Bài Thuốc Trị Nôn ói Do Tỳ Vị Hư Hàn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Theo y học cổ truyền nôn mửa phần nhiều do vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng, làm cho khí nghịch lên gây ra nôn. Nguyên nhân của hiện tượng này có khi do nhiễm khuẩn, đầy tích, đờm ẩm, vị nhiệt quá, hàn quá... đều có thể gây ra triệu chứng nôn.
Bệnh phần nhiều vốn vị hư hàn, ăn thức ăn lạnh không tiêu hóa được. Biểu hiện ăn lạnh hay bị đau bụng, buồn nôn, chườm nóng, xoa bóp thì đỡ đau, gầy yếu mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi trắng nhợt, mạch khẩn.
Theo y học hiện đại, nôn mửa chỉ là một triệu chứng của một số bệnh như dạ dày viêm cấp, bệnh cuống dạ dày, trào ngược thực quản, rối loạn tiền đình, nhiễm khuẩn đều có thể gây nôn….
Phép trị: Kiện tỳ, hòa vị, ôn trung, giáng nghịch.
Bài thuốc Lý trung hoàn thường dùng chữa viêm đại tràng co thắt, có thể dùng chữa nôn ói do tỳ vị hư hàn.
Thành phần bài thuốc: Đảng sâm 14g, can khương 12g, bạch truật 12g, chích thảo 6g. Đây là bài Lý trung hoàn "thương hàn luận" gia giảm: Làm hoàn hoặc sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Ôn trung khu hàn, bổ ích tỳ vị. Chữa các chứng tỳ vị hư hàn, bụng đau, tiêu lỏng, nôn mửa, bụng đầy, ăn ít…
Giải thích bài thuốc:
- Can khương có tác dụng khu hàn, trợ tỳ dương là chủ dược.
- Đảng sâm bổ khí kiện tỳ…
- Bạch truật kiện tỳ táo thấp..
- Chích thảo: Bổ tỳ hòa trung và điều hòa các vị thuốc.
Gia giảm:
- Nếu ăn kém tỳ hư tăng đảng sâm, nhân sâm…
- Nếu đại tiện lỏng tăng vị bạch truật sao khử thổ.
- Nếu tay chân lạnh hàn nhiều gia: Phụ tử, nhục quế.
- Nếu có đàm nhiều gia tô tử.
- Nếu người gầy ăn kém gia hoài sơn, liên nhục, phục linh…
- Nếu tay chân lạnh gia phụ tử.TIN LIÊN QUAN
Thuốc điều trị chứng nôn ói ở thai phụ
Thế nào là hội chứng nôn ói chu kỳ?
Nôn ói ở trẻ em
Phụ phương:
+ Trị nôn mửa do hàn phối hợp bài Bạch đậu khấu thang "thẩm thị tôn sinh thư" gia giảm.
Thành phần bài thuốc gồm bạch đậu khấu 8g, hoắc hương 12g, sinh khương 12g, bán hạ 8g, trần bì 8g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng trị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
+ Trị tỳ vị hư hàn, nôn mửa dùng Bài Bạch Truật Ẩm "Nghiêm dụng hòa" gia giảm.
Thành phần bài thuốc gồm bạch truật 20g, bào khương 20g, chích thảo 10g, hậu phác 20g, mạch nha 20g, mộc hương 10g, nhân sâm 10g, nhục đậu khấu 10g, quất hồng 10g, thảo quả nhân 10g. Sắc với 5 lát gừng sống, táo 1 trái, uống ấm.
Tác dụng: Ôn dương, kiện tỳ, lý khí, hòa trung.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sau tiêm mũi 3 bị nổi hạch khắp người có nguy hiểm?
Từ khóa » Các Phép Chữa Bệnh Tỳ Vị
-
Tỳ Vị Là Gì? Biểu Hiện Tỳ Vị Hư Hàn Và Cách Chăm Sóc Bồi Bổ Tỳ Vị
-
Các Bệnh Liên Quan đến Tỳ Vị | Vinmec
-
Bệnh Học Tỳ Vị
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Chứng Tỳ Vị Dương Hư, Lương Y Nguyễn Hữu Toàn Tổng Hợp Kiến ...
-
Cách Chữa Bệnh Thuộc Loại Hậu Thiên Tỳ Vị | Y Học Căn Bản
-
PHÉP KIỆN TỲ TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾNG ĂN - OPC Pharma
-
Tỳ Vị Hư Hàn - Báo Thanh Niên
-
TÌM HIỂU VỀ 3 TẠNG TỲ - PHẾ - THẬN - Bệnh Hen
-
Khắc Phục Chứng Lạnh Tay Chân - Huyện Lập Thạch
-
Biện Chứng Luận Trị Về Hội Chứng Tạng Phủ (P2) | BvNTP
-
[DOC] 1.8.2. Rêu Lưỡi. - Sở Y Tế Bình Định
-
BỆNH TIÊU HOÁ » Lý Luận_Tỳ Vị - SỨC KHỎE LỐI SỐNG