Bài Thuyết Trình Xã Hội Học Tội Phạm Các Tiêu Chí Khoa Học Cơ Bản Của ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Bài thuyết trình xã hội học tội phạm các tiêu chí khoa học cơ bản của chuyên ngành xã hội học tội phạm
  • pdf
  • 95 trang
PHẦN I. XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM Chương 1: CÁC TIÊU CHÍ KHOA HỌC CƠ BẢN CỦA CHUYÊN NGÀNH – XHH TỘI PHẠM. Bài 1 Khái niệm – định nghĩa, đối tượng , chức năng, phương pháp nghiên cứu. 1. Khái niệm – định nghĩa. 1.1 Thuật ngữ: criminis (latinh) “tội phạm”  Tội phạm nghĩa rộng: Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội của các cá nhân, tổ chức, đảng phái, nhóm xã hội...gây nguy hiểm cho xã hội, chống đối xã hội.  Nghĩa hẹp: Tùy theo quan điểm của từng xã hội, nhà nước cụ thể căn cứ vào lợi ích của các nhóm, giai cấp, nhà nước, thời điểm lịch sử nhất định.  NN CHXHCNVN: Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ( Khoản 1 điều 8 & khoản 4 điều 8 - Bộ luật hình sự) 1.2 Hiện tượng tội phạm: Là khái niệm khái quát chỉ sự tổng hợp các vấn đề liên quan đến hành vi sai lệch xã hội của cá nhân – nhóm mà xã hội quy gán là hành vi phạm tội. 1.3: Xã hội học tội phạm: - ĐN1: Nghiên cứu những quy luật mang tính xã hội đặc thù về hiện tượng tội phạm như: đặc trưng, bản chất, nguyên nhân, điều kiện và biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm - ĐN2: Xã hội học tội phạm (XHHTP) là lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu những nguyên nhân về xã hội và phản ứng xã hội trước tội phạm. - ĐN3: XHH TP nghiên cứu tội phạm ở 2 chiều cạnh: Tội phạm cá nhân (nghiên cứu hành vi – động cơ - mục đích tâm lý thái độ của một đối tượng tội phạm) và hệ quy chiếu hệ thống xã hội ( Tìm hiểu môi trường – hoàn cảnh... và tổng hợp các yếu tố xã hội tác động đến hành vi phạm tội của tội phạm). 2. Đối tượng nghiên cứu của XHH.TP • Chuẩn mực xã hội và sự sai lệch chuẩn mực của cá nhân, nhóm. • Nguồn gốc xã hội, bản chất và các hình thức biểu hiện của tội phạm. • Nguyên nhân- điều kiện - cơ cấu của tình hình tội phạm trong thực tiễn xã hội. • Đề xuất các biện pháp phòng ngừa từ góc độ xã hội. 3. Chức năng của XHH.TP 1. Chức năng nhận thức: - Tri thức về hiện tượng tội phạm - Cung cấp thông tin thực nghiệm về khía cạnh xã hội của tội phạm. - Nhận thức những hành vi sai lệch xã hội để phòng tránh. 2. Chức năng thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng chống TP. - Củng cố, xây dựng những luận điểm khoa học liên quan đến sự phát triển chuyên ngành. - Tham mưu cho chính sách quản lý nhà nước và pháp luật. 3. Chức năng dự báo: - Dự báo về diễn biến, khuynh hướng phát triển. - Mức độ biểu hiện và tính phức tạp của hiện tượng tội phạm trong điều kiện nhất định. - Lý giải những hiện tượng tội phạm mới. 4. Phương pháp nghiên cứu • Sử dụng cácphương pháp đặc thù của XHH như: + Phân tích tài liệu. + Phỏng vấn ( thẩm vấn cá nhân - nhóm). + Quan sát + Bảng hỏi (Ankét). • Các phương pháp liên ngành: + Kĩ thuật lấy lời khai của + Kĩ thuật khai thác tâm lý + Phương pháp thống kê + Nghiệp vụ báo chí Bài 2: Mối quan hệ của XHH TP và Tội phạm học. 1. Điểm tương đồng giữa XHH.TP và TP.Học • Cùng có đối tượng nghiên cứu là hiện tượng tội phạm và tình hình tội phạm nói chung; nghiên cứu quá trình phát sinh – phát triển của tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện và biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm. • Cùng sử dụng các phương pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học làm công cụ chủ yếu để nghiên cứu và phân tích hiện tượng tội phạm. • Cùng giữ vai trò gợi ý, tư vấn cho nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách pháp luật hình sự và khung hình phạt phù hợp với thực tiễn của tình hình tội phạm. 1. Điểm khác biệt giữa XHH.TP và TP.Học • Tội phạm học: là khoa học hợp nhất liên ngành nghiên cứu và tổng hợp những kiến thức sinh học tội phạm, toà án, tâm lý học tội phạm để phân tích đặc điểm - cấu trúc bản chất – quy luật của tội phạm. • TPH nhấn mạnh khía cạnh pháp lý của hiện tượng tội phạm dựa trên những căn cứ, dấu hiệu pháp lý hình sự; còn XHH.TP chú trọng khía cạnh xã hội của tình hình tội phạm gắn liền với việc sử dụng các nội dung tri thức xã hội học. • XHHTP phân tích các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội theo cơ cấu xã hội ảnh hưởng của chúng với xã hội. Còn TPH nghiên cứu thân nhân người phạm tội trong sự phát sinh tội phạm ở môi trường gần và trực tiếp. • XHH.TP phân tích nguyên nhân từ chế độ xã hội, thiết chế xã hội và các chính sách xã hội; còn TP.Học n/c những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể. • XHH tội phạm có sự chuyên sâu hơn về đánh giá tác động xã hội, chuẩn mực và sự sai lệch cũng như dư luận - quan niệm xã hội về vấn đề tội phạm Bài 3 Lịch sử hình thành và lý thuyết chuyên ngành XHH.TP 1. Vài nét về những tư tưởng nghiên cứu tội phạm và sự hình thành XHH.TP 1. Tư tưởng n/c tội phạm. Thời cổ đại: Nổi bật nhất là 2 nhà Triết học Platon và Aristot: - Theo họ tội phạm như là một bệnh tật trong tâm linh của con người - cũng như là bệnh tật của Nhà nước - xã hội. - Và chính những người quản lý xã hội, những người đề ra luật pháp phải có trách nhiệm chữa trị bệnh đó. • Platon: - Các đạo luật đã ban hành cần phải có tác động kìm chế, khắc phục những nguyên nhân thúc đẩy hành vi phạm tội. - Nhà nước cần phải quan tâm đồng thời 2 vấn đề xã hội: sự nghèo đói và sự giàu có xa hoa. • Aristot: - Sự cưỡng chế về tâm lí có thể phòng ngừa được tội phạm. - Các đạo luật cần phải giúp cho tinh thần thống trị được thể xác, lý trí thống trị được bản tính. - Nguyên nhân cơ bản của phạm tội là do thói quen,sở thích hư hỏng của con người mâu thuẫn với lý trí, 2. Lịch sử hình thành XHH TP. 2.1 Sự phát triển của tội phạm học và xã hội học tội phạm ở các nước TBCN: • Hình thành vào nửa sau thế kỷ 19. Giai đoạn đầu gắn liền với tên tuổi của 3 nhà khoa học người Ý: Lombroso (1835-1909) - “ Con người phạm tội”, Ferri (1856- 1929) - “ Tội phạm học” và Garofalo (1852-1943) - “ XHH Tội Phạm”. • Sau này có một số tác giả người Pháp và Mỹ như: Tard; E.Durkheim; Koen; Merton; Sellin... Nhìn chung những tư tưởng của các nhà sáng lập đều tập trung chủ yếu nghiên cứu tìm hiểu: điều kiện hình thành và hoạt động sống của các cá nhân người phạm tội. Từ đó dẫn tới những hạn chế: quá tuyệt đối hóa các yếu tố riêng lẻ, cụ thể, cá biệt mà chưa thấy được những nhân tố chính về XH, nhất là về nguyên nhân chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Xã Hội Học Tội Phạm