nhỏ lại khu vực đệm và khu vực bảo vệ các di tích Tràng Kênh Bạch Đằng (Hải Phòng), phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) để nhường bớt một số núi đá cho các dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng khai thác đá nguyên liệu... Nhiều đại biểu tham dự hội thảo phải kêu trời khi tình trạng xâm hại tài nguyên môi trường du lịch ở một số nơi đã ở mức báo động. Tình trạng phá rừng, ngăn suối, chặt cây làm thủy điện ở một số vùng du lịch đã phá vỡ nghiêm trọng cảnh quan, môi trường tài nguyên du lịch quý giá của đất nước. Để xảy ra tình trạng này nguyên nhân chính là tư duy “tiểu nông” vẫn tồn tại trong ngành du lịch. Ngành du lịch mới chỉ quan tâm đầu tư vào hạ tầng dịch vụ, những cái thu được tiền ngay mà chưa quy hoạch được vào việc khai thác những tiềm năng to lớn của những giá trị lịch sử. Nhiều giá trị lịch sử đã bị bỏ qua, ví như nơi từng diễn ra trận Bạch Đằng giang nổi tiếng trong lịch sử nhà Trần đã không được nghiên cứu đến nơi đến chốn để đưa vào phục vụ du lịch là một sự lãng phí lớn. Cảnh quan thiên nhiên của khu vực này, đặc biệt là rặng núi án ngữ cửa biển nay đã bị các nhà máy xi măng “ngốn” sạch. Nhiều khách du lịch đến Việt Nam không khỏi xót xa, lo cho “núi xác máy bay B52” ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Không quân, hay ở giữa hồ Hữu Tiệp, bởi những xác máy bay kia dù làm bằng những chất liệu bền vững nhất, mà cứ phơi sương phơi nắng thế kia thì rồi cũng có ngày... tan biến. Mà trên hành tinh này, chỉ có duy nhất Việt Nam bắn hạ được B52. Khi mỗi di sản thiên nhiên hay di tích xuống cấp, người ta vẫn đổ tội cho ngành văn hóa, nhưng còn du lịch thì sao? Du lịch cũng không phải vô can khi chỉ biết đầu tư để khai thác cái ngắn hạn, còn lâu dài thì bỏ qua. Và nói theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “thì chúng ta đang lãng phí những giá trị lịch sử mà tổ tiên để lại.” 4, Thiếu nhân lực lành nghề Điểm yếu nhất là ngoại ngữ , thiếu nụ cười thân thiện. Bản báo cáo mới đây củ Tổng cục du lịch cho biết, hơn một nửa số nhân viên du lịch trong nước không biết ngoại ngữ, ngay cả các thứ tiếng 'phổ thông' như tiếng Anh, tiếng Pháp. 13 Khỏi nói tới các thứ tiếng mới thịnh hành như tiếng Hàn, tiếng Nhật, hay 'quý hiếm' hơn là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả rập. Trình độ ngoại ngữ bị cho là điểm yếu nhất của nhân lực ngành du lịch Việt Nam. Con số đưa ra đã gặp phải phản đối dữ dội từ các chuyên gia đào tạo ngành du lịch. Tiến sỹ, Phó giáo sư Đinh Trung Kiên, Chủ nhiệm khoa Du lịch thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói thống kê như vậy là không chính xác. "Nếu tính lao động thời vụ tại các khu du lịch thì có thể, nhưng còn nói tới nhân viên du lịch chuyên nghiệp thì phải đạt trình độ A mới được tuyển". Nhiều người trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch cũng cho rằng, nhận xét của Tổng cục Du lịch có vẻ như quá bi quan. Anh Nguyễn Đức Quỳnh, phụ trách marketing khách sạn Melia Hà Nội nói khách sạn của anh luôn lấy ngoại ngữ làm tiêu chí tuyển chọn nhân viênTuy nhiên anh thừa nhận, tại một số cơ sở của nhà nước với đội ngũ nhân viên đã có tuổi thì mặt bằng trình độ có thể còn hạn chế. Báo chí Việt Nam trích lời nhóm chuyên gia xây dựng chương trình nhân lực du lịch nói rằng nếu không giải được bài toán nhân lực thì du lịch Việt Nam sẽ khó mà phát triển. Trình độ chuyên môn, cung cách phục vụ chưa tốt Nguồn lao đông tuy đông đảo nhưng còn yếu kém về trình độ chuyên môn ,số lao động có trình độ chuyên môn chiếm 58,3% số lao động.Chưa đáp ứng kịp thời về phát triển du lịch .Đặc biệt ,phẩm chất người lao động du lịch còn thiếu tác phong công nghiệp ,tính kỉ luật ,tính hợp tác còn thấp … Việc quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng “ Người ta nói VN có rừng vàng biển bạc mà không biết khai thác hết. Đó là điểm yếu của mình” Đó là do Sự quản lí của nhà nước còn chưa đúng mức ,tình trạng chồng chéo quyền hạn ,trách nhiệm trong quản lí du lịch. III/Cơ hội:( Oportunities) 1, Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu. 1.1.Du lịch với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam 14 Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP. Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăng trưởng khách và thu nhập. Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250 nghìn lượt (năm 1990) lên 2,05 triệu lượt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1 triệu lượt lên 11 triệu lượt; thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng. 5 năm gần đây (2001-2005), tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhưng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên lượng khách và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Khách quốc tế năm 2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt; khách nội địa năm 2001 đạt 11,7 triệu lượt; năm 2005 đạt 16,1 triệu lượt; người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2005 ước khoảng 900 nghìn lượt. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ (riêng GDP du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước, theo cách tính của UNWTO thì con số này khoảng 10%). Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2004, Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới. (?)Có được bước tiến nhanh như vậy là do đâu? Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu,du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch 15 song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu á-Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Theo “Quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010”:Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch là: Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. (nguồn:http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=0501). 1.2.Thành tựu đạt được của ngành du lịch về quan hệ hợp tác quốc tế hiện nay: Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã ký 42 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; ký hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác Hành lang Đông - Tây, hợp tác sông Mêkông - sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO)…; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng 16 của 60 nước và vùng lãnh thổ. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới. Một số chính phủ và tổ chức quốc tế như Luxembourg, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, Cu Ba, cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, EU, WTO… viện trợ không hoàn lại gần 40 triệu USD về đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật cho du lịch Việt Nam; thu hút 9,126 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài (chiếm 7% tổng số vốn FDI cả nước, không tính số dự án đầu tư vào văn phòng và căn hộ cho thuê). Ngành Du lịch đã thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động…) đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn, chủ yếu là kinh doanh ăn uống, và gần đây là kinh doanh lưu trú ở các nước láng giềng, Pháp, Đức và Hoa Kỳ. Việc đón tiếp trên 4 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm trong những năm gần đây và đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ở nước ngoài đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước và góp phần đẩy mạnh Ngoại giao Chính trị - Kinh tế - Văn hóa. 2.– Nhu cầu du lịch giải trí sinh thái ngay càng cao: 2.1:Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (ecosystems)và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường). Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên ( natural reserve), đặc biệt ở các vườn quốc gia (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. tuy nhiên 17 điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hinh du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn ( rural tourism ) hoặc các trang trại ( farm tuorism) điển hình. 2.2 Một số điểm du lịch sinh thái đáng chú ý ở Việt Nam Trong vùng du lịch phía Bắc và Bắc Trung Bộ có điều kiện hình thành tuyến du lịch sinh thái phía Đông Bắc từ thành phố Hà Nôi-Bắc Ninh-Bắc Cạn- Lạng Sơn-Cao Bằng phong phú và đa dạng về yếu tố sinh thái vốn có của đất nước. Chiều dài của tuyến du lịch khá thuận tiện về đường bộ, những năm gần đây nhiều đường xá đã được nâng cấp hoàn chỉnh như đường quốc lộ mới, đường 32 v.v... Về mặt lưu trú của du khách cũng có các khách sạn với tiện nghi hiện đại. Nhiều tổ chức lữ hành , phục vụ thông tin liên lạc, quảng bá v.v... các Sở Du lịch, các công ty kinh doanh du lịch về các làng bản, nhân dân địa phương trên tuyến điểm du lịch đã có kinh nghiệm tốt đảm bảo niềm tin gây cảm tình đối với du khách. Tuyến du lịch có thể tổ chức dài từ 4-5 ngày đối với toàn tuyến, tuy nhiên có thể tuỳ theo yêu cầu của du khách mà có thể phân thành mộttuyến nhất định. Điều đáng mừng là những năm gần đây nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã hưởng ứng tích cực loại hình du lịch sinh thái. Loại hình du lịch này bước đầu đã được chú ý đầu tư để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời hình thành và phát huy chất lượng phục vụ của các tuor du lịch làm cho du khách thấy thoải mái, chủ động. Sở Du lịch tỉnh Hà Tây đã mở thêm các tour du lịch sinh thái vườn lồng ghép các tour du lịch làng nghề như vuờn sinh thái ở Chương Mỹ, ở Thường Tín, khu du lịch sinh thái Song Phương, trang trại sinh thái Vân Canh ở Hoài Đức, vườn có Ngọc Nhị ở Ba Vì v.v... Ở Khánh Hoà củng mở các tour du lịch mới đưa du khách đến khu vực Đầm Môn , bãi tắm Xuân Đừng ở vịnh Văn Phong v.v... các du khách boi thuyền trên vịnh, thăm một số bãi biển trên vịnh, thăm làng nghề Hà Đằng từ nhiều năm còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn Dốc Lết, tắm suối nước nóng Tháp Bà v.v...Huyện Sa Pa nằm sâu trong rìa Tây Nam , là huyện từ khi ra đời được coi là vùng khí hậu ôn đới đặc biệt của Việt Nam. đây là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ cần phải kể đến tiểu vùng(hoặc khu vực) du lịch Cần Thơ có các yếu tố sinh thái đặc trưng mà các tỉnhtrong vùng này khó hội đủ. Tình này là vùng đất màu mỡ của đồng bằng sôngCửu Long, nên ngày từ thời còn thuộc Pháp người dân Nam Bộ đã mệnh danh Cần Thơ là Tây Đô. Ở đây chính quyền thực dân đã bố trí đầy đủ quyền lực để củng cố địa vị độc tôn của họ về mặt chính trị-hành chính; còn về kinh tế xã hội cũng sớm phát triển. Là tâm điểm thu hút nhà buôn, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà văn hoá do các yếu tố sinh thái đa dạng của Cần Thơ vốn sẵn ưu thế về địa lý, giao thông, về thương mại, cả về du lịch nữa. Riêng về địa lý tự nhiên ở đây là hàng trăm dòng kênh, dòng rạch trên hàng ngàn km chằng chịt bồi đắp phù sa màu mỡ của sông Hậu cho các cánh động, đảm bảo năng suất cây lúa của miền Nam. Các khu vườn cây trái theo mùa vụ trĩu quả, đậm đà hương vị riêng biệt như bưởi, ổi, chôm chôm, quýt đường, cam sành, sầu riêng, xoài cát, đu đủ, măng cụt, mận, nhẵn v.v... Cùng các khu vườn nhà của các hộ dân cư nông trường Sông Hậu trên diẹn tích 7000 ha vừa gieo trồng các giống lúa mới đạt năng suất cao, có chất lượng, các dòn rạch với hai bờ xanh cây bạch đàn và các loại cây ăn quả về mô hình kinh tế sinh thái độcđáo “ Ruộng , vườn, ao, chuồng” tiêu biểu v.v... Sự hấp dẫn về du lịch sinh thái của vung Cần Thơ làm cho du khách 18 trong các tuor du lịch cùng với việc tham quan cac yếu tố kinh tế xã hội đa dạng phong phú đã tăng liên tục từ năm 2000 góp phần vào số doanh thu của ngành du lịch của Việt Nam. Từ năm 2002 ở Củ Chi thuộc thành phố HCM đã bắt đầu đón khách đến nghỉ mát ở khu du lịch thuộc xã Nhân Đức trên diện tích rộ đến 180 ha gồm 3 khu vực : một khu du lịch 25 ha gồm nhà lưu niệm, vườn hoa, khu vui chơi trên nước, khu các bộ tộc Bana, Chơ Ro, Mường, khu nhà hàng v.v... khu thứ 2có các trại gia cầm, trại cá gồm 19 ao với diện tích khoảng 20.000 m2 nuôi trên 1.000.000 vịt anh đào, có diện tích riêng nuôi cá rô phi, cá chép... Khu thứ 3 rộng trên 100ha trồng thuần cây giống nhập từ Đài Loan là cây Ma-li-ba-lu có gốc từ Nam Mỹ được mệnh danh là cây phát tài để xuất khẩu. Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư loại hình du lịch sinh thái trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, trong đó có quy hoạch tổng thể phát triểndu lịch sinh thái Cần Giờ, ghuẩn bị xây dựng một cầu cảng du lịch tại Bình Thung ở quận 7 để phát triển du lịch bằng đường biển và đường sông, tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Tây-Bắc thành phố cùng với dự án hình thành khu phố văn hoá-dịch vụ-du lịch người Hoa ở quận 5. Đồng thời trong kế hoạch 2001-2010 nhằm phát triển loại hinh du lịch sinh thái - mô hình rất cần thiết, các nhà quản lý du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh còn lien kết mật thiết với một số tỉnh như Quảng Nam, Bình Thuận, Tây Nguyên v.v... để thu hút du khách thực hiện các tour du lịch sinh thái. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 19 km về phía Bắc thuộc phường Tân Phú ở quận 9, Khu du lịch Suối Tiên có diện tích khoảng 100 ha từ năm 1999 đã trở thành một điểm hẹn du lịch mới ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vốn là một nơi hoang dã có một dòng suối nhỏ chảy qua từ nhiều năm trước cho đến mãi cuối năm 1995 các nhà quản lý của Công ty xuất nhập khẩu lâm sản, mỹ nghệ, thương mại và du lịch Suối Tiên về phát triển du lịch nên đã thống nhất nhạnh dạn hợp tác đầu tư thành điểm du lịch sinh thái. Ở điểm này có các công trình như Đền Vua Hùng, cổng Thần Tiên, Cầu Kiệu, cung Kỳ Lân, Giếng Mỵ nương v.v... là những cảnh quan nghệ thuật gọi cho du khách về truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Gần đấy có khu vui chơi giải trí cùng với hệ thống cáp treo từ trên cao nhìn xuống công trình Long - Lân - Quy - Phụng nên khu Suối Tiên được người đương thời gọi là vùng đất tứ linh. Trong năm 2002 công trình biển Tiên Đồng bao bọc cả dãy núi gọi là Giả Sơn cùng những di tích văn hoá sinh thái là nui Lạc Long Quân đối diện với nuiÂu Lạc v.v... Phía bên trong các dãy Giả Sơn có những hang động mô phỏng các hang động như Phong Nha, Nam thiên đệ nhất Động v.v... Khi du khách leo đến bậc đá cuối cùng ở núi Lạc Long Quân là nhìn thấy cảnh quan bát ngát của thành phố Hồ Chí Minh. Ở làng du lịch sinh Xi-Va tại Mũi Né, Phan Thiết do công ty du lịch Than Niên thành phố Hồ Chí Minh và công ty lương thực tỉnh Bình Thuận đã đầu tưtrên diện tích ở bãi Mũi Né sát biển dưới các hàng phi lao thoáng mát cùng gió biển gồm các nhà nghỉ bằng bê tông kết hợp các loại vật liệu dân tộc như gỗ, mây, tre, dừa, trang trí phù điêu bằng thạch cao, bằng gạch men theo phong cách cổ truyền bộ tộc Chăm-Pa. Trong các tháng đầu năm 2003 này các nhà quản lý làng nghỉ mát Xi-Va lần lượt tổ chức các chuyến đi cho du khách dạo chơi bằng ca-nô, đánh bắt hải sản, tham quan tìm hiểu các hòn đảo gần kề. Thăm quan tìm hiểu các hòn đảo gần kề, thăm làng thổ cẩm, làng gốm Chăm. Các tiết mục múa Chăm có trình diễn các nhạc cụ Chăm làm cho du khách có dịp thuận tiện tìm hiểu thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc của bộ tộc Chăm v.v... Huyện Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà cũng đang triển khai các dự án phát triển loại hình du lịch sinh thái như dự án khu du lịch sinh thái Bãi Dài, dự án khu du lịch sinh thái thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch- địa ốc Hồng Hà, khu du lịch Cam Ranh thế kỷ XXI. Tại 19 vịnh Văn Phong du khách thường bơi thuyền thăm các bãi biển gần như nguyên sơ, thăm làng Hà Đằng từ nhiều năm vẫn còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn dốc Lết, tắm suối nước nóng Tháp Bà... Cùng với các hang động như đã liệt kê điển hình ở một số nơi trong hệ sinh thái rừngnúi-hang động của Việt Nam có trên 400 suối nước nóng Kim Bôi ở tỉnh Hoà Bình, suối nước nóng Hội Vân ở tỉnh Bình Định v.v... Đồng thời không ít vùng còn có nhiều thác nước mát nổi tiếng như thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang cách thị xã Tuyên Quang 100 km tạo nên một cảnh quan hấp dẫn; thác Bản Giốc ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng trên dòng sôngQuầy Sơn chảy vòng quanh lãnh thổ Việt Nam đến xã Đàm Thuỷ và từ độ cao trên 30m dòng nước trắng xoá đổ xuống qua các bậc đá vôi. Tại tỉnh Bắc Kạn có thác Đầu Đẳng cách hồ Ba Bể khoảng 3km. Tỉnh Nghệ An có thác Khe Kẻm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mạt thuộc huyện Côn Cường. Tỉnh Gia Lai có thác Xung Khoeng thuộc huyện Chư Pờ Rông. Tỉnh Đắc Lắc có thác Drây Sáp. Tỉnh Lâm Đồng có thác Prenn, thác Pong Gua, thác Đam-bờ Ri, thác Cam Ly, thác Đan Ta La, thác Gou Gah v.v... cũng cách thành phố Đà Lạt chừng 7 km về phía Đông-Bắc từ thời Pháp có thung lũng khá đẹp do một số du khách nước này đặt tên là Thung Lũng Tình Yêu (Valléc d’amour) có một cảnh hồ rộng chừng 6 ha với cai tên là hồ Đa Thiện được du khách, đặc biệt là giới trẻ thường đến vãn cảnh đẹp. Cùng với các loại tài nguyên du lịch tự nhiên, Việt Nam còn có nhiều di sản văn hoá lịch sử cổ đại, hiệ đại quý mà các loại hình du lịch cần khai thác đểphát triển du lịch sinh thái. Lịch sử lâu đời của đất nước cho thấy trước khi cónhà nước khoảng 2000-4000 năm những người tiền sử đã sống, hái lượm, lao động sản xuất, phát triển tập quán, phong tục và để lại những di chỉ có giá trị. Tiếp theo các thế hệ liên tục vừa xây dựng nền kinh tế, phát triển đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của đất nước làm cho các di sản văn hoá phát triển vừa đa dạng, vừa độc đáo. kho tàng tài nguyên du lịch về di sản văn hoá phi vật thể và những tài nguyên văn hoá đương đại nói chung quả là lớn góp phần tạo thêm cơ sở vật chất ổn định để ngành du lịch có điều kiện khai thác, bảo tồn nhằm góp phần tích cực, có hiệu quả vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Tính ra trong cả nước từ miền xuôi đến miền ngược đến hàng ngàn tục lễ đậm đà tính chất truyền thông xã hội - nhân văn biểu hiện rõ tình cảm quý giá đối với các nhân vật anh hùng, liệt sỹ có công. Nhưng nói chung đều ghi nhớ những đóng góp vô giá của các tiền nhân lịch sử và là những di sản văn hoá phi vật thể mà 54 dân tộc anh em VIệt Nam rất tự hào. Các lễ hội đều thường diễn ra vào các tháng đầu năm âm lịch; có lễ hội kéo dài qua nhiều ngày. Nếu đúng dịp diễn ra lễ hội mà có các đoàn khách trong các tuor du lịch thì quả là cơ hội hiếm có đối với họ. Các du khách có thể hoà nhịp cùng lễ hội, những giọng hát chân thành, êm dịu, cùng tham gia các diệu múav.v... là chắc chắn khi về họ mãi nhớ những buổi hội ngộ lắng đọng đối với họ. 2.3:Những cô hội cho ngành du lịch: 2.3.1: Cơ hội cho du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam nằm trong vùng châu Á, nơi mà tổ chức du lịch thế giới và nhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi đã khẳng dịnh và dự báo rằng sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất cà cũng có nhiều người đủ điều kiện đi du 20 lịch nhất (500 triệu người) ở thế kỷ 21. Từ những, phân tích, đánh giá dự báo đó cho ta một kết luận nguồn khách du lịch sinh thái quốc tế gắn với thị trường du lịch Việt nam là khách quan và là một tiềm năng. Hiện nay, số khách du lịch trong nước đã tăng lên tới 8,5 triệu lượt khách. Trong đó có bao nhiêu khách thuộc đối tượng du lịch sinh thái? Chưa có số liệu tin cậy bởi khái niệm du lịch sinh thái chưa được quan tâm dẫn đến trong thống kê du lịch chưa được thể hiện. Căn cứ vào số khách đến với các vùng thiên nhiên với động cơ hưởng thụ vào sản phẩm thiên nhiên như: các vườn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên , vãn cảnh sông nước , hành trình xuyên Việt, thám không vùng vịnh hay đến các khu tự nhiên Hạ Long, TamCốc – Bích Động … thì tỷ lệ cũng không nhỏ có thể chiếm tới 30 – 40% tổng số khách hàng năm. Tuy nhiên với khái niệm đầy đủ về du lịch sinh thái vế thứ hai là ý thức , trách nhiệm với việc bảo tồn phát triển du lịch sinh thái thì chưa có những tư duy, giáo dục tốt về vấn dề này. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao và cải thiện… Chắc chắn nhu cầu đi du lịch sinh thái sẽ tăng lên đáng kể, không còn giới hạn ở con số 4 – 5 triệu người/năm mà có thể lên đến hàng chục triệu người mỗi năm trong các năm tới đây. Xét về tiềm năng du lịch sinh thái của nước ta với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông với chiều dài trên 3200km bờ biển có nhiều, vịnh đảo và những quần thể núi đá vôi, sông, hồ, thác nước, hang động, suối nước nóng, và 3/4 diện tích núi rừng với độ dốc cao …đã tạo cho Việt nam rất phong phú và đa dạng về khí hậu và địa hình địa mạo nên rất giàu về tiềm năng sinh thái cũng như sự đa dạng sinh thái . Theo đánh giá của quốc tế, nước ta đứng thứ 16 về sự phong phú, tính đa dạng sinh học, đại diện cho vùng Đông nam Á về sự độc đáo và giàu có về thành phần loài. Mặc dù bị tổn thất về diện tích do nhiều nguyên nhân trong hai thập kỷ qua, nhưng hệ thực vật vẫn còn khá phong phú về chủng loại. Tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái của Việt nam hấp dẫn du lịch ở các đạc trưng sinh thái dưới đây: - Các vùng núi đá vôi với nhiều dạng hang động như là một kho tàng cảnh quan thiên nhiên huyền bí mà trong đó Vịnh Hạ long – di sản thiên nhiên thế giới , động Phong Nha – Kẻ Bàng làm ví dụ . 21 - Nhiều đảo, vịnh và bãi tắm biển đẹp với các sinh thái dộng vật, thực vật biển phong phú và đa dạng. - Hệ thống vườn bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú về hệ động thực vật rừng xen kẽ với nhiều dân tộc có người sinh sống có những bản sắc văn hoá hết sức đa dạng. - Các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng nền văn minh lúa nước nhiều sông lạch, miệt vườn. Ở Việt nam hệ thống rừng đặc dụng được hiểu là hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 2.119.509 ha, bao gồm 11 vườn quốc gia , 64 khu dự trữ thiên nhiên , 32 khu di tích lịch sử, văn hoá, môi trường. Sau khi rà soát lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập một danh mục 101 khu rừng đặc dụng đề nghị chính phủ phê duyệt và phân thành 4 loại : Vườn quốc gia (11 vườn), Khu dự trữ thiên nhiên (53 khu), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh (16 khu) và Khu bảo vệ cảnh quan (21 khu). Theo danh sách này thì còn thiếu nhiều khu bảo tồn thiên nhiên vùng biển và vùng đất ngập nước. Tuy nhiên cho đến nay Chính Phủ vẫn chưa phê duyệt. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuân lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Các nhà sinh thái học thường nhắc đến sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái và thực bì ở Việt nam. Theo thống kê, Việt nam có tới 26 kiểu thực bì tập trung thành 6 nhóm, trải từ rừng kín thường xanh, rừng rụng lá và bán rụng lá, rừng thường xanh hở, rừng thường xanh cây bụi đến các thảm cỏ. Ngoài ra Việt nam còn có 5 nhóm hệ sinh thái thuỷ vực, trải từ nước ngọt đứng, nước ngọt chảy, nước ngọt ngầm, nước lợ và nước mặn. Hệ sinh thái đất ngập nước cũng dang được các nhà khoa học Việt nam nghiên cứu. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân thuỷ, 22 Vườn Quốc gia Tràm chim ở đồng bằng sông Cửu Long là những địa điểm ngắm chim nước lí tưởng. (Vườn Quốc gia Tràm chim) Không chỉ phong phú trên phương diện hệ sinh thái, thiên nhiên còn ban cho Việt nam sự đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu, có khoảng 1200 loài là loài đặc hữu trong tổng số 12000 loài thực vật ở Việt nam(theo ước tính). Trong số 15.575 loài động vật có 172 loài đặc hữu trong số đó có 14 loài là thú. Đặc biệt sự kiện gây chú ý nhất trong giới bảo tồn thế giới là phát hiện 3 loài thú lớn ở Việt nam: Sao la(1992), Mang lớn(1994), Mang Trường Sơn(1997). Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt nam tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên các loài thú lớn của Việt nam khó tiếp cận hơn các loài của Châu phi, và đôi khi sự tiếp cận là không thể chấp nhận được vì các loài vật này bản thân chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ và chúng sống trong các hệ sinh thái tương đối mong manh. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu có quy hoạch thích hợp. Chẳng hạn như khoanh vùng bảo vệ, xây dựng chòi quan sát từ xa có thể xem được một số con tê giác còn sống sót tại vườn quốc gia Cát Tiên mà đầu tháng5/1999 các nhà nghiên cứu đã chụp được những bức ảnh đầu tiên bằng máy ảnhtự 23 động. Khi có các nguồn tài chính có thể xây dựng các khu nuôi thú bán hoang dã. Hiện tại ở Vườn quốc gia Cúc phương đã xây dựng được một khu nuôi các loài linh trưởng rộng khoảng 2 ha. Du khách có thể tham quan và ngắm nhìn một số loài khỉ vượn vào lúc cho ăn. Vườn quốc gia Ba vì cũng đang xây dựng khu nuôi thú và chim bán hoang dã ở khu vực có độ cao 400 mét so với mực nước biển. Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn đối với du lịch sinh thái mang tính chất nghiên cứu khoa học. Những nhà khoa học có thể đến đây để tìm hiểu những loài động thực vật chỉ có ở Việt nam. Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt nam sở dĩ có được là nhờ sự đa dạng về địa hình của đất nước. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong phú về hệ sinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hấp dẫn nhất phải kể đến rừng mưa nhiệt đới Vườn quốc gia Cúc phương, Cát bà, Ba bể, Bạch mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong nha – Kẻ bàng, Hoàng liên sơn . Phong nha-Kẻ bang. Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phân bố dọc theo 3260 km bờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi tắm lý tưởng như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Xuân Thuỷ, Sầm Sơn, Lăng Sô, Bình Châu, Phước Bửu. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo và quần đảo cũng là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Nơi đây ngoài hệ sinh thái trên cạn còn có hệ sinh thái trên biển với các rạn san hô có thành phần loài phong phú. Chúng ta có thể tổ chức du lịch lặn, xem hệ động thực vật biển phong phú trong các rạn san hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo thuộc khu vực Nha Trang, Khánh Hoà. 24 Phú Quốc. Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt nam là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè. Những địa điểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, BaVì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa đã được người pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích của các biệt thự cũ. Từ các trung tâm ngỉ dưỡng nay ta có thể thiết kế các đường mòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác. Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước . 25 Cũng một nỗ lực nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của Việt nam, Nguyễn Quang Mỹ và nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều hang động ở các vườn quuốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên vùng núi đá vôi trên phạm vi cả nước. Động Phong nha, Chùa hương,Tam cốc, Bích động, các hang động trong khu vực di sản thiên nhiên Hạ long là những điểm tham quan nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo sự phân tích của Ngô Đức Thịnh, từ đa dạng về tự nhiên dẫn đến sự đa dạng về văn hoá. Chính vì vậy mà mà người Việt nam không thuần nhất mà gồm 54 dân tộc khác nhau. đáng chú ý hơn là các dân tộc thiểu số thường sống kề gần hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Họ hiện vẫn đang lưu giữ được phong cách sống, bản sắc văn hoá riêng và tập tục độc đáo. Điều này khiến Việt nam càng trở nên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái. Hiện tại đời sống của những người dân ở đây có nhiều khó khăn thiếu thốn. Đây cũng là cơ hội để du lịch sinh thái thể hiện mình, đóng góp vào phát triển cộng đồng tại các điểmdu lịch . 2.3.2 Cô hội cho du lịch sinh thái biển. Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng trong giao lưu quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc gia có biển, kết hợp vói phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thành chiến lược lâu dài của đất nước ta. Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngànhkinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành, vì vậy, sự phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quan hệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh, thành phố, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, hiện nay trên thế giới có157 quốc gia có biển và ở các mức đọ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển là một khó khăn không nhỏ ở nước ta hiện nay. Bởi nếu số người chưa có việc làm quá lớn ở khu vực địa lý chính trị có tính nhạy cảm cao này sẽ dẫm đến những vấn đề xã hội, hình htành nhân tố không ổn định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và an ninh quốc phòng. Vì thế, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển là một việc rất quan trọng đối với chính phủ. Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao, có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch biển có ý nghia khá quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói trên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng 10 triẹu người (chiếm khoảng 84% dân số trong đọ tuổi lao động ở 29 tỉnh, thành ven biển). 26 (Phố biển Đà Nẵng) Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọng trong chiên lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịchViệt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bò, chưa được đầu tư khai thác một cách tưông xứng, tuy nhiên ở khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hang năm thu hút khoảng 60-80% 27 lượng khách du lịch. điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của Du lịch ViệtNam. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đã chuyển biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiên quan trọng cả về lượng và chất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước. Hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch của cả nước), đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch VIệt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển. 3.– Tình hình an ninh xã hội của các n ước có hoạt động du lịch mạnh diễn biến phức tạp và bất ổn. Tình hình chính trị tiếp tục không ổn định tại Thái Lan, khủng bố tại Ấn Độ, Indonesia… khách sẽ có xu thế chuyển hướng vào Việt Nam nếu chúng ta có chính sách kích cầu hợp lý. Năm 2009 là năm chúng ta đăng cai hội chợ du lịch quốc tế ATF Hà Nội, đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Thái Lan, làn sóng biểu tình của phe Áo đỏ, bắt đầu từ giữa tháng ba với đỉnh điểm là các vụ xung đột với lực lượng an ninh vào ngày 10/4, ngoài thiệt hại về người, cũng gây thiệt hại nặng nề về vật chất. Thái Lan là quốc gia có thu nhập từ ngành du lịch cao kỷ lục trong nền kinh tế - 6% GDP. Từ giữa tháng 3, số lượt du khách vào nước này đã giảm 30%. Trước khi khủng hoảng chính trị nổ ra, Thái Lan hy vọng đón tiếp khoảng 16 triệu lượt khách trong năm 2010. Hiện ngành du lịch Thái Lan đề ra mục tiêu cố gắng đạt được 13 triệu lượt khách.Đối với một số nhà phân tích, ngoài thiệt hại vật chất, hình ảnh của Thái Lan đã bị hoen ố. Từ lâu nay, đất nước này vẫn được coi là một ốc đảo ổn định, bình yên tại châu Á. Giờ đây, Thái Lan được biết đến như một quốc gia bất ổn và rủi ro chính trị cao.Thu nhập ở ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế chính của Thái Lan, đã giảm đáng kể. Khoảng 10% nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc vào du lịch, do vậy, tình hình bất ổn như hiện nay sẽ có tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. 28 Biểu tình, bạo loạn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và hình ảnh đất nước du lịch Thái Lan. Ấn Độ, ngành công nghiệp du lịch Ấn Độ, được coi là nằm trong số hàng đầu thế giới biểu diễn ba (sau Trung Quốc) - được định nghĩa là các nước thiết lập để phát triển nhanh nhất so với năm 2007 và thập kỷ tới - sẽ có tác động tiêu cực như khách du lịch thích đến thăm các địa điểm an toàn. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng còn có những điểm đến du lịch nổi tiếng như New York, London, Madrid và Bali có cũng bị tấn công khủng bố. Những nơi này và các quốc gia của họ đã phục hồi từ sự suy thoái đột ngột trong bức ảnh đó đã có một tác dụng tương ứng tiêu cực đến ngành công nghiệp du lịch quốc tế và kinh tế của đất nước. Đây đứng là một cơ hội tốt cho ngành du lịch Việt Nam, một đất nước có tình hình an ninh chính trị ổn định, khi các nước trong khu vực có ngành du lịch phát triển đang có sự bất ổn về chính trị,an ninh. Nhờ đó mà,9 tháng đầu năm 2010, khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới và dự báo sẽ vượt chỉ tiêu đón 4,2 triệu lượt khách năm 2010 của ngành du lịch.CôngThương Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2010 đạt 383.463 lượt khách, tăng 26% so với tháng 9/2009. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 303.463 lượt; đường biển đạt 5.000 lượt và đường bộ đạt 75.000 lượt khách. Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2010, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.731.919 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, tất cả các thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2009 như Trung Quốc tăng 89,2%, Thái Lan tăng 39,5%, Hàn Quốc tăng 29,4%, Australia tăng 27,9%, Malaysia tăng 23,1%, Đài Loan tăng 20,7%, Nhật Bản tăng 18,7%, Pháp tăng 12%, Mỹ tăng 2,4%. 29 4.Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất. Ngành du lịch Việt Nam đang ngày một hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả. Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của Ngành. Năm 1990 toàn Ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có gần 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là lao động làm các nghề khác. Trong tổng số có 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ngành Du lịch mặc dù với biên chế rất hạn hẹp (cơ quan Tổng cục Du lịch hiện có 104 biên chế; người làm công tác du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình quân trong toàn quốc khoảng 10 biên chế), đã nỗ lực vượt bậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiến lược và tác nghiệp cụ thể. Chủ trương xã hội hóa trong đào tạo du lịch, có sự kết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học để xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất và trách nhiệm, đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. 30 Bảng 8. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ĐVT: người 1990 2000 2002 2005 70.000 184.000 450.000 710.000 834.096 915.000 1.035.000 Lao động trực tiếp 20.000 64.000 150.000 210.000 234.096 255.000 285.000 Lao động gián tiếp 50.000 120.000 300.000 500.000 600.000 660.000 750.000 Tổng số 1995 2006 2007 31 Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước với ngành du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút du khách quốc tế. Và Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất. Với tạp chí Du lịch trực tuyến Smart Travel Asia có trụ sở tại Hongkong, Trung Quốc vừa công bố kết quả bình chọn cho những lựa chọn du lịch hàng đầu ở châu Á và Việt Nam có 3 địa danh lọt vào top 10 là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hội An.Theo đó, trong lĩnh vực thành phố lễ hội tốt nhất, Hội An (Việt Nam) và Bangkok (Thái Lan) cùng đứng thứ 5, đứng đầu ở lĩnh vực này là đảo du lịch Bali của Indonesia. Trong lĩnh vực thành phố mua sắm tốt nhất, Hà Nội đứng thứ 6, Hongkong (Trung Quốc) đứng đầu bảng. Trong lĩnh vực thành phố kinh doanh tốt nhất, TP.HCM cùng với Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 10. Đứng đầu ở lĩnh vực này là Hongkong. Đặc biệt, trong lĩnh vực resort và khách sạn, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội đứng thứ 2, chỉ xếp sau khách sạn Amanpuri, Phuket của Thái Lan. Danh sách các di sản thế giới do UNESCO công nhận tại:  Quần thể di tích Cố đô Huế 32  Vịnh Hạ Long  Phố cổ Hội An 33  Khu thánh địa Mỹ Sơn  Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng 34  Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long Khẩu hiệu ngành du lịch: Giai đoạn Biểu trưng Khẩu hiệu 2001-2004 Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới Vietnam - A destination for the new mellennium 2004-2005 Hãy đến với Việt Nam Welcome to Vietnam 2006-nay Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn Vietnam - The hidden charm 35 5. Quan điểm phát triển về ngành du lịch: 5.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh...Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, nước ta có nguồn tài nguyên lịch sử văn hoá phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, công đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 5.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thành một ngành kinh tế mũi nhọn: Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dang hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo được các mục tiêu đề ra. Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch góp phần tích cực trong việc giữ gìn, 36 bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình nước ta hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế. Đẩy mạnh phát triển du lịch đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan cùng phát triển. Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành Du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. 5.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá. Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu, hội nhập. Trong giai đoạn tới cần hướng tới thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Song song với phát triển quốc tế cần tăng cường phát triển du lịch nội địa với thị trường gần 100 triệu dân, có sức mua đang lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch. Phát triển mạnh du lịch để tạo thêm việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch 37 ở đô thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có nhiều tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch. 5.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh đặc biệt ở các vùng biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Mọi phương án phát triển du lịch cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hoạt động du lịch cần chú trọng đến việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam. Ngoài những cơ hội với ngành du lịch Việt Nam thì không ít những thách thức mà ngành phải vượt qua,đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. IV/Thách thức(Threats) 1,Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. 1.1: Ảnh hưởng tới khu vực thế giới(asian ): Trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, ngành du lịch Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung với các nước ở khu vực và trên thế giới. Theo Hiệp hội Du lịch thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3%. Theo Hiệp hội Du lịch thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3%. Jean-Claude Baumgarten, chủ tịch WTTC, nhận định những thách thức của ngành du lịch thế giới trong năm 2008 chính là tình trạng kinh tế Mỹ chậm lại, đồng USD suy yếu, các nhiên liệu tăng cao và những những lo ngại về sự thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông Baumgarten cho rằng sự phát triển của những nước mới nổi lên sẽ là những điểm đến du lịch cũng như là những nguồn cung ứng lượng khách du lịch quốc tế. Vì vậy về trung hạn, ngành công nghiệp không khói của thế giới vẫn mang lại những điều tích cực. Và trong năm 2008, khi người Mỹ có xu hướng sẽ không du lịch quá xa nhà, thì ngược lại 38 Mỹ sẽ là điểm đến du lịch chủ yếu trong năm 2008. Trung Quốc sẽ chiếm vị trí thứ hai, trước cả Nhật và Đức. Tuy nhiên, theo báo cáo hằng năm về tính cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, Thụy Sĩ, Áo và Đức đứng đầu bảng xếp hạng. Theo các chuyên viên phân tích trong lĩnh vực này, di sản văn hóa, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn có sức hút khách du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng cũng là điều không thể xem thường. WTTC ước tính doanh thu của ngành du lịch thế giới sẽ đạt 8.000 tỉ USD trong năm 2008 và hơn 15.000 tỉ USD từ nay đến 10 năm tới. Theo đó, mức tăng trung bình sẽ ổn định ở tỉ lệ 4,4% từ năm 2009 - 2018, góp phần giải quyết việc làm cho 297 triệu người trên thế giới . Tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến du lịch. Một thời gian dài giá xăng dầu tăng, giá vé máy bay đến Việt Nam tăng gấp đôi. Mục tiêu đón 4,8-5 triệu khách quốc tế sẽ khó thành hiện thực. Năm ngoái, Malaysia thu hút 21 triệu khách, tăng 16%. Năm nay, nước này dự kiến tăng khoảng 20%, nhưng 9 tháng đầu năm chỉ tăng 6%. Singapore năm ngoái đón 10 triệu lượt khách, tăng 6,7% thì 9 tháng đầu năm nay chỉ tăng 0,1%. 1.2: Tác động tiêu cực đến việt nam: Ta có thể thấy điều nay thông qua sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lịch đến việt namTheo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008) Ví dụ, một đoàn khách Australia đã hủy hợp đồng với Trung tâm Du lịch Vietsky Travel vì tỷ giá ngoại tệ thay đổi làm giá tour tăng cao. Lượng khách quốc tế của nhiều công ty giảm tới 50%. Theo ông Đào Hồng Thương, Phó giám đốc Trung tâm Vietsky Travel, suy thoái kinh tế thế giới khiến du khách giảm chi tiêu, cộng với tỷ giá ngoại tệ trong nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng, gây khó khăn cho nhiều đoàn khách châu Âu. Một đoàn khách Czech khác cũng cho biết sẽ hủy hợp đồng vì không muốn mua vé máy bay giá cao, không chấp nhận giá tour tăng. Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist, cũng cho hay, khách nước ngoài vào du lịch tại VN qua đơn vị này đã giảm tới 50% so với năm trước, đặc biệt là Thái Lan. Mỗi năm công ty đón khoảng 7.000 du khách Thái thì nay chỉ được một nửa. Nhiều đơn vị lữ hành tên tuổi khác cũng đều bị sút giảm khách quốc tế như Vietran tour giảm 30%, Vietravel giảm 10%... Theo đại diện của Vietran tour, khách du lịch Malaysia, Trung Quốc mọi năm vào VN khá ồ ạt song nay thì cầm chừng. Theo nhận định của một số đơn vị lữ hành, ngoài nguyên nhân suy thoái kinh tế thế giới, giá dịch vụ trong nước tăng cao cũng khiến khách quốc tế sút giảm. Năm nay, giá tour tăng 20% 39 - cao nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là giá dịch vụ đầu vào tăng như hàng không, khách sạn, ăn uống... Thông thường các hợp đồng đón khách đã được ký từ năm trước nên doanh nghiệp du lịch khá điêu đứng khi giá dịch vụ trong nước tăng ào ạt. Một đoàn khách Pháp mới hủy hợp đồng vì đơn vị báo lại giá tour tăng thêm 100 USD một khách. *Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng khiến nhiều đoàn khách quốc tế cắt giảm chi tiêu ở Việt Nam. Nhiều khách sạn 5 sao trở nên vắng vẻ hơn, thay vào đó khách sạn 3 sao lại "lên ngôi". Theo chị Đào Việt Nga, đại diện khách sạn Melia, thời điểm này các năm trước công suất phòng tại khách sạn Melia thường đạt tới 90% song nay chỉ gần 80%. Một số khách hàng truyền thống cho biết họ chuyển sang đặt phòng khách sạn ít sao hơn để giảm chi phí. Theo nghiên cứu của Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, các khách sạn 5 sao trong quý 3 năm 2009 có hiệu suất sử dụng chỉ đạt 59%, giảm 19% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái và giá thuê trung bình 148,5 USD một đêm. Nhiều khách sạn cao cấp đã phải giảm giá để thích ứng với điều kiện của thị trường. Trong khi đó khách sạn 3 sao lại tăng công suất lên đến 80%. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch quốc tế 9 tháng là 3,3 triệu khách, chỉ tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường giảm mạnh nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Như vậy, khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác đông không nhỏ đến ngành du lịch, ngành được coi như là ngành công nghiệp không khói,trong đà suy giảm chung này, du khách đến VN vẫn thua các nước trong khu vực, do cách làm du lịch của ta vẫn không được cải thiện bao nhiêu. 2. Ý thức ,văn hoá ,ứng xử của người dân việt nam Có những hình ảnh rất bình thường và cả những hình ảnh không bình thường đang góp phần làm giảm giá trị của Việt Nam trong mắt những du khách. Hình như ngành Du lịch Việt Nam vẫn đang độc hành trên con đường chinh phục thế giới. 40 Bãi biển "thảo dược", rất lợi cho sức khỏe Khoe áo ngoài lại cả áo trong, thời trang 2 trong 1. 41 Ý thức của chính người lớn khi để con trẻ làm việc này nơi công cộng Những cảnh này phổ biến khắp các bãi biển Việt Nam 42 Văn hoá tham gia giao thông của người dân việt nam làm xấu hình ảnh đất nước việt nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nó tạo một ấn tướng không tốt khi đến việt nam là đến Việt nam đi lại rất nguy hiểm, hay xảy ra tai nạn và tắc đường. 3. Du khách sẽ một đi không trở lại 3.1:một ví dụ: Vì sao trong khi có tới 40% khách du lịch châu Âu quay lại Thái Lan sau lần đầu tiên thì ở Việt Nam, con số này chỉ là 15%? Lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, anh Hikari (du khách Nhật Bản) rất thích không khí hậu trong lành, yên bình ở những bãi biển như Hạ Long, Cát Bà, Nha Trang. Điều mà anh Hikari cảm thấy tiếc, đó là những bãi biển đẹp như vậy lại có những hàng quán nhếch nhác, tạm bợ dựng lên san sát. Những quán hàng này tỏ ra thu hút đông du khách vào mùa cao điểm. Đáng nói là những quán hàng này là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường bởi hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác không được đầu tư hoàn chỉnh. Anh Hikari cho rằng, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vội vã mà thiếu sự đầu tư bài bản về chất lượng sẽ khiến cho du lịch phát triển không bền vững. Du khách ngày càng có yêu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn về điều kiện vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Những điểm du lịch không đạt chuẩn sẽ chỉ thu hút khách lần đầu mà không có lần tiếp theo. Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế hệ trẻ cho rằng, vấn nạn "chặt chém", làm ăn "chụp giật" thường xảy ra tại các điểm du lịch vào mùa cao điểm nhưng đến nay, ngành du lịch vẫn chưa tìm ra "phương thuốc đặc trị" cho căn bệnh này. Nếu không có những 43 bước phát triển cơ bản thì chính kiểu kinh doanh "ăn xổi ở thì" sẽ giết chết ngành du lịch Việt Nam trong tương lai. Rất nhiều du khách lẫn các nhà tổ chức lữ hành quốc tế khi đến Việt Nam đều phải thán phục trước những thắng cảnh đẹp. Nhưng cũng chỉ có 15% trong số đó quay lại lần thứ 2. Giám đốc khu vực Air France tại Việt Nam, ông Maurice Berja nhận xét: "15% du khách quay lại ư? Như vậy là quá thấp chứ không chỉ là thấp". 3.2. Không phải du khách nào cũng chỉ thích xem cảnh đẹp Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến việc du khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam . Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. "Chúng ta chỉ mới khai thác những gì trời phú cho Việt Nam. Vịnh Hạ Long, Sapa hay Đà Lạt... là những địa danh không đâu sánh được nhưng thử hỏi chúng ta đã làm gì cho những nơi 44 đó đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Từ trước đến giờ có quá ít các công trình do nhà nước đầu tư cho mục đích du lịch. Tôi không dám nói đến những công trình cỡ như Disneyland, nhưng ít ra cũng phải gần như vậy. Khách du lịch rất đa dạng, đâu phải ai cũng thích đi xem cảnh đẹp, di tích lịch sử hay tắm biển. Phải đa dạng hóa sản phẩm, càng phong phú mới mong có nhiều khách đến". Dưới cái nhìn của một người châu Âu làm việc ở Việt Nam nhiều năm, Maurice Berja đánh giá: "Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lạiViệt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..." Chất lượng dịch vụ cũng đang có vấn đề mà nguyên nhân chỉ vì đầu tư không đồng bộ. Hãy lấy việc thu hút du khách Nhật Bản làm ví dụ. Từ chính phủ đến doanh nghiệp, tất cả đều nỗ lực kéo người dân xứ sở mặt trời mọc, vốn xài sang và khó tính có tiếng này đến Việt Nam. Điều oái ăm là những "thượng đế" xài sang này không thèm dùng tiếng Tây, tiếng Tàu và chấp nhận bỏ nhiều tiền ra để được phục vụ tốt. Kết quả là khi họ ùn ùn kéo đến, chúng ta không có đủ hướng dẫn viên biết tiếng Nhật để phục vụ tốt. Thế là rất đơn giản: "Đất nước các bạn "Có thể nói hạ tầng du lịch của các đẹp thật, thức ăn - mua sắm rẻ, con người thân thiện... nhưng bạn đã được cải thiện nhiều, không có người biết tiếng nhưng cần phải làm nhanh hơn Nhật thì làm sao phục vụ tốt người Nhật được. Vậy thì... nữa vì phải cạnh tranh với các bai", một người Nhật đã đúc kết như vậy. nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lại Việt Nam cũng 3.3. Môi trường xã hội chưa thật trong lành ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái - loại hình rất được khách nước ngoài ưa chuộng - nhưng hiện phát triển chưa đúng nghĩa bởi: "Việc xây dựng cơ sở Lan, Indonesia..." - Maurice vật chất như đường sá, nhà nghỉ... chưa đáp ứng nhu cầu Berja - Giám đốc khu vực Air ngày càng cao của du khách, thiếu nguồn nhân lực có France chuyên môn, quản lý yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng, thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái.... Ông Lý Tất Vinh - Trưởng phòng nghiên cứu phát triển Công ty du lịch Chợ Lớn nói thêm: "Điều mà du khách nước ngoài phản ảnh nhiều nhất là môi trường nhân văn và sinh thái chưa thật sự "trong lành". Tại TP Hồ Chí Minh, du khách rất ngại qua các giao lộ vì tình trạng xe lưu thông dày đặc, nạn móc túi, cướp giật, đeo bám bán hàng rong, quà lưu niệm kém chất lượng... Đại diện Công ty du lịch Fiditourist đưa ra một nguyên nhân khác: "Khách nước ngoài rất thích tắm biển, thế nhưng các bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang... hiện đang rất mất trật tự và ô nhiễm, chưa tạo được sự an toàn cho Quảng bá là một hoạt động vô cùng cần thiết cho du lịch, nhưng xin đừng nói du khách". suông. Một chuyên gia du lịch nước ngoài đã chỉ ra mâu thuẫn giữa việc chúng ta đổ tiền ra đi quảng bá du lịch, mời gọi khách đến trong khi hạ tầng, dịch vụ phục vụ trong nước lại chưa kịp chuẩn bị. Ông này ví von: "Các bạn bỏ công sức ra mời mọc khách, nhưng khi khách đến thì nhà cửa vẫn bề bộn, thức ăn chưa chuẩn bị xong... thử hỏi khách có muốn quay trở lại lần thứ hai?". 45 Một vấn đề khác - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương David Paulon dự đoán sẽ có khoảng 400.000 du khách Mỹ đến Việt Nam vào năm 2006; đồng thời cảnh báo: "Các bạn có đủ năng lực phục vụ du khách quốc tế đến năm 2006? Liệu có đủ phòng đạt tiêu chuẩn?" Nhìn lại sự kiện đầu năm 2003 khi lượng khách quốc tế tăng đột biến, nhiều khách sạn phải từ chối khách vì hết phòng mới thấy những cảnh báo của các chuyên gia nước ngoài là không thừa. Khi đặt vấn đề vì sao tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam quá thấp, chúng tôi mới biết là cả Tổng Cục Du lịch lẫn các doanh nghiệp trong ngành đều chưa tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát nghiêm túc nào về vấn đề này. Phải chăng điều đó không quan trọng? 3.4. So với các nước khác trong khu vực, giá tour đến Việt Nam thường cao hơn từ 20-25%. 46 Giá vé máy bay đến Việt Nam đã đắt hơn nhiều so với khu vực, chưa kể mọi chi phí khác đã đẩy giá của 1 tour du lịch khá cao. 4, Ảnh hưởng của các thị trường du lịch trong khu vực Thái Lan, tuy rằng, từ nửa cuối năm 2008 tới nửa đầu năm 2009, những biến động chính trị cũng như những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu... làm lượng khách du lịch cũng như doanh thu từ du lịch của nước này sụt giảm nghiêm trọng. Các cơ quan hữu trách Thái-lan phải lên tiếng cảnh báo, nước này có thể mất tới 190 tỷ bạt (khoảng 5,35 tỷ USD) doanh thu từ du lịch cũng như hàng triệu lượt khách năm 2009. Thực tế cho thấy rõ điều này. Quý IV năm 2008, quãng thời gian diễn ra nhiều cuộc biểu tình, sân bay quốc tế Xu-va-na-bum phải đóng cửa, lượng khách du lịch đến Thái-lan chỉ đạt hơn 3,3 triệu lượt, giảm hơn 700 nghìn lượt so cùng kỳ năm 2007. Trong quý II-2009, sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN tại Pát-tay-a bị hủy bỏ, lượng khách du lịch tới Thái-lan cũng giảm hẳn, chỉ còn 2,9 triệu lượt khách so hơn 3,5 triệu lượt khách cùng kỳ năm 2008. Nhưng ngành du lịch Thái-lan vốn tự hào với danh xưng "đất nước nụ cười" và nụ cười của người Thái để lại ấn tượng khó phai mờ trong du khách. Thạt vậy ta cùng nhìn lại sự phát triển của nghành du lịch Thailan trong 10 năm từ Năm 1998, lượng khách tới Thái-lan là 7,76 triệu lượt người với tổng doanh thu gần 250 tỷ bạt (sáu tỷ USD tính theo tỷ giá trung bình) thì mười năm sau, năm 2008, con số này đã tăng gấp hai lần, tới 14,5 triệu người với doanh thu 540 tỷ bạt 47 (16,38 tỷ USD). Để thấy được rằng đi du lịch Thailand có sức hút vô cùng lớn đối với du khách toàn thế giới. Và người Thái đang xây dựng cho mình một kế hoạch để trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực. Một trong những hướng đi được Thái-lan xác định nhằm nhanh chóng đưa ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE - tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng. Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, hàng không... Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần. Năm 2007, MICE thu hút hơn 850 nghìn lượt khách tới Thái-lan, mang lại nguồn thu 69,5 tỷ bạt, chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát, quyền Cục trưởng Hội nghị và Triển lãm Thái-lan (TCEB), cơ quan trực thuộc Chính phủ phụ trách phát triển MICE, cho biết, tiềm năng phát triển MICE ở Thái-lan rất lớn, nhưng từ cuối 2008 và đầu năm nay MICE của Thái-lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng chính trị, chỉ riêng bảy sự kiện lớn dự định tổ chức ở Thái-lan phải hủy đã khiến nước này mất đi khoảng 11.580 khách và khoảng 950 triệu bạt. Tổng lượng khách du lịch MICE năm 2008 chỉ đạt hơn 700 nghìn lượt với doanh thu hơn 52 tỷ bạt. Xác định niềm tin và an ninh là hai yếu tố cơ bản tác động MICE, TCEB đã phát triển năm chiến lược khôi phục và thúc đẩy MICE từ năm 2009 đến 2012 nhằm đưa Thái-lan trở thành một điểm đến hàng đầu của ngành công nghệ tổ chức sự kiện trong khu vực, bao gồm: Tiếp cận và hội nhập thị trường; khởi động thị trường trong nước thông qua chiến dịch khuyến mãi dành cho khách hàng MICE; đẩy mạnh hoạt động truyền thông theo đó sử dụng báo chí để quảng bá hoạt động; khởi động thị trường MICE nội địa, tập trung thúc đẩy và phát triển MICE tại bốn tỉnh, thành phố chủ yếu gồm Băng-cốc, Pát-tay-a, Phù-kệt và Chiềng Mai; kiểm soát khủng hoảng toàn diện theo đó hợp tác với các cơ quan hữu trách, phối hợp nâng cấp an ninh và an toàn Hệ thống kiểm soát an ninh MICE (MSMS). TCEB dành hơn 200 triệu bạt để thực hiện năm chiến lược nói trên nhằm phục hồi và phát triển ngành MICE bắt đầu từ năm nay. Từ nay đến cuối năm 2009, các mắt xích trong chuỗi dịch vụ của MICE gồm hệ thống giao thông, các khu hội chợ, triển lãm, hội thảo, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, mua sắm sẽ được kết nối hoàn chỉnh, giúp du khách thuận tiện hơn trong nhiều hoạt động tại Băng-cốc cũng như các thành phố lớn. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát tin tưởng rằng, việc đẩy mạnh phát triển MICE sẽ góp phần không nhỏ giúp ngành du lịch Thái-lan nhanh chóng. 5,Thủ tục còn rườm rà. 48 Ví dụ như: Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra bức xúc về thủ tục liên vận giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia. Theo ông Dũng, dù Việt Nam và Lào đã có cam kết không cấm các hãng du lịch qua đón khách tại Lào. Nhưng tại Savanakhet xe du lịch của Việt Nam chưa thể chạy xe không sang đón khách về, xe của hãng du lịch Lào sẽ chở khách đến cửa khẩu, sau đó chuyển khách sang xe của VN. “Điều này gây mệt mỏi cho du khách, làm giá vé tour tăng cao”, ông nói. Cũng theo ông Dũng, tại các cửa khẩu, việc làm thủ tục cho khách du lịch rất chậm, nhiều du khách rất mệt mỏi khi chờ đợi, trong khi ở đây không có khu mua sắm, nghỉ dưỡng. Hiện nay, loại hình du lịch caravan đang còn tiềm năng phát triển. Từ năm 2006 đến năm 2008, có hơn 200 đoàn caravan với gần 3.500 xe các loại và hơn 11.000 lượt người đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp thì việc xin tổ chức một đoàn caravan tốn rất nhiều thời gian (từ 15-30 ngày) vì thủ tục xin phép Chính phủ, xin phép nhiều bộ, ngành, nhiều cấp rất phiền phức. Loại hình này hiện chỉ mới cho phép thực hiện ở các tỉnh miền Trung khi đoàn caravan đi qua cửa khẩu của các tỉnh này. Trong khi đó, các cửa khẩu và những tỉnh phía Nam vẫn chưa được phép đón tiếp đoàn caravan vì chưa cho phép xe tay lái nghịch hoạt động. Ông Nguyễn Đức Chí, Phó Phòng lữ hành Sở VH-TT&DL TP HCM nói: “Nhiều hãng lữ hành hỏi chúng tôi có được tổ chức đón các đoàn caravan từ cửa khẩu Mộc Bài xuống TP HCM không, nhưng thật đáng tiếc là chưa được phép. Tôi thấy TP.HCM rất phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch này, từ TP.HCM đoàn có thể đi du lịch vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc lên Đà Lạt, ra các tỉnh duyên hải miền Trung”. Theo đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục Phó Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), khi tổ chức các đoàn caravan thì nên có lực lượng CSGT hộ tống, dẫn đoàn có thu phí để đảm bảo an toàn cho khách. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, trong thời gian tới sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề phát triển hạ tầng, các thủ tục giải quyết cho du khách và phương tiện qua cửa khẩu, xây dựng các trạm dừng chân, các loại hình dịch vụ. Ý thức của người dân Việt Nam còn rất kém, chưa có văn minh công cộng…. Từ khách du lịch đến những người làm du lịch,chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Việc không giám sát chặt chẽ của những bộ, ngành có liên quan – Thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có liên quan đến ngành(Thủ tục rồm rà, công tác thị thực nhập cảnh quá chậm, Luật Du Lịch còn nhiều bất cập...). Như vậy, cái cần thiết là thay đổi nhận thức từng người dân, từng cán bộ quản lý địa phương, thấy được trách nhiệm của mình trong từng việc rất rất nhỏ. Làm sao loại bỏ được kiểu kinh doanh chụp giật. Làm sao loại bỏ được những hành vi, ứng xử thiếu văn hóa. Làm sao vận 49 động được sự ủng hộ và huy động được chính nội lực của người dân chung tay với Nhà nước cùng phát triển ngành du lịch!!? Vậy ngành du lịch cần gì để tận dụng hết những cô hội và điểm mạnh của mình? Và khắc phục những điểm yếu, vượt qua những thách thức về ngành ra sao? V/Một số giải pháp phát triển du lịch Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá. Thực tế cho thấy, những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch đến hoặc trong phạm vi đất nước, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, cải tiến quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao nguồn nhân lực trong ngành. Để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng ta cần tập trung các giải pháp như sau: 1. Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý nhà nước, cũng như trong hoạt động kinh doanh của chính các doanh nghiệp. Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) rà soát các quy định có liên quan đến đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp… để tìm ra các quy định bất hợp lý làm cản trở sự phát triển của ngành và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, đồng thời kiến nghị Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch xem xét, xử lý kịp thời. 2. Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại. 3. Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng. 50 4. Hình thành một số Khu du lịch có “thương hiệu” mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện nay, Chính phủ đã cho lập quy hoạch các khu du lịch quốc gia (có thể thuê nước ngoài làm quy hoạch) làm cơ sở để thu hút đầu tư. 5. Các địa phương cần chấn chỉnh ngay công tác quy hoạch các ngành liên quan đến phát triển du lịch của địa phương mình, đẩy mạnh công tác cải thiện cảnh quan môi trường du lịch. Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều các sản phẩm du lịch hấp dẫn. 6. Ngân sách Trung ương cùng với ngân sách địa phương cần tập trung bố trí vốn đầu tư nhiều hơn nữa để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hoá nhằm cải thiện đáng kể vấn đề này trong 5 năm tới. 7. Kiến nghị Chính phủ sớm xem xét, thông qua đề án phát triển kinh doanh Casino tại Việt Nam, nhằm tạo thêm dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch nước ngoài, hình thành những khu du lịch, giải trí tổng hợp có quy mô lớn, đảm bảo cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. 8. Nhằm khuyến khích phát triển du lịch, các ngành cần nghiên cứu cơ chế chính sách như giảm chi phí đầu vào, giảm giá, giam thuế… đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch như nhiều nước đã thực hiện trong thời gian qua để trình Quốc hội và Chính phủ xem xét, quyết định. 9 Hiệp hội du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động của mình để trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp. 10. Chú trọng hơn nữa sự phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành dịch vụ đầu vào hỗ trợ cho ngành du lịch trong một chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ của Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch để Ban Chỉ đạo trở thành cầu nối liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển du lịch. 11. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế: Là một trong những nước thuộc ASEAN, Việt Nam có điều kiện thực hiện những sáng kiến khu vực để phát triển thị trường du lịch của mình. Mở cửa thị trường, Việt Nam sẽ có các cơ hội thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để phát triển du lịch. Tuy nhiên, với tư cách là dịch vụ đáp ứng nhu cầu cuối cùng (chứ không phải là dịch vụ trung gian), du lịch sẽ là lĩnh vực dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài (như khủng bố, thiên tai) nhiều hơn các dịch vụ khác. Đồng thời, cũng còn một số vấn đề đáng quan tâm khác, đó là: (a) khả năng duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh của ngành để phát triển bền vững và giảm thiểu những tác động tiêu cực; (b) làm thế nào để nhân rộng những lợi ích của phát triển du lịch tới nhiều người dân hơn (đặc biệt là những người dân thuộc nhóm nghèo hoặc chịu thiệt thòi trong xã hội) và phân bổ lợi ích từ ngành du lịch một cách công bằng hơn; (c) phát triển ngành du lịch theo hướng phục vụ tốt hơn công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Các cơ hội quốc tế và trong nước sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh chóng và bền vững trong những năm tới. Tuy nhiên, cần lưu ý cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt 51 Nam bằng cách nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch và chất lượng đầu vào của các loại dịch vụ trung gian (như đào tạo, tiếp thị và nghiên cứu thị trường, ICT, dịch vụ chuyên môn…), hội nhập tốt hơn và nâng cao tính sẵn có của nhiều loại hình du lịch. Với vai trò đã được khẳng định của mình trong phát triển kinh tế, xã hội thời gian vừa qua, chắc chắn phát triển du lịch sẽ tiếp tục là lĩnh vực được coi trọng trong quá trình nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020. Kết: BẢNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA NGÀNH DU LỊCH: Strengths: Weaknesses: S1 - Tình hình an ninh chính trị ổn định. W1 - Cơ sỏ hạ tằng kém. S2 - Vị trí địa lý nằm ở trung tâm Đông Nam Á. TOWS S3 - Đa dạng về sản phẩm dịch vụ du lich.(Du lịch sinh thái, cảm giác mạnh, đa dạng lễ hội, ẩm thực...) S4 - Nguồn nhân lực trẻ dồi dào. W2 - Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao. W3 – Chưa khai thác đúng mức sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ du lịch. W4 – Năng lực cạnh tranh kém, Quản lý thông tin môi trường chưa cao, mạng lưới thông tin ngành yếu. W5 – Thiếu nhân lực lành nghề. S5 - Giá Thấp. Oportunities: SO O1- Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu. - O2 – Nhu cầu du lịch giải trí sinh thái ngay càng cao. - O3 – Tình hình an ninh xã hội của các nươc có hoạt động du lịch mạnh diển biến phức tạp và bất ổn. O4 – Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh - WO Năng cao chất lượng dịch vụ du lịch đê thu hút du khách quốc tế. Khai thác có định hướng tiềm năng về địa lý của quốc gia, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch. Phát triển du lịch có định hướng chiến lược - Phát triển cơ sở hạ tằng, đẩy mạnh hoạt động marketing. Chiến lược tạo dựng Thương Hiệu riêng cho từng mảng, khu, miền du lịch. Đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ du lịch trọng tâm. Xây dựng chiến lược quản lý thông tin môi trường. Xây dựng chiến lược khác biệt hoá 52 giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất Threats: ST T1 – Khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. - T2 – Lượng khách quốc tế đã đến Việt Nam quay lại không nhiều. - T3 – Ô nhiểm môi trường ngày càng cao, các loại dịch bệnh diển biến bất thường. - T4 – Thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có liên quan đến ngành(Thủ tục rồm rà, công tác t... This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Tài chính hành vi Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Giải phẫu sinh lý Đồ án tốt nghiệp Lý thuyết Dow Mẫu sơ yếu lý lịch Đề thi mẫu TOEIC Bài tiểu luận mẫu Đơn xin việc Thực hành Excel Trắc nghiệm Sinh 12 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Swot Du Lịch Phú Quốc