Biện Chứng Luận Trị Về Hội Chứng Tạng Phủ (P2) | BvNTP

CHỨNG TRỊ CAN VÀ ĐỞM

Chức năng sinh lý của can chủ yếu sơ tiết và tàng huyết, khi bệnh lý chủ yếu biểu hiện triệu chứng của sơ tiết thất thường mà dẫn đến.

Can uất, can hoả vượng.

Can dương thượng nghịch (khang), can âm bất túc.

Can mất khả năng sơ tiết hoặc can hoả thịnh đều ảnh hưởng đến chức năng tàng huyết, xuất hiện các triệu chứng xuất huyết còn chứng bệnh thường gặp của đởm là đởm nhiệt.

Can uất (can khí uất kết, can khí bất thư)

Triệu chứng: hay cáu gắt giận dữ, tinh thần uất ức, đầu choáng, hai bên sườn đau hoặc đau nhói, ợ hơi, ăn kém. Miệng đắng hoặc nôn mửa, đau bụng ỉa lỏng kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch huyền, nếu can uất lâu ngày dẫn đến huyết ứ, tất sẽ thấy hòn khối (chỉ can tỳ sưng to) rìa lưỡi có điểm ứ, huyết mạch huyền hoặc sáp.

Giải thích bệnh lý: can khí uất kết không sơ tiết được nên tính tình hay cáu gắt giận dữ, khí huyết uất trệ ở can kinh làm cho đau hai bên mạn sườn, can khí không sơ tiết triệt để, can khí hoành nghịch xâm phạm vào tỳ vị nên có thể xuất hiện đau sườn, đau bụng, ỉa lỏng, ợ hơi, ăn uống không tiêu, nôn mửa…

Phụ nữ do can kinh khí huyết thông không ảnh hưởng đến hai mạch xung nhâm mà dẫn đến kin nguyệt không đều. Mạch tượng của can thường thấy mạch huyền.

Pháp điều trị phải sơ can lý khí.

Thường dùng sài hồ sơ can thang, nếu có huyết ứ kèm theo thì trong sơ can lý khí phải gia thêm thuốc hoạt huyết thường dùng tiêu giao tán gia: đan sâm, bồ hoàng, ngũ linh chi.

Liên hệ Y học hiện đại: dùng tiêu giao tán trong viêm gan mãn tính, nếu viêm gan kéo dài hoặc thời kỳ đầu của sơ gan mà kèm theo huyết ứ có thể thêm thuốc hoạt huyết. Nếu trong bệnh lao phổi có triệu chứng can uất (ví dụ: dễ giận dữ, đau sườn, miệng đắng, mạch huyền), nói chung đều là có âm hư, có thể chọn dùng: tiểu sài hồ thang, bỏ các thuốc ôn táo thêm hà thủ ô, nữ trinh tử, sa sâm để dưỡng can.

Kinh nguyệt không đều đều thuộc chứng can uất dùng bài thuốc tiêu giao tán gia giảm (sài hồ, bạch thược, cam thảo, bạch truật, xuyên qui, can khương, bạc hà)

Can dương thượng cang (can dương cang thịnh, âm hư, can vượng, can dương quá thịnh)

Chủ chứng: đau đầu, huyễn vựng, dễ cáu gắt, đau sườn, nhìn sự vật không rõ (mắt mờ, đắng miệng, hai bên lưỡi hồng, rêu trắng, mạch huyền.

Nếu như thấy đau đầu dữ dội, huyễn vựng, tai ù, tai điếc, mắt đỏ, đau hai bên đầu, giận dữ, lưỡi hồng, rêu vàng hoặc vàng dày mà khô, mạch huyền sác hữu lực đó là can hoả thịnh.

Can dương quá vượng dẫn đến can phong nội động tức là dẫn đến trúng phong (chảy máu não). Xuất hiện triệu chứng: thất ngôn, mồm méo, mắt xếch hoặc hôn mê, co giật, bán thân bất toại. Nếu do nhiệt cực (sốt cao) mà dẫn đến can phong nội động trong bệnh ôn nhiệt (bệnh truyền nhiễm) nằm trong phương pháp điều trị bệnh ôn nhiệt.

Bệnh lý: do can dương thăng phát thái quá, dương thiên thịnh ở mắt, ở đầu nên thấy đầu choáng mắt hoa, huyễn vựng (huyết áp cao) miệng đắng, sườn đau, hai bên rìa lưỡi hồng, mạnh huyền là triệu chứng thường thấy ở kinh can đởm. Còn can hoả thịnh (can hoả tích thịnh, kinh can thực hoả) ngoài triệu chứng của can dương khang thịnh còn thấy triệu chứng của hoả nhiệt. Ví dụ: hoả vượng ở trên là do đầu đau dữ dội kèm theo mắt đỏ, tai ù, do can hoả thịnh ảnh hưởng đến chức năng tàng huyết “nhiệt bức huyết vong hành” xuất hiện nôn máu, máu cam… can hoả thượng cang dẫn đến đau một bên đầu, đầu lưỡi và rìa lưỡi hồng đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác là triệu chứng của hoả nhiệt. Cả hai thể bệnh trên đều có thể xuất hiện triệu chứng của can phong nội động dẫn đến triệu chứng trúng phong.

Phương pháp điều trị.

Nếu do can dượng thịnh phải bình can tức phong, tiềm dương dùng bài thuốc “long đởm tả can thang”. Còn như chảy máu não thuộc triệu chứng bế chứng (hôn mê, bất tỉnh nhân sự, hai tay nắm chặt hoặc hàm răng cắn chặt mạch huyền hoặc khẩn) phải chọn pháp khai khiếu (thiên nhiệt phải dùng pháp lương khai, thiên hàn phải dùng thuốc ôn khai bài thuốc: sài hồ, hoàng cầm, long đởm thảo, đương qui, sinh địa, trạch tả, sa tiền, thông thảo) kết hợp với châm cứu điều trị, sẽ nói rõ hơn về kỹ thuật trong điều trị chứng trúng phong. - Liên hệ y học hiện đại: cao huyết áp nếu như thuộc về can dương thịnh dùng (thạch quyết câu đằng ẩm) để bình can tức phong tiềm dương. Nếu rêu vàng, mạch sác là kèm theo nhiệt phải dùng thêm hoàng cầm liên tử tâm để thanh nhiệt. Ngoài ra có thể dùng các thuốc: câu đằng, tật lê, thạch quyết minh, tần cửu, trạch tả, trần bì, bán hạ chế, bạch chỉ để bình can tức phong trừ đàm. Nếu cao huyết áp thuộc can hoả vượng phải dùng pháp thanh can tả hoả dùng “long đởm tả can thang” bỏ sài hồ (hoặc liều nhỏ, giảm tác dụng, thăng phát) gia thạch quyết minh, ngưu tất để tăng cường sức giáng hoả đi xuống. Trong viêm tai giữa cấp tính có mủ, nhọt ống tai ngoài và trong đều có thể dùng long đởm thảo tả can thang để điều trị.

Các bệnh bạch huyết thuộc can hoả vượng mà có xuất huyết có thể dùng đương qui lô hội hoàn (qui, long đởm thảo, chi tử, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng, thanh đại, lô hội, sa hương, mộc hương). - Bệnh về mắt, về tiêu hóa do can hoả vượng (chảy máu tiêu hóa) có thể dùng: long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, đại hoàng, sinh địa, hạn liên thảo, trắc bá diệp để thanh can tả hoả, chỉ huyết., Nếu có triệu chứng xuất huyết như trên cấm dùng thuốc thăng đề.

Can âm bất túc.

Chủ chứng: huyễn vựng, đau đầu, tai ù, tai điếc, quáng gà, mất ngủ hay mơ hoặc tay chân tê dại, lưỡi hồng ít tân (khô) rêu ít hoặc không rêu, mạch huyền tế hoặc tế sác.

Bệnh lý: can dựa vào sự tư dưỡng của thận thủy, can âm bất túc thường do thận âm bất túc “tinh bất hóa huyết, huyết bất dưỡng can” mà dẫn đến can âm bất túc, cũng có thể dẫn đến can dương thiên vượng (nhưng đây là hư chứng) không phải can dương thiên vượng do thận âm bất túc đó là thực chứng chú ý phân biệt còn can hoả thịnh thuộc chứng hoả nhiệt càng không giống nhau. Tuy nhiên các hội chứng trên đều có đau đầu, huyễn vựng, tai ù, tai điếc…Nhưng đau đầu không thành cơn mà triền miên không ngừng, huyễn vựng mà không muốn nhắm mắt, can hoả, tai ù đột nhiên xuất hiện, tay chân tê dại do thận âm bất túc, (không đủ để dưỡng can) mà dẫn đến.

Phương pháp chữa: phải tư thận dưỡng can bài: kỷ cúc địa hoàng hoàn (lục vị cộng kỷ tử, cúc hoa). Cao huyết áp thuộc can âm bất túc có thể dùng lục vị địa hoàng hoàn gia qui bản hoặc miết giáp, mẫu lệ, ngọc mễ tu. Trong viêm võng mạc trung tâm thuộc chứng can âm bất túc, có thể dùng kỷ cúc địa hoàng hoàn để dục âm tiềm dương. Trong viêm gan mãn tính hoặc viêm gan kéo dài, ấn các gian sườn thấy đau âm ỉ vùng mạn sườn, lưỡi hồng không rêu hoặc ít rêu, ít tân, mạch tế hoặc tế sác là can âm bất túc có thể dùng nhất quán tiễn để dưỡng can âm hay tư âm dưỡng huyết sơ can.

Sa sâm 12g Quy thân 12g Câu kỷ tử 12g

Sinh địa 12 Mạch môn đông 12g Xuyên luyện tử 6g

Đởm nhiệt (can đởm thấp nhiệt)

Chủ chứng: đau tức sườn phải, vàng da, tiểu ít, màu vàng đỏ, miệng đắng, họng khô, hàn nhiệt vãng lai hoặc nôn khan, bụng chướng, ăn kém, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Giải thích bệnh lý: đởm nhiệt làm cho can đởm không sơ tiết được, hạ sườn phải đau ngày càng nặng (tăng dần) kinh đởm có nhiệt xuất hiện miệng đắng, họng khô, hàn nhiệt vãng lai (lúc rét lúc nóng) nhiệt mà kém thấp, thấp nhiệt uất trưng (tụ) sinh vàng da tiểu ít mà vàng đỏ. Can khí phạm vị (can vị bất hoà) làm nôn khan và bụng chướng, kém ăn, lưỡi hồng, rêu vàng, mạch huyền sác là triệu chứng của nhiệt.

Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp (đởm)

Thường dùng: sơn chi tứ - uất kim - chỉ xác

Hoà hoàng cầm - huyền minh phấn - kim tiền thảo

Nếu đại tiện bí kết thêm đại hoàng, chỉ thực, nếu đau kịch liệt dữ dội gia mộc hương hành khí, bồ hoàng, ngũ linh chi hoạt huyết chỉ thống, nếu vàng da rõ rệt thêm nhân trần, đại hoàng. Bài thuốc thường được dùng điều trị viêm túi mật cấp tính và sỏi mật, nếu viêm túi mật mãn tính phải dùng thêm tô tử, uất kim, hoàng cầm, bạch thược, kim tiền thảo, huyền minh phấn, bồ hoàng, ngũ linh chi, cam thảo.

Điểm chủ yếu về biện chứng luận trị của bệnh can đởm là: bệnh can phần nhiều là chứng dương vượng, lâu ngày không khỏi dễ dàng tổn hại đến can âm gây chứng hậu can dương vượng. Phép trị dưỡng can âm bình can dương. Can hư chứng phần nhiều thuộc về âm hư “can thận đồng nguyên” phép chữa phải tư thận dưỡng can”

HỘI CHỨNG TỲ VỊ

Chức năng sinh lý chủ yếu của tỳ là chủ vận hóa và thông huyết. Khi tỳ bị bệnh phần nhiều là hư thấp (dương hư). Bệnh ở vị đa phần là thực nhiệt hư chứng hay gặp là vị âm hư. “Tỳ vị vi hậu thiên chi bản”, tỳ vị hư sẽ ảnh hưởng đến ngũ tạng đặc biệt là với tâm phế thận (chứng phế tỳ lưỡng hư) là hội chứng thường gặp trên lâm sàng.

Tỳ dương hư (tỳ vị hư hàn, tỳ dương bất túc)

Chủ chứng:

Sắc mặt vàng nhợt

Phần bụng hoặc vị quản chướng đau.

Đau mà thích nóng thích ấm

Miệng ứa nước trong (khẩu phiếm thanh thủy)

Ăn uống kém, không ngon

Đại tiện lỏng, bạc màu.

ỉa chảy hoặc lỵ tật kéo dài, chi thể gầy gò, vô lực, tứ chi không ấm, tiểu tiện trong dài hoặc đái ít, phù thũng, cơ nhục teo mềm, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch hoãn hoặc nhợt.

Giải thích bệnh lý: tỳ dương hư (hư hàn). Vận hoá giảm yếu, mặt vàng, kém nhuận, ăn kém, không ngon… là do tỳ chủ cơ nhục tỳ dương bất túc, làm cho tứ chi không ấm mà gầy gò vô lực, cơ nhục teo mềm tỳ dương hư vận hóa thủy thấp rối loạn, tiểu tiện trong dài hoặc niệu ít mà sinh phù thũng. Nếu có lưỡi nhợt mềm, rêu trắng nhuận, mạch hoãn hoặc nhược là chứng dương hư.

Pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ, thường dùng bài thuốc phụ quế lý trung thang gia giảm. Liên hệ với y học hiện đại: tỳ dương hư, thường bao gồm: viêm dạ dày mãn tính, rối loạn chức năng thần kinh, dạ dày, ruột, rối loạn chức năng vị trường, viêm ruột mãn tính, lỵ tật mãn tính, rối loạn dinh dưỡng đều dùng bài thuốc phụ tử lý trung thang gia giảm để điều trị. Viêm ruột mãn tính có thể dùng thêm xích thạch chi, thạch lựu bì. Lỵ tật mãn tính phải dùng mộc hương, bạch thược, đương quy.

Tỳ vị khí hư (tỳ vị hư nhược hoặc trung khí bất túc)

Chủ chứng:

Sắc mặt vàng, gầy gò, ăn kém.

Đau bụng thích ấm (thiện án)

Bụng trên chướng ợ hơi, ợ chua

Đại tiện lỏng trắng

Lưỡi nhợt mềm hoặc có hằn răng.

Rêu lưỡi trắng, mạch hư, hoặc tiếng nỏi nhỏ, khí đoản, trường hợp bệnh nặng trung khí hạ hãm, sa dạ dày, sa thận, thoát giang, sa tử cung… là khí phận càng hư gọi là trung khí hạ hãm (hoặc tỳ khí hạ hãm). Nếu nhũ tỳ vị khí huyết đều có các triệu chứng sốt nhẹ, thậm chí sốt cao, hoặc tỳ vị khí hư, can khí phạm vị, đau bụng, bụng sườn đầy tức, nôn, ợ chua hoặc đau bụng ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền là hội chứng “can vị bất hòa”

Giải thích bệnh lý: tỳ vị khí hư (gầy gò, kém ăn, bụng đau, thích ấm, đại tiện lỏng trắng, mạch hư. Nếu tỳ vị khí hư nặng, sức thăng đề bất túc dẫn đến sa nội tạng đoản khí, nói nhỏ, do tỳ vị khí hư ăn uống kém nặng hơn sẽ dẫn đến khí huyết đều hư, tỳ bất thống huyết nên sinh chảy máu, cũng có thể không xuất huyết mà phát nhiệt, mối quan hệ giữa can với tỳ là quan hệ khắc chế và bị khắc chế (can mộc khắc tỳ thổ). Khi can khí hoành nghịch khắc tỳ vị sẽ xuất hiện triệu chứng của tiêu hóa. Khi bản thân chức năng tỳ vị hư nhược cũng có thể dẫn đến can khí phạm vị xuất hiện triệu chứng can vị bất hòa, tức là can khí mạnh hoặc là tỳ vị hư.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích phế (tỳ vị khí hư), dùng bài “tứ quân tử thang” gia giảm, hoặc bài thuốc “tiểu kiến trung thang”. Nếu trung khí bất túc phải bổ khí thăng đề dùng “bổ trung ích khí thang” gia giảm. Nếu can vị bất hòa phải sơ can kiện tỳ dùng bài thuốc dùng bài thuốc gia vị dao tán. Trong bệnh loét ruột, tỳ vị hư nhược dùng “ tứ quân tử thang” gia sài hồ, hải phiêu tiêu hoặc hoàng kỳ kiến trung thang, nếu trung khí hạ hãm dùng dùng bổ trung ích khí, phải kết hợp thêm châm cứu,nếu chảy máu dùng “quy tỳ hoàn” gia các thuốc chỉ huyết. Nếu can bị bất hòa trong viêm gan mãn tính, có rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn chức năng đại tràng có thể dùng bài thuốc tiêu dao tán thêm đẳng sâm. Một số trường hợp có sốt rõ, biện chứng có tỳ vị hư nhược thiên về khí hư dùng bổ trung ích khí thang, nếu khí huyết đều hư phải dùng quy tỳ thang, phương pháp đó gọi là “cam ôn trừ nhiệt” pháp (phương pháp dùng vị thuốc ngọt và ấm để trừ chứng bệnh sốt cao).

Tỳ vị thấp khốn (tỳ hư thổ khốn, thấp khốn tỳ dương)

Chủ chứng: ăn uống giảm yếu, bụng đầy chướng, thậm chí buồn nôn, hoặc nôn khan, thích uống nóng, nặng đầu, chỉ thể gầy yếu, mệt mỏi không muốn hoạt động hoặc phù thũng, tiết tả (ỉa lỏng, nữ giới thường có khí hư), bạch đới nhiều, rêu lưỡi dày, chất lưỡi nhợt, mạch hoãn.

Giải thích bệnh lý: tỳ vị thấp khốn, tức là thấp trọc trở ngại đến chức năng chuyển hoá của tỳ nên xuất hiện triệu chứng ăn kém, bụng chướng đầy, nôn hoặc nôn khan. Tỳ chủ tứ chỉ nên khi tỳ hư thấy chi thể mệt mỏi, gầy yếu, thấp trở ở trong, chất thanh dương bất thăng làm cho đầu nặng như cùng. Thấp tụ ở dưới làm cho đau bụng ỉa lỏng, bạch đới nhiều, miệng nhạt hoặc dính, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoãn là chứng thấp nặng. Nếu như chất lưỡi bệu mềm mà mạch hư là đặc trưng của hư chứng. Ngoài thấp khốn còn tỳ hư, phần nhiều là tỳ hư bất năng hoả thấp.

Pháp điều trị: phải vận tỳ hóa thấp, thường dùng bài thuốc “vị linh tán”, nếu chất lưỡi mềm bệu, mạch hư tỳ hư thấp khốn phải kiện tỳ trừ thấp dùng “ngũ linh tán” và “tứ quân tử thang” gia giảm.

Liên hệ y học hiện đại: viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mạn tính, lỵ tật mãn tính thuộc về khí hư thấp khốn phải đều có thể dùng phương thuốc trên gia giảm. Viêm gan mãn tính, phù thũng nhiều, phải lựa chọn nguyên nhân tỳ hư bất năng hóa thấp, sau đó là thấp tự tiêu có thể dùng “sâm linh bạch truật tán” để kiện tỳ trừ thấp.

Thấp nhiệt nội uẩn (tỳ uẩn thấp nhiệt).

Triệu chứng: củng mạc và toàn thân vàng, kèm theo ngứa toàn thân (bì phu phát tiên), thượng vị tức chướng, không muốn ăn uống, thân thể gầy gò, tiểu tiện ngắn vàng, miệng khô đắng, phát sốt, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

Giải thích bệnh lý: thấp nhiệt nội uẩn ở tỳ vị ảnh hưởng đến tác dụng sơ tiết của can đởm, dịch đởm ứ bị phù làm vàng da, da ngứa. Thấp nhiệt nội uẩn làm vận hoả thất thường, không tư ẩm thực (ăn uống kém, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện ngắn và đỏ hoặc thấp nhiệt nội uẩn mà thiên ở nhiệt làm miệng khô đắng, phát sốt, mạch nhu sác, rêu vàng nhờn.

Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp bài thuốc nhân trần cao thang hoặc nhân trần trữ linh tán gia giảm. Liên hệ với y học hiện đại thường gặp trong viêm gan truyền nhiễm có vàng da, viêm túi mật cấp tính.

Tâm tỳ lưỡng hư (tỳ thận dương hư).

Triệu chứng: sắc mặt vàng tối, hồi hộp hay quên, mất ngủ, gầy xanh, vô lực, ăn kém, bụng chướng, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược. Nếu là tỳ thận dương hư thì tinh thần mệt mỏi, khí nhược, loạn ngôn, đởm ố mà khí suyễn, tứ chi vô lực, chi lạnh, đại tiện lỏng nát, (ngũ canh tả), ỉa lỏng vào lúc sáng sớm, lưng lạnh, sợ lạnh. Toàn thân phù thũng hoặc cổ chướng, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế nhược.

Giải thích bệnh lý: do tỳ hư sinh đàm, thận chủ nạp khí nên thận hư khí suyễn.

Thận chủ thủy, tỳ có chức năng vận hóa thủy thấp nên tỳ thận dương hư sẽ sinh ra chứng phù (phù thũng, bụng có nước). Đặc trưng của dương hư lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hư nhược.

Pháp điều trị: bổ ích tâm tỳ “qui tỳ thang” gia vị, tỳ thận đều hư phải ôn bổ tỳ thận dùng bài thuốc “ chân vũ thang gia vị”

Tâm phế mãn tính có khí suyễn đàm nhiều, phù thũng “chân vũ thang” gia bán hạ, ma hoàng, nhục quế tâm.

Nếu phù tim hoặc xơ gan cổ chướng là tỳ thận dương hư dùng hợp phương chân vũ thang + ngũ linh tán. Nếu viêm ruột lỵ tật mãn tính phải dùng phụ tử lý trung thang hợp phương với bài thuốc tứ thần hoàn gia giảm.

Vị hoả thịnh, vị âm hư.

Triệu chứng: phát sốt, tiện bế, răng đau, chân răng chảy máu, máu cam, nôn máu, phiền táo không yên, miệng khô, miệng đắng, lưỡi hồng, rêu vàng, mạch sác. Vị âm hư ăn uống kém thậm chí không ăn được. Nếu nhiệt, cực nhiệt, tiện bế, lưỡi đỏ, có ít rêu hoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác đó là vị hoả thịnh. Vị hoả thịnh (dương thịnh tắc nhiệt) vì vậy nên có triệu chứng trên. Vị hoả thịnh theo kinh mạch dương minh thượng xung xuất hiện triệu chứng ở răng mũi. Vị âm hư cũng có thể xuất hiện triệu chứng nhiệt “âm hư sinh nội nhiệt” khác với thực nhiệt là: vị hoả thịnh làm thương âm, vị âm hư có thể sinh nhiệt (thực hoả khác hư hoả), bản chất khác nhau.

Pháp điều trị: phải thanh vị hoả, trọng dụng thạch cao, tri mẫu, chi tử, hoàng cầm, đạm trúc diệp. Nếu là vị âm bất túc phải dưỡng âm ích vị phải dùng thạch hộc, mạch môn đông, sa sâm, liên nhục.

Chú ý đặc điểm bệnh tỳ vị: ệnh ở tỳ đa phần là thấp, nên phải kiện tỳ hóa thấp.

Chứng tỳ hư thường kèm theo tâm tỳ và tỳ thận vì vậy phải bồi thổ sinh kim, kiện tỳ hành thủy.

Tỳ vị tương quan biểu lý trên lâm sàng; hư hàn thuộc tỳ, nhiệt thực thuộc vị, dương hư thuộc tỳ, âm hư thuộc vị.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Các Phép Chữa Bệnh Tỳ Vị