Bài Thơ “Paris Có Gì Lạ Không Em?” – Nguyên Sa

Menu

  • Home
  • Bài mới 2024
  • Bản tin TN Âu châu
  • Sinh hoạt TN
  • Đặc san
  • Vườn thơ TN +
  • Tác giả
  • Video
  • Mạn đàm-Phiếm luận
  • Tạp Ghi
  • Tủ sách TN
  • Văn khố lưu trữ

10/19/20

Bài thơ “Paris có gì lạ không em?” – Nguyên Sa

truyen nganWESTMINSTER (NV) – Mười chín năm qua, từ ngày nhà thơ Nguyên Sa qua đời (18 Tháng Tư 1998), những đóa cúc vàng trên mộ ông trong nghĩa trang ở thành phố Westminster vẫn vàng rực, nhờ sự chăm sóc ân cần từ người vợ thủy chung.
Bà Nguyên Sa, Trịnh Thúy Nga, bên mộ chồng. (Hình: Vũ Đình Trọng/Người Việt)Vợ nhà thơ Nguyên Sa, bà Trịnh Thúy Nga, người đi vào cõi thơ Nguyên Sa với những câu mở đầu “tếu táo”: “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm/Như con mèo ngái ngủ trên tay anh /Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình /Ðể anh giận sao chả là nước biển!…”Trên đời, chắc chỉ có mình ông, nhà thơ Nguyên Sa, viết thư thông báo đám cưới của mình bằng thơ. Cũng chẳng có ai đặt tựa cho bài thơ báo hỷ “cộc lốc” như ông – chỉ vỏn vẹn một chữ “Nga,” tên người con gái ông lấy làm vợ.Thế mà người ta nhớ! Có ai mà không nhớ thơ tình Nguyên Sa!Và bà Nguyên Sa-Trịnh Thúy Nga, luôn nhớ một câu chuyện chẳng thể nào cũ.“Năm 1952, sau khi hồi cư về Hà Nội, tôi được gia đình cho sang Pháp du học cùng với người anh họ. Ông Lan (tên nhà thơ Nguyên Sa: Trần Bích Lan) qua trước hai năm. Ông thân sinh của ông ấy buôn bán lớn, sợ Việt Cộng làm phiền nên cho ba người con lớn sang Pháp du học. Tôi quen em gái ông ấy ở Paris, tình cờ đến nhà chơi nên quen ông.”Tháng Giêng Mai Thảo đã quaTháng Tư chợt nhớ Nguyên Sa, lại buồn.(Thơ Ngọc Hoài Phương)Quen nhau tháng Mười Hai năm 1952, đến mùa Hè năm 1953, ông làm bài thơ tỏ tình tặng bà. Cho đến giờ, chưa ai biết nội dung bài thơ đó như thế nào, vì bà muốn giữ kín, cho riêng bà. Chỉ biết rằng, trái tim của cô nữ sinh tên Nga từ đó có một hình bóng, mà cô luôn trân trọng nhớ về, từ mùa Hè năm đó.Bà hồi tưởng lại: “Hồi đó tôi còn trẻ, cũng chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ lo học thi đậu xong rồi về. Phải lo học xong cho sớm chứ đời sống bên Pháp đắt đỏ lắm. Cũng trong năm 1953, cụ thân sinh ông Lan mất ở Hà Nội, ông ấy phải ngưng học, về nước để giúp đỡ gia đình. Lúc đó chúng tôi yêu nhau rồi, ông ấy cũng muốn dỗ dành tôi về Việt Nam chung, nhưng tôi còn ham học cao lên. Tuổi trẻ mà, ai cũng có giấc mơ lớn, và tôi cũng muốn thực hiện ước mơ của mình.”Cuộc chia tay này là nguyên nhân bài thơ “Paris có gì lạ không em?” ra đời trong nỗi nhớ khắc khoải của ông.“Paris có gì lạ không em?Mai anh về em có còn ngoanMùa xuân hoa lá vương đầy ngõEm có tìm anh trong cánh chimParis có gì lạ không em?Mai anh về mắt vẫn lánh đenVẫn hỏi lòng mình là hương cốmChả biết tay ai làm lá sen?…”Câu hỏi cuối ông gởi lại bà trong sự chờ đợi, thay cho câu hỏi “Em có bằng lòng làm vợ anh không?” Để rồi hai năm sau gặp lại nhau ở Paris, khi bà khẽ gật đầu ưng thuận “làm lá sen” suốt đời cho ông, thì ông mới viết bài thơ đính hôn thay cho thiệp báo hỷ gởi cho gia đình, bằng hữu, trong niềm vui sướng tột độ.“Chúng mình lấy nhauCần gì phải ai hỏi…Cả anh cũng không cần phải hỏi anh‘Có bằng lòng lấy em?…’Vì anh đã trả lời anhCũng như em trả lời emVà cũng nghẹn ngào nước mắt!…”(Nga – Nguyên Sa)Bà Nga nhớ lại: “Sinh viên tụi tôi ở lại Pháp sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, gia đình lo tản cư vào Nam nên đâu có gởi tiền qua được. Chúng tôi ra Tòa Đốc Lý Paris ký giấy hôn thú, bạn bè theo đông lắm. Xong kéo nhau ra quán cà phê đối diện uống cà phê, ăn bánh. Bạn bè chung tiền trả tiền cho cô dâu, chú rể. Thế thôi.”Đám cưới sinh viên Việt Nam nghèo ở kinh đô ánh sáng diễn ra như thế. Chú rể chẳng mặc lễ phục, cô dâu không có áo cưới, mà ngay cả nhẫn cưới họ cũng chẳng mua được. Nhưng có sao đâu, vì ông trao cho bà những thứ quý hơn nhẫn cưới.“Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhauNếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tayAnh sẽ hôn đền emVà anh bảo em soi gươngNhìn vết môi anh trên máMôi anh tròn lắm cơTròn hơn cả chữ OTròn hơn cả chiếc nhẫnTròn hơn cả hai chiếcnhẫn đeo tay!…”(Nga – Nguyên Sa)Mười chín năm ông ra đi, chữ O tròn trên má vẫn chẳng phai nhòa, vì với bà, ông chẳng bao giờ đi xa cả, mà chỉ chuyển chỗ từ ngôi nhà ở thành phố Irvine đến nơi đầy nắng và gió ở thành phố Westminster.“Đối với tôi thì lúc nào ông cũng quanh quẩn đâu đây, trong cái nhà này. Tôi ở trong nhà, hay đi bất cứ con đường nào, đều thấy hình bóng ông ở bên cạnh tôi hết.” Bà Nga nói.Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết, lúc sinh thời Nguyên Sa rất thích hoa cúc vàng – như câu thơ trong bài “Áo lụa Hà Đông” của ông: Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc – nên bà Nga chỉ mang hoa cúc ra mộ ông thôi. “Nếu để ý sẽ thấy, hoa cúc vàng trên mộ nhà thơ Nguyên Sa không bao giờ tàn hay héo cả vì được bà Nga chăm sóc rất kỹ. Hoa sắp héo sẽ được bà thay bằng hoa mới.” Nhà thơ Ngọc Hoài Phương cho biết.Hôm gặp bà ở mộ ông, bà cho hay: “Ông ấy không bao giờ nghĩ đến cái chết, hay mình được chôn cất ở đâu cả. Khi ông ấy mất, tôi ra đây xem rồi chọn cho ông chỗ này. Nó gần hồ nước, lại dưới một bóng cây. Lúc trước trông vắng vẻ, giờ trông ấm cúng vì chung quanh ông có rất nhiều bạn bè.”“Hồi nhà tôi mới mất, ngày nào tôi cũng ra đây, sửa bông, cắt cỏ. Giờ thì lớn tuổi rồi, thì một tuần tôi ra thăm ông ấy 2 lần. Nhiều khi bực mình với ông ấy cũng ra đây nói cho ông ấy biết.”“Hồi ông Lan còn sống, tôi rất ít tiếp xúc với bạn ông ấy lắm, nhưng từ hồi ông ra đây, tôi được gặp nhiều người thăm ông, an ủi nâng đỡ tôi. Tôi nhớ ông Đỗ Ngọc Yến (nhà báo, sáng lập nhật báo Người Việt), hồi đó, cứ có ai từ xa đến Little Saigon, muốn gặp tôi thì ông ấy cứ nói cứ ra thăm mộ Nguyên Sa thì gặp bà Nga. Cho nên ở đây tôi được gặp nhiều người lắm, kể cả bạn cũ ở Việt Nam sang chơi. Cuối năm còn có người hẹn tôi ra đây cho cá kho, dưa chua nữa.”Điều trùng hợp là sự lựa chọn nơi yên nghỉ cho ông, lại chính là nơi ông từng mơ ước được về qua câu thơ của ông, được bà khắc trên mộ.“Nằm chơi ở góc rừng nàyChưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoangXin em một sợi tóc vàngLàm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sauBiết đâu thảo mộc bớt đauBiết đâu có bản kinh cầu dâng lên?”Và trong bài Tân Ước trong tập thơ cuối cùng, hình như lời “năn nỉ” của ông cũng được bà chiều theo.“…Anh vẫn nhận ra em, em khác biệt mà vẫn đồng nhất, giấc mơ gián đoạn bao nhiêu, em vẫn trở lại, giấc mơ phi lý, em khắng khít bằng những liên tục vuốt ve, liên tục hiền dịu, liên tục chăm sóc. Em liên tục không gian em, liên tục luận lý em. Tân ước nói có thế giới ở ngoài thế giới, khác biệt và bao trùm thế giới. Em có phải là giấc mơ ở trong giấc mơ và phủ kín giấc mơ?”.Chẳng biết như thế nào, nhưng trong thế giới thật này, “Nga buồn như con chó ốm” tiếp tục dùng đôi tay “làm lá sen” phủ kín “hương cốm” Nguyên Sa cho đến tận cùng.

1 comment:

  1. adinZtincpo_West Valley CityMay 23, 2022 at 9:34 AM

    adinZtincpo_West Valley City Chase Robinson click zimensimidd

    ReplyDeleteReplies
      Reply
Add commentLoad more... Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Featured Post

Bản Tin số 46

Tiết mục:

  • Biên khảo
  • Bình luận
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Khoa học-Kỹ thuật
  • Hình ảnh
  • Hội họa
  • Khí hậu môi sinh
  • Tin học
  • Du lịch-Di tích lịch sử
  • Văn hóa-Xã hội
  • Ẩm thực
  • Hán Tự - Hán Văn - Hán Việt
  • Truyện đọc
  • Tản văn - Ký sự - Truyện ngắn
  • Y Khoa-Sức khỏe
  • Thời sự
  • Thể thao

Link Mạng Internet

  • Hoa Xương Rồng
  • Việt Nam Thư Quán
  • Trẻ Magazine
  • Tin Tức Express tại Âu châu
  • Thi Viện
  • Trung Dung Chi Đạo-Lưu Khâm Hưng
  • Nhà Kho Quán Ven Đường
  • Người Phương Nam
  • Phạm Tín An Ninh
  • Sài Môn Thi Đàn
  • Chim Việt Cành Nam
  • Diển Đàn Thế Kỷ
  • Lều Xưa
  • Mạch Sống Media
  • Quán Làng Văn
  • SaigonEcho
  • Tập San Hợp Lưu
  • Văn Chương o biên giới
  • Quán Văn
  • Tinh hoa net
  • Nghiên cứu Lịch sử
  • Chuyến Đi Ngàn Dặm
  • Thương Mái Trường Xưa

Link các Trang TN

  • Diễn đàn Thụ nhân
  • Duact
  • Làng Thông reo
  • Nhà Thông reo
  • Quán Ăn Nụ Cười 3 - Em Đến Trường
  • Thụ nhân Hòa Lạc
  • Trần Văn Lương

Search This Blog

Bài được đọc nhiều nhất:

  • Cái Nhà Là Nhà Của Ta Cái Nhà Là Nhà Của Ta Thuở nhỏ, tôi là sói con sinh hoạt trong bầy Sóc Sơn ở Hà Nội. Ngày chủ nhật, bầy sói họp hành, lúc ...
  • Bản Tin số 46
  • HOA RƠI HỮU Ý NƯỚC CHẢY VÔ TÌNH 人间自有花如雨, 妾是花中第几人? Nhân gian tự hữu hoa như vũ Thiếp thị hoa trung đệ kỷ nhân (Công Tôn Lục Ngạn) Cuộc đời vô tình, tạo hóa khéo trêu ngươi...
  • CAO NGUYÊN THÁNG BA 1975 Lời giới thiệu: Kính gởi đến quý niên trưởng, quý vị và các bạn bài viết về cuộc lui quân của Quân Đoàn II vào tháng 3 năm 1975 dưới góc nhì...
  • Bản Tin Thụ Nhân Âu Châu Số 44 -Tháng 01.2024

Tìm trong trang Blog

Lưu trữ

  • ▼  2020 (414)
    • ▼  October (38)
      • TÌNH VÀ TỘI
      • Thông Báo Chấm Dứt Sinh Hoạt của Nhóm Email Group ...
      • SỰ "GIÀU CÓ" CỦA NGƯỜI NGHÈO
      • Halloween Và Tháng Ma
      • Loài cây có khả năng "đẻ" ra vàng
      • 蟑螂的小故事
      • Bàn tay vợ hiền
      • Món Hàng Từ Quê Cũ
      • "KỶ NHÂN HỒI"
      • CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN
      • Diễn Đàn "Tỉnh Táo"
      • Tuổi Dại
      • NGƯỜI EM TRONG( ác )MỘNG
      • Adele - Họa mi đứng trước gương
      • Lòng mẹ
      • Bài thơ “Paris có gì lạ không em?” – Nguyên Sa
      • THU NAY CÓ PHẢI THU NĂM CŨ
      • Bèo Dạt Mây Trôi
      • TỊCH LIÊU
      • Thông tin - Cô Phó Bá Long thượng thọ 80 tuổi
      • HOÀI THU
      • Hòn Cổ Tron
      • Lá thư Thụ Nhân - Vườn Thơ Thụ Nhân
      • THANH HÓA CỦA TÔI
      • Thu Ý
      • Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ khi giao mùa
      • Sự kiện thường thức về bệnh viêm gan
      • Bóng người trên sương mù
      • lòng nào không se sắt
      • thủ thỉ với MẸ
      • Con Tàu Mayflower Và Thuộc Địa Bắc Mỹ
      • TÌNH GỬI TỪ TRÊN ĐÔI CÁNH SẮT
      • Thu Sầu
      • Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa n...
      • Sự tích bánh trung thu
      • THU NAY CÓ PHẢI THU NĂM CŨ
      • Thu Thương Nhớ
      • Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó.

Từ khóa » Bài Thơ Paris Có Gì Lạ Không Em