Gạo Giã Xong Rồi Trắng Tựa Bông; Sống ở Trên đời Người Cũng Vậy ...
BÀI LÀM
Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn. Những ý kiến của Người, dù dưới hình thức văn học hay chính luận cũng đều giúp cho mỗi chúng ta những bài học vô cùng thấm thía. Bài “Nghe tiếng giã gạo” trong tập “Nhật kí trong tù” mang một ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện phấn đấu của con người.
Qua bài thơ Bác nêu lên một hiện thực thông thường, ai cũng có thể nhìn thấy, quan sát, kiểm nghiệm được:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo gia xong rồi trắng tựa bông.
Hạt gạo được xay, giã đã trở nên trắng tinh khiết. Ý thơ không chỉ dừng lại đây mà còn đi xa hơn. Tuy Bác chưa bộc lộ trực tiếp ở hai câu đầu nhưng ý thơ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và công việc chuẩn bị đó thể hiện qua thủ pháp nhân hóa: Gạo cũng “đau đớn” trong quá trình xay giã. Từ một hiện trạng cụ thể dễ thấy dễ nhìn, dễ quan sát, kiểm nghiệm ấy, Bác nâng lên ý khái quát:
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
Tính chất triết lí đã bộc lộ rõ và toàn bộ ý nghĩa của bài thơ đọng lại ở câu cuối cùng. Chữ “thành công” mà Bác dùng ở đây mang một ý nghĩa rộng lớn nhiều mặt. Việc đạt tới những kết quả tốt đẹp trong sự nghiệp chính trị, trong việc tiếp thu và phát huy tri thức của nhân loại, trong tu dưỡng đạo đức, tác phong... Nghĩa là tất cả những sự nghiệp của con người, đều phải trải qua một quá trình lâu dài phấn đấu, phải chịu đựng những khó khăn, gian khổ, phải được tôi luyện với những thử thách ghê gớm, kể cả những lúc gặp thất bại hay phải hi sinh cả tính mạng... đều phải vượt qua mới đi đến thành công, thắng lợi.
Tại sao con người muốn "thành công” lại phải chịu gian nan, “rèn luyện"? Bởi ở trên đời này, mọi điều tốt đẹp, chân chính không thể bỗng dưng mà có được. Cái mới, cái tốt...đều nảy sinh và phát triển từ một quá trình lâu dài, từ những gian khổ, trở ngại. Chính sức mạnh này giúp dân tộc ta trở nên kiên cường bất khuất qua hai thời kì kháng chiến và cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng về ý chí, nghị lực phi thường cho mỗi chúng ta noi theo. Bác đã phải vượt qua biết bao nhiêu gian khổ, trở ngại mới tìm thấy con đường cứu nước cứu dân. Bà Mari Curie phải chịu bao nhiêu cay đắng, thiếu thốn mới trở thành nhà bác học nổi tiếng. Điều đó cho ta thấy bài thơ mang một ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc về việc rèn luyện nghị lực và bản thân.
Hiểu giá trị thiết thực của bài thơ, mỗi chúng ta cần phải kiểm điểm lại bản thân mình, phải tự rèn luyện mình cho có được một kiến thức sâu rộng, một trình độ học vấn khả dĩ để bước vào đời. Ta nên xem những trở ngại khó khăn trong quá trình học tập cũng như quá trình xay giã hạt gạo vậy. Gạo giã xong thì trắng tựa bông. Con người ta vượt qua được gian nan thì sẽ đi đến thành công tốt đẹp.
Học thơ văn của Bác, chúng ta tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích, mà điều trước tiên và cơ bản là đạo làm người. Chỉ nghe tiếng giã gạo mà Người có thể cảm nhận ra được một chân lí ở đời và lấy đó làm bài học giáo dục cho ta. Cái nhìn của người thật là sâu sắc. Ngày nay, việc rèn luyện tu dưỡng bản thân vẫn là bài học quý báu và tấm gương về cuộc đời của Bác mãi mãi là phương châm để chúng ta nhìn vào đó mà học tập, mà tự rèn luyện phấn đấu cho bản thân.
Từ khóa » Giã Gạo Nhật Ký Trong Tù
-
Nghe Tiếng Giã Gạo - Nhật Ký Trong Tù - Hồ Chí Minh
-
Nghe Tiếng Giã Gạo – Nhật Ký Trong Tù | Hoa_dại
-
Gạo đem Vào Giã Bao đau đớn / Gạo Giã Xong Rồi Trắng Tựa Bông ...
-
Nhật Ký Trong Tù Hồ Chí Minh – Viết Bằng Chữ Hán Năm 1942 – 1943
-
Những Giá Trị, ý Nghĩa Từ Bài Thơ “Nghe Tiếng Giã Gạo” Của Bác Hồ ...
-
Bài Thơ: Văn Thung Mễ Thanh - 聞舂米聲 (Hồ Chí Minh - Thi Viện
-
Hồ Chí Minh & Triết Lý Thành Nhân - Báo điện Tử Bình Định
-
Nghe Tiếng Giã Gạo – Thi Phẩm Nổi Tiếng Của Hồ Chí Minh
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Qua Bài Thơ “giã Gạo”
-
Nhật Ký Trong Tù – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mười Sáu Bài Thơ Hay Nhất Trong Tập Thơ Nhật Ký Trong Tù
-
Bài Thơ Giã Gạo đầy đủ Và Hay Nhất - TopLoigiai
-
Văn Thung Mễ Thanh (Nghe Tiếng Giã Gạo) - Nhật Ký Trong Tù