Bài Thơ Giã Gạo đầy đủ Và Hay Nhất - TopLoigiai

Tổng hợp kiến thức về Bài thơ Giã gạo đầy đủ và hay nhất do Top lời giải sưu tầm và biên soạn giúp các em ôn tập và nâng cao kiến thức môn Ngữ văn 7 tốt hơn.

Mục lục nội dung 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm2. Giá trị và ý nghĩa bài thơ “Giã gạo”3. Tư tưởng Hồ Chí Minh qua bài thơ “ Giã gạo”

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” (1942-1943), ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định công nhận là bảo vật quốc gia. Bài thơ Bác viết trong hoàn cảnh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong ngục. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, bài thơ khẳng định ý chí kiên cường tinh thần lạc quan đầy chất thép của người chiến sĩ cộng sản. Sau này với tinh thần ấy, khi đến thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã khuyên thanh niên “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Bài thơ đã chỉ ra những nội dung cơ bản, rất quan trọng trong rèn luyện đạo đức cách mạng. Qua đó giúp chúng ta liên hệ, vận dụng vào việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.

Bài thơ Giã gạo đầy đủ và hay nhất

2. Giá trị và ý nghĩa bài thơ “Giã gạo”

Bài thơ chứa đựng hơn 3 phần giá trị:

Phần thứ nhất, hoạt động lao động (giã gạo) của con giải thích ý nghĩa bài thơ:

– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào ngày 29-8-1942, bài thơ được viết trong tập Nhật kí trong tù.

– Nhân việc giã gạo, liên tưởng đến việc tu dưỡng rèn luyện con người: khó khăn gian khổ là điều kiện để tự rèn luyện phẩm chất đạo đức người.

Đầu tiên là gạo đem vào giã; hai chữ “đem vào” được mô tả là hoạt động của con người đang ở thì hiện tại, cơ sở luận của bài thơ chỉ ra rằng gạo đem vào để làm gì, nhằm mục đích gì ?, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng mà có kế hoạch cho cụ thể để tiến hành giã gạo đạt được phẩm chất gạo như mục đích yêu cầu đã đề ra. Từ đó, ta có thể thấy rằng, để làm một việc gì đấy, chúng ta cần tính trước khi làm, cần xác định mục đích, chương trình và kế hoạch cụ thể, rõ ràng và sát hợp

Phần thứ hai, hạt gạo – đối tượng được rèn luyện

Chủ thể là hạt gạo. Ban đầu hạt gạo còn nguyên vỏ trấu, được đưa vào trong cối giã, bị chày nện liên hồi, bị cọ xát tứ phía, vật lên vật xuống bao phen, đau đớn biết chừng nào. Hình ảnh gạo đem vào giã bao đau đớn (đau ở mức độ cao) cũng là hình ảnh ẩn dụ, gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ đầy gian truân, khốn khó. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911 bằng hai bàn tay trắng, trải qua bao vất vả, gian nan đến tháng 7 năm 1920, ở Paris, Nguyễn Ái Quốc, được một người bạn cho xem “Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa” đăng trên báo nhân đạo (một mình trong phòng Bác đọc đi, đọc lại, cuối cùng Bác đã hiểu)

Phần thứ ba; từ những dẫn chứng trên, điều mà Bác muốn gửi gắm và nói tới chính là quá trình phấn đấu, trưởng thành nhân cách của con người. Câu thơ “Sống ở trên đời người cũng vậy”. Ý tứ so sánh, lấy vật chỉ người đã khái qua lên nhiều tầng ý nghĩa thiết thực. Từ việc nhỏ cho đến việc lớn: Ăn, mặt, ở, đi lại, quan hệ giao tiếp, sự học tập, làm việc, kiếm tiền, tự chủ bản thân; Vào Đội, vào Đoàn thể, vào Đảng, làm cách mạng, làm công dân tốt - gương mẫu (sống, học tập, lao động, làm việc theo cương lĩnh chính trị, chủ trương, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật Nhà nước…); Lập gia đình xây tổ ấm, xây nhà, chọn nghề nghiệp, chọn sự nghiệp, lập nghề, lập nghiệp, lập thân, lập ngôn; gánh vác phần nào chuyện “Người” đi trước để lại; dặn dò gì cho con cháu chuyện mai sau

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh qua bài thơ “ Giã gạo”

Bài thơ Giã gạo đầy đủ và hay nhất (ảnh 2)

Bài thơ thật sự trở thành phương châm sống của nhiều người. Có thể một ai đó cho rằng triết lý sống ở đây thật giản đơn, như dân gian thường nói: “Lửa thử vàng gian nan thử sức”. Cũng có thể! Chỉ có điều triết lý ấy sở dĩ có sức sống, sức lan truyền mạnh mẽ là bởi Người đã tự rút ra từ cuộc đời sôi nổi, cao đẹp và thật giàu ý nghĩa của chính mình.

Trong hoàn cảnh hiện nay của việc xây dựng chỉnh đốn Đảng bài này lại có một ý vị rất đặc biệt, đây là một triết lý rèn luyện, thực hành đạo đức suốt đời của người cách mạng. Bác thường nhấn mạnh là chống chủ nghĩa cá nhân và chống giặc nội xâm là một cuộc chiến đấu suốt đời và sẽ có không ít sự đau đớn ở trong lòng. Thì trong thơ Bác, “gạo đem vào giã bao đau đớn” chính là tự chống chính mình, chống những điều hư hỏng lỗi thời ở trong con người, chống lại danh và lợi, chống lợi ích cá nhân, tự tư, tự lợi để có thể suốt đời đứng ngoài vòng danh lợi phấn đấu toàn tâm toàn ý cho dân cho nước.

Đặc biệt trong phương pháp dùng người của Bác, chúng ta còn phải học tập rất nhiều. Bác đã dặn rèn đạo đức phải như “giã gạo”, nhưng dùng người, dùng cán bộ Bác khuyên chúng ta chớ có dùng theo lối “giã gạo”. Ý của Bác chính là phải giáo dục bồi dưỡng rèn luyện, phải có chương trình khoa học cụ thể, đồng thời phải kiểm soát công việc của cán bộ tránh cho cán bộ mắc phải sai lầm. Nếu làm không tốt sẽ để cán bộ trôi nổi trong phong trào, thấy tốt thì nhấc lên đề bạt bổ nhiệm, không có kiểm tra giám sát, không có chính sách tạo động lực cho cán bộ phát triển, để họ mắc phải sai lầm thì lại kỷ luật vùi dập. Bác đưa ra hình ảnh so sách, Bác nói cứ nhấc lên đập xuống như vậy thì hỏng cả một đời cán bộ. chính vì vậy dùng người không được dùng như lối giã gạo.

Đối với thế hệ trẻ chúng ta hiện nay đặc biệt là những đảng viên, đoàn viên thanh niên, 4 câu thơ như ngọn hải đăng dẫn đường chỉ lối, là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo trên suốt chặng đường dài.

Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta đều có thể thấy được ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn song vẫn đầy lạc quan cánh mạng, lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ khóa » Giã Gạo Nhật Ký Trong Tù