TÌM HIỂU VỀ 3 TẠNG TỲ - PHẾ - THẬN - Bệnh Hen
Có thể bạn quan tâm
Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).
Bàn về nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh hen phế quản, Tuệ Tĩnh trong cuốn Hồng nghĩa giác tư y thư viết: “Phần do phế hư gặp lạnh, hoặc phế thực mà gặp lạnh hoặc bị thủy khí, hoặc do sợ, khí uất lồng lên, hoặc âm hư hoặc khí hư, hoặc đờm tắc – hơi thở gấp. Tỳ vị hư mà hỏa xông lên…”
Khi đã thành bênh, yếu tố bên trong là ba tạng Tỳ - Phế - Thận, yếu tố bên ngoài là gió lạnh, ẩm, yếu tố tâm thể và mệt nhọc và dễ phát cơn hen phế quản. Muốn chẩn đoán và điều trị tốt cần nắm chắc chắc chức năng sinh lý của ba tạng này.
1. Tìm hiểu chức năng tạng Tỳ
Tỳ thuộc hành Thổ, công năng chủ yếu là vận hóa.
- Quan niệm của các y gia xưa cho rằng tiêu hóa, hấp thụ và quá trình vận chuyển tân dịch là do sự phối hợp giữa tỳ và vị. Tiêu hóa là công năng của vị, vận chuyển các chất, hấp thụ được lại nhờ vào tỳ. Tỳ là tạng vận hành phấn tán tân dịch cho vị, phải thông qua kich mạch. Vị là kho chứa để cấp dưỡng cho lục phủ ngũ tạng. Kinh túc thái âm tỳ thông với vị. Tân dịch trong vị do hấp thụ thông qua kinh mạch mà vận chuyển vào âm kinh. Tân dịch cũng thông qua kinh túc dương minh vị mà phân bổ ra các kinh dương. Nhờ sự luân chuyển tân dịch, các bộ phận trong cơ thể mới được nuôi dưỡng.
Tóm lại: Tỳ vận hóa tinh vi trong đồ ăn. Tỳ có tính thấp chủ việc đưa lên, vị có tính táo chủ yếu đưa xuống. Táo và thấp cùng phối hợp nhau trong tiêu hóa của tỳ vị. Tỳ tuy tính thấp nhưng lại vận hóa thủy thấp (khí thủy thấp), nhờ vận hóa của tỳ thủy thấp mới bài tiết đúng mực không ứ đọng, tỳ hư không chuyển vận được mạch làm cho thủy thấp ngưng đọng, sinh đàm ẩm, phù thũng. Thủy thấp trở ngại hoạt động của tỳ. “Thấp hại tỳ” “Tỳ chủ thấp, ghét thấp”.
- Tỳ chủ cơ nhục, tay chân, vinh nhuận ra ô môi.
- Thức ăn được tiêu hóa sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cơ bắp. Cơ được nuôi dưỡng đủ thì chắc. Kinh mạch của tỳ vị vòng quanh môi miệng để chẩn đoán bệnh tỳ vị.
- Tỳ thống huyết: tỳ quan hệ chặt chẽ với huyết. Huyết là sinh khí của thức ăn – bắt nguồn từ trung tiêu. “Tỳ là nguồn sinh huyết”. “Tâm tạng chủ về huyết”.
- Tỳ sinh huyết và thống nhiếp huyết, nghĩa là đảm bảo máu chảy trong mạch, nếu tỳ khí hư yếu dễ làm huyết dịch chảy ra ngoài (liên quan đến máu đông và chảy máu)
2. Tìm hiểu chức năng tạng Phế
Phế thuộc hành kim, phế chủ khí – khí là vật chất trọng yếu.
- Cơ thể nhờ khí mà duy trì sự sống. Khí có hai nguồn là khí của thức ăn và khí của trời thở hít vào. Khí trời do phế hút vào. Khí của thức ăn do mạch tỳ vận chuyển lên. Hai khí đó kết hợp chứa vào khí hải ở lồng ngực, văn cổ gọi là tông khí. Tông khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân, ra họng để làm hô hấp dồn vào tâm mạch phân bố toàn thân cho nên nói phế chủ khí là nói toàn bộ khí của cơ thể, trên dưới, trong ngoài.
- Phế trợ tâm, chủ trị tiết: quản lý không rối loạn gọi là “trị tiết”. Nói phế hoạt động có quy luật. Các cơ quan hoạt động có quy luật, ví dụ “Tâm chủ thần minh” là cũng nhờ ở phế, “phế giữa chức năng tướng phó, vị trị tiết từ đó mà ra”. Tâm chủ huyết – phế chủ khí cơ thể nhờ sự tuần hoàn của khí huyết để vận chuyển chất dinh dưỡng duy trì hoạt động và sự hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan. Nhờ tính thoải mái của khí mới vận hành bình thường. Khí toàn thân do phế làm chủ cần nhờ sự vận tải của huyết mạch mới thông đạt khắp toàn thân. Khí với huyết tác thành nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau. “Khí là thống soái của huyết, huyết là thứ phối hợp với khí, khi lưu hành thì huyết lưu, hành, chỗ nào huyết đến thì khí cũng đến”.
- Phế chủ túc giáng thông điều thủy đạo. Nước vào vị qua sự vận chuyển của tỳ mà dồn lên phế. Phế khí túc giáng thì thủy dịch theo thủy của tam tiêu mà xuống bàng quang.
- Phế khí kém túc giáng thì sự lưu thông thủy dịch trở ngại, thủy dịch dồn dọng lại, không thông thành thủy thũng.
- Phế là nguồn trên của nước. Phế chủ bì mao. Phế chủ khí, hô hấp là cơ quan chính trao đổi ngoài lỗ chân lông cũng có tác dụng tán khí, lỗ chân lông được gọi là “khí môn” (cửa khí).
- Da lông nhờ phế khí sưởi nóng mới tươi nhuận, phế khí đủ, da lông mỡ màng. Khí phế suy kiệt, da lông khô. Tà khí ban đầu tác động vào da lông sau truyền vào phế, phế hư thì da lông cũng hư yếu, dễ ra mồ hôi, dễ cảm nhiễm ngoại tà.
3. Tìm hiểu chức năng tạng Thận
Thận thuộc hành Thủy.
- Thân tàng tinh – vật chất cơ bản của hoạt động sống là tinh. Tinh bao gồm tinh của nam nữ trong giao hợp là nguồn gốc của sinh tồn và tinh do thức ăn sinh ra giúp cơ thể sinh tồn, phát triển. Tinh của nam nữ là tinh của tiên nhiên, tinh của thức ăn là tinh hậu nhiên. Cả hai loại tinh cùng tàng chứa ở thận.
- Tinh tiên nhiên do cha mẹ truyền, có từ lúc thành bào thai tới khi chết, tinh luôn sinh trưởng hóa dục - tinh tiên nhiên cần dinh dưỡng của tinh hậu nhiên – hai thứ tác động qua lại. Tiên nhiên là căn bản.
- Tàng tinh là công năng quan trọng của thận; sinh trưởng; phát dục, sinh đẻ đều nhờ tác dụng của thận tinh – còn gọi là thận khí.
- Thận chủ cốt tủy – tinh hoa thể hiện ở tóc. Thận tàng tinh – tinh sinh tủy – tủy nuôi dưỡng xương. Nếu thận yếu, sẽ sinh tủy kém – tủy kém sẽ sinh xương kém mà sinh chứng cốt tý (đau xương) biểu hiện ở người lạnh, sợ lạnh, khớp xương co cứng. Nếu nhiệt lưu ở thận, thủy dịch bị đốt nóng mà thành khô xương dần dần thành cốt nuy, yếu liệt vô lực. Não là bể chứa tủy nên não và thận có quan hệ thông nhau. Tinh khí chứa ở thận thịnh hay suy ảnh hưởng tới công năng của não.
- Thận chủ thủy – nước uống vào, tỳ vị chưng bốc lên phế, phế khí túc giáng làm cho thủy dịch chảy xuống mà dồn về thận. Thủy dịch do tỳ thổ chưng bốc, có thanh có trọc. Thanh đi lên trọc đi xuống. Trong thanh có trọc, trong trọc có thanh, thứ thanh trong thanh thì từ phế mà ra khắp da lông. Thức trọc trong thanh thì theo tam tiêu mà xuống thận. Nước lên phế thành thứ thanh. Thủy dịch dồn về thận làm trọc. Thứ rọc trong trọc theo đường bàng quang mà thải ra ngoài. Thứ thanh trong trọc thì chứa lại ở thận. Tinh dịch chứa ở thận, nhờ thận dương chưng nóng hóa thành khí mà lên phế. Từ phế giáng xuống mà tới thận. Tuần hoàn như vậy để duy trì sự thay đổi cũ mới của nước trong cơ thể. Thận dương kém thì sự đổi cũ thay mới sẽ trở ngại có thể sinh phù thũng.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại Gọi lại cho tôiTừ khóa » Các Phép Chữa Bệnh Tỳ Vị
-
Bài Thuốc Trị Nôn ói Do Tỳ Vị Hư Hàn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tỳ Vị Là Gì? Biểu Hiện Tỳ Vị Hư Hàn Và Cách Chăm Sóc Bồi Bổ Tỳ Vị
-
Các Bệnh Liên Quan đến Tỳ Vị | Vinmec
-
Bệnh Học Tỳ Vị
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Chứng Tỳ Vị Dương Hư, Lương Y Nguyễn Hữu Toàn Tổng Hợp Kiến ...
-
Cách Chữa Bệnh Thuộc Loại Hậu Thiên Tỳ Vị | Y Học Căn Bản
-
PHÉP KIỆN TỲ TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾNG ĂN - OPC Pharma
-
Tỳ Vị Hư Hàn - Báo Thanh Niên
-
Khắc Phục Chứng Lạnh Tay Chân - Huyện Lập Thạch
-
Biện Chứng Luận Trị Về Hội Chứng Tạng Phủ (P2) | BvNTP
-
[DOC] 1.8.2. Rêu Lưỡi. - Sở Y Tế Bình Định
-
BỆNH TIÊU HOÁ » Lý Luận_Tỳ Vị - SỨC KHỎE LỐI SỐNG