Tiểu Luận Xã Hội Học "Vấn đề Tội Phạm" - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Văn học - Ngôn ngữ học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.45 KB, 15 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA XÃ HỘI HỌCMÔN: XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠMBÀI TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:MỘT VỤ ÁN CÓ ĐẶC ĐIỂM GÂY ẤN TƯỢNGGVHD : TS. Trương Văn VỹSVTH : Nguyễn Hoàng Dương KhaMSSV : 1356090066Lớp : Xã hội học 131Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 2 năm 20152MỤC LỤCI. DẪN NHẬP ………………………………………………………………Trang 3II. NỘI DUNG …………………………………………………………… Trang 41. Khái quát về Xã hội học tội phạm …………………………………Trang 41.1 Khái niệm Xã hội học tội phạm …………………………………. Trang 41.2 Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học tội phạm ………………… Trang 41.3 Chức năng và phương pháp của Xã hội học tội phạm ………… Trang 42. Vụ án “Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày”…………………… Trang 52.1 Tóm tắt vụ án ……………………………………………………. Trang 52.2 Phân tích vụ án dưới góc nhìn xã hội học tội phạm …………… Trang 62.3 Đề xuất các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, phòng chống …… Trang 10III. KẾT LUẬN …………………………………………………………….Trang 13DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………… Trang 143I. DẪN NHẬPChúng ta đang sống trong một xã hội phát triển và tiến bộ từng ngày, từng giờ. Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người rất nhiều lợi ích và sự thuận tiện. Máy móc ra đời thay thế cho sức lao động con người. Lao động trí óc được đưa lên tầm cao mới. Các dịch vụ xã hội không ngừng ra đời và phát triển phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người… Có thể nói, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự ra đời của internet, đã khiến các hoạt động của con người trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Khoảng cách giữa người với người dường như đã không còn là rào cản cho nhu cầu giao tiếp, công việc…Vậy, có phải khi xã hội phát triển ngày càng hiện đại thì mọi yếu tố trong xã hội đều trở nên tốt đẹp hơn?“Không có xã hội nào không có hiện tượng tội phạm” - Émile DurkheimTội phạm như một bộ phận quan trọng không thể thiếu của xã hội. Song song với sự phát triển của xã hội, hành vi tội phạm cũng không ngừng tăng cao. Mức độ phổ biến của tội phạm tăng đột biến với vô vàn phương thức phạm tội mà ta không lường trước được. Ứng với mỗi một ngành nghề, một lĩnh vực mới ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, lại có một loại hình tội phạm mới. Không chỉ dừng lại ở đó, một thực trạng mà ta có thể nhận thấy trong xã hội hiện nay, đó là mức độ trẻ hóa và mức độ tàn bạo của tội phạm. Đọc một tờ báo chuyên trang về an ninh và pháp luật, có thể dễ dàng thấy được hầu hết tội phạm đều là thanh thiếu niên với tuổi đời còn rất trẻ. Tuy vậy, trái ngược với độ tuổi còn non trẻ của mình, phương thức phạm tội của các đối tượng này vô cùng tinh vi, tàn bạo và ngang nhiên trước pháp luật… Có thể kế đến một số hành vi tội phạm nổi bật trong thời gian gần đây như vụ án “Giết hại nghệ sĩ Đỗ Linh”, vụ án “Má mì 20 tuổi cầm đầu đường dây mại dâm hot girl 9x”, hay vụ án “Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày”…Ở bài tiểu luận này, tôi xin phép tập trung vào phân tích nguyên nhân, hành vi và hệ quả của vụ án mà tối ấn tượng nhất, đó là vụ án “Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày”.4II. NỘI DUNG1. Khái quát về Xã hội học tội phạm1.1 Khái niệm Xã hội học tội phạmXã hội học tội phạm là một ngành khoa học xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm trong xã hội, các hiện tượng gần gũi, tác động trực tiếp tới hiện tượng tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện làm xuất hiện hiện tượng tội phạm và các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm. 1.2 Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học tội phạmXã hội học tội phạm nghiên cứu hiện tượng tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội. Xã hội học tội phạm nghiên cứu một số hiện tượng xã hội gần gũi hoặc có ảnh hưởng nhất định làm phát sinh hiện tượng tội phạm trong xã hội. Xã hội học tội phạm nghiên cứu các nguyên nhân sâu xa, khách quan và các điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới hiện tượng tội phạm. Xã hội học tội phạm đề xuất và xây dựng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và phòng chống hiện tượng, hành vi sai lệch.1.3 Chức năng và phương pháp của Xã hội học tội phạmXã hội học tội phạm có ba chức năng cơ bản là chức năng nhận thức, cung cấp tri thức, hiểu biết nhất định cho con người về hiện tượng tội phạm; chức năng thực tiễn đề xuất và xây dựng các biện pháp xã hội nhắm đấu tranh phòng chống các hiện tượng sai lệch và tội phạm, củng cố và xây dựng luận cứ khoa học chặt chẽ, cung cấp thông tin cho các ngành khoa học khác; và chức năng dự báo đưa ra dự báo về diễn biến, khuynh hướng biến đổi và phát triển của hiện tượng tội phạm.Các phương pháp nghiên cứu Xã hội học tội phạm phổ biến bao gồm phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp bảng hỏi điều tra và phương pháp thực nghiệm (lập hiện trường).2. Vụ án “Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày”Tình trạng tội phạm hiện nay diễn ra ở khắp mọi nơi và ngày càng nghiêm trọng với nhiều hình thức khác nhau. Vụ việc “Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày” xảy ra đã làm chấn động và gây bàng hoàng dư luận. Bằng góc nhìn xã hội học tội phạm, có 5nhiều vấn đề cần nghiên cứu về tình trạng của trường hợp này nói riêng và tình trạng tội phạm chung của xã hội.2.1 Tóm tắt vụ ánVụ án mở đầu bằng những cái chết bí ẩn.Ngày 10 tháng 9 năm 2014, người dân trú tại xã Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) bàng hoàng phát hiện một tử thi bị đâm hàng chục nhát dao. Khám nghiệm tử thi, cơ quan công an xác định nạn nhân tử vong bởi 15 nhát dao hiểm ác. Toàn bộ tài sản của nạn nhân như xe máy, ví, điện thoại di động đã biến mất. Những dấu hiệu từ hiện trường cũng cho thấy, trước khi tử vong, nạn nhân và hung thủ đã xảy ra quá trình vật lộn. Nạn nhân sau đó được xác định là Trần Trung Hoàng (sinh năm 1969, trú tại xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).Trong khi người dân còn chưa hết bàng hoàng về vụ án mạng trên thì ngày 16 tháng 10, tại địa phương lại xảy ra một vụ án mạng với thủ đoạn tương tự. Nạn nhân là anh Lê Hoàng Thanh (sinh năm 1981, lái xe ôm, ở ấp Giáp Nước, xã Phước Thạnh, thành phồ Mỹ Tho). Cả hai vụ án giết người, cướp tài sản liên tục xảy ra với thủ đoạn gây án tàn bạo khiến người dân địa phương vô cùng sợ hãi. Nỗi sợ của họ càng gia tăng gấp bội khi thông tin một án mạng tiếp theo chỉ cách đó 4 ngày. Theo đó, ngày 20 tháng 10, Công an tỉnh Tiền Giang tiếp tục nhận thông tin anh Trần Văn Lâm (sinh năm 1972, lái xe ôm, trú tại ấp 1, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho) bị sát hại. Vị trí phát hiện tử thi thuộc khu dân cư Long Thạnh Hưng (xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)Những cái chết liên tục khiến dư luận địa phương và người dân khắp các tỉnh miền Tây lo lắng. Xâu chuỗi các sự kiện liên quan, cơ quan công an nhận định, hung thủ liên quan đến vụ án này là một người.Trong cả ba vụ án, hung thủ đều không để lại dấu vết gì khiến lực lượng cảnh sát điều tra và các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Manh mối bắt đầu hé lộ từ mô tả nhân dạng hung thủ mà nạn nhân Lê Hoàng Thanh trăn trối trước khi mất. Và cuối cùng, chìa khóa phá án cũng xuất hiện, đó là tín hiệu từ chiếc điện thoại Iphone 5 của nạn nhân Hoàng được xác định xuất hiện ở Ninh Thuận vào ngày 22 tháng 10. Tuy 6nhiên, khi công an đến nơi thì người sử dụng chiếc điện thoại của nạn nhân Hoàng lại là một cô gái. Bằng linh cảm nghề nghiệp, các trinh sát nhận định giữa hung thủ và cô gái sử dụng điện thoại có mối liên hệ tình cảm mật thiết. Một cuộc hẹn giữa nghi can và cô gái nhanh chóng được thiết lập. Ngay khi nghi can xuất hiện với tâm trạng đầy phấn khởi, Công an tỉnh Tiền Giang đã ập đến khống chế đối tượng. Hung thủ của cả ba vụ án là Nguyễn Hoài Nam (sinh năm 1994, trú tại ấp Long Thạnh, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Theo khai nhận, Nam đang chuẩn bị trở về Tiền Giang tiếp tục gây án tại thời điểm bị bắt.2.2 Phân tích vụ án dưới góc nhìn xã hội học tội phạmTrước nhất, ta cần xác định rõ vụ án trên là một hiện tượng tội phạm. Hiện tượng tội phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý luôn ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong một xã hội nhất định và ở một thời kỳ nhất định, có các nguyên nhân, các đặc điểm định lượng (thực trạng) và định tính (tính chất, cơ cấu) của nó, đồng thời có tính độc lập tương đối.Có nhiều mô hình nghiên cứu xã hội học về hiện tượng tội phạm. Trong bài tiểu luận này tôi xin chỉ đề cập đến mô hình nghiên cứu theo phân loại các nhóm tội phạm. Căn cứ vào mô hình thì vụ án thuộc nhóm tội phạm hình sự. Trong nhóm này, các nhà xã hội học tập trung nghiên cứu các hành vi phạm tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhận phẩm, danh dự của con người; xâm phạm sở hữu, các quyền tự do, dân chủ của công dân; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính… Cụ thể trong trường hợp ta đang phân tích, Nam đã có hành vi xâm phạm tính mạng và quyền sở hữu của ba nạn nhân khi đã giết và cướp đoạt tài sản của họ.Nguyên nhân và điều kiện phát sinh vụ án.Nguyên nhân của hiện tượng tội phạm là tập hợp các ảnh hưởng xã hội, các sự kiện và các quá trình xã hội tác động trực tiếp dẫn đến hiện tượng tội phạm.Điều kiện của hiện tượng tội phạm là tổng thể các nhân tố, các ảnh hưởng xã hội hay quá trình xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển hiện tượng tội phạm.7Để phục vụ cho việc phân tích nguyên nhân và điều kiện phát sinh hành vi phạm tội của Nam một cách thuyết phục dưới góc nhìn xã hội học tội phạm, tôi xin phép được sử dụng hai lý thuyết xã hội học giải thích về nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng tội phạm. Đó là lý thuyết tâm thần học (thuyết Freud), và lý thuyết phát sinh xã hội.Lý thuyết tâm thần học nhìn nhận mối liên hệ nhân quả giữa các xu hướng tội phạm với các đặc tính và quá trình tâm lý. Theo lý thuyết này, những kinh nghiệm thời thơ ấu làm rối loạn hoặc bóp méo sự phát triển của một nhân cách ổn định có thể vào tuổi thiếu niên hay người lớn, đưa đến những khuynh hướng chống đối xã hội trong hành vi mà tự nó biểu hiện đặc biệt trong hoạt động tội phạm.Lý thuyết phát sinh xã hội coi hành vi tội phạm như là kết quả từ xã hội, do đó, nó tập trung sự giải thích về nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tội phạm vào những cách thức mà trong đó có các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, cơ cấu xã hội… là những yếu tố sản sinh ra hiện tượng tội phạm.Liên hệ cụ thể vụ án, bài viết “Giết 3 người trong 1 tháng: Rợn người kế hoạch giết người thứ tư” trên báo Đời sống pháp luật ngày 31 tháng 10 năm 2014 cho biết: “Nam sinh ra trong một đình có cha mẹ sinh sống bằng nghề buôn bán tại ấp Long Thạnh. Do gia đình buôn bán, điều kiện kinh tế không thiếu thốn như những gia đình khác nên anh em Nam được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học đầy đủ. Thế nhưng, khi đến tuổi thiếu niên, Nam sa vào các thói hư, tật xấu. Không chỉ đi theo bạn xấu, Nam còn thường xuyên bỏ học.Thời điểm này, kinh tế gia đình Nam ngày càng sa sút, không còn kinh doanh buôn bán nữa. Khi đến tuổi trưởng thành, bị bố mẹ liên tục nhắc nhở đi tìm việc làm để nuôi thân, Nam đi làm công nhân cho một công ty tại huyện Chợ Gạo. Làm việc nặng nhọc nhưng tiền công thấp, nên Nam làm được một thời gian rồi bỏ. Sau đó, Nam bắt đầu cuộc sống "bí ẩn" của mình. Thi thoảng, Nam bỏ nhà lên TP.HCM sống lang thang. Trước khi đi, Nam không hề nói với bố mẹ là mình làm gì và tắt máy điện thoại, cắt đứt liên lạc với gia đình. ở TP.HCM, mỗi khi hết tiền, Nam lại xin làm công việc chân tay. Khi có tiền, Nam lại tiếp tục sống lang thang. Vào thời điểm tháng 8/2014, 8sau một thời gian "biến mất" khỏi gia đình, Nam bất ngờ quay về. Tuy nhiên, ở với bố mẹ đến đầu tháng 10/2014 thì Nam lại bỏ đi.”Phân tích theo lý thuyết tâm thần học, ta thấy được thời thơ ấu của Nam xuất hiện những dấu hiệu méo mó, và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tâm lý sau này, dẫn tới hành vi phạm tội. Cụ thể, ở tuổi thiếu niên, độ tuổi đang phát triển cả về tâm sinh lý, độ tuổi rất nhạy cảm với thế giới xung quanh, độ tuổi của sự tò mò, Nam đã sa vào các thói hư tật xấu, bỏ học Cộng thêm điều kiện gia đình không quan tâm, giáo dục đúng mực sẽ tạo nên môi trường lý tưởng cho Nam hư hỏng. Hệ quả rõ nhất mà ta có thể thấy là ở tuổi trưởng thành, Nam đã trở nên lười nhác, bắt đầu lối sống lang thang… Và, bài viết cho biết: “Trước khi đi, Nam không hề nói với bố mẹ là mình làm gì và tắt máy điện thoại, cắt đứt liên lạc với gia đình”. Chi tiết này cho thấy vào thời điểm đó Nam đã đi sâu vào con đường hư hỏng, tâm lý bất cần những ảnh hưởng xung quanh, chỉ nghĩ cho nhu cầu của bản thân đã tác động vào hành động của Nam.Ở đây, chính môi trường gia đình, môi trường giáo dục chưa thật sự quan tâm đúng mực và can thiệp kịp thời đến sự phát triển thuở nhỏ, mà đặc biệt là giai đoạn thiếu niên nhạy cảm là điều kiện tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển nhân cách lệch lạc sau này của Nam. 9Xét theo lý thuyết phát sinh xã hội, yếu tố kinh tế có thể được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tội phạm của Nam.Cũng theo bài viết “Giết 3 người trong 1 tháng: Rợn người kế hoạch giết người thứ tư” cung cấp thông tin về lời khai của Nam, nguyên nhân của cả ba vụ án mạng là để thỏa mãn nhu cầu tiêu xài của bản thân. Cụ thể hơn, theo bài viết: “Vào đêm 10/9, sau khi đi chơi với bạn, Nam tiêu sạch số tiền còn trong túi. Do không có tiền để lên TP.HCM, Nam liền nảy sinh ý định giết người để cướp tài sản, lấy tiền tiêu xài.” Có thể thấy hệ quả từ tuổi thơ lệch lạc của Nam đã tác động đến lối sống ăn chơi, xài tiền không nghĩ của y. Một thanh niên hai mươi tuổi, cái tuổi tràn đầy sức trẻ, cái tuổi đáng lẽ ra phải góp sức mình xây dựng xã hội tiến bô, đất nước giàu đẹp, khi tiêu hết tiền thì lại nghĩ ngay đến ý định giết người cướp tài sản. Nguyên nhân kinh tế đã thúc đẩy vụ việc mà kết quả là vụ án mạng đầu tiên. Đồng thời, việc diễn ra trót lọt lại có thể được xem là nguyên nhân, là động lực tiếp theo góp phần với nguyên nhân chính là yếu tố kinh tế để Nam tiếp tục hành vi tội phạm của mình. Nhu cầu tiêu xài không giới hạn kết hợp với khả năng thu được số lượng lớn tài sản một cách dễ dàng trong một thời gian ngắn đã tạo thành một vòng tuần hoàn dẫn dắt Nam từ suy nghĩ đến hành động, với mức độ ngày càng tăng dần và dồn dập. Cụ thể, từ vụ án thứ nhất đến vụ án thứ hai cách nhau khoảng một tháng. Vậy mà, vụ án thứ ba diễn ra sau vụ án thứ hai chỉ vỏn vẹn có 4 ngày. Có thể thấy sự ghê gớm của hiện tượng tội phạm tác động đến con người, mà người ta thường gọi là “quen tay”. Nam cũng vậy, từ một ý nghĩ lệch lạc ban đầu nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân, kết hợp với bản tính lười nhác cùng tâm lý lệch lạc từ trước đã càng ngày dấn sâu vào con đường tội phạm.Từ đó, có thể thấy yếu tố kinh tế có một tác động vô cùng lớn đến suy nghĩ và hành vi phạm tội không chỉ của riêng Nam mà còn của mỗi người, đặc biệt là bộ phận những người phát triển trong những môi trường thuận lợi cho sự phát triển mầm móng tội phạm.10Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác là điều kiện tạo nên môi trường gây án hoàn hảo. Có thể kể đến việc Nam là người dân địa phương, nắm rõ đường đi nước bước ở nơi gây án. Do đó y có thể thuận lợi tẩu thoát sau mỗi lần gây án. Ngoài ra, Nam thường lựa chọn những nơi hoang vắng, ít người sinh sống, qua lại, thời gian thường là đêm khuya để gây án. Từ đó tăng cao khả năng gây án và tẩu thoát của bản thân y, đồng thời hạn chế khả năng chạy thoát và nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài của nạn nhân. Ngoài ra, từ vụ án thứ hai, Nam bắt đầu nhắm vào đối tượng là những người làm nghề xe ôm. Vì khi ngồi ở phía sau xe, y có thể dễ dàng ra tay mà nạn nhân không hay biết cũng như quá bất ngờ để kháng cự. Hơn nữa, ở phía sau, những “điểm yếu” của cơ thể không được che chắn, bảo vệ như phần cổ, phần lưng… Cộng thêm kinh nghiệm các lần gây án trước đó, Nam nhắm vào điểm yếu của nạn nhân, khiến nạn nhân tử cong nhanh chóng…Trên đây có thể được xem là những điều kiện thuận lợi giúp Nam thực hiện hành vi tội phạm của minh trót lọt hết lần này đến lần khác.2.3 Đề xuất các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, phòng chốngXã hội học tội phạm nghiên cứu các biện pháp đấu tranh, phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch sau đây:Biện pháp tiếp cận thông tin. Biện pháp này hướng đến việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội nói chung và pháp luật nói riêng. Cụ thể, phải tạo mọi điều kiện để công dân có thể tiếp cận được với kiến thức pháp luật. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà mức độ trẻ hóa trong tội phạm ngày càng gia tăng, mà đối tượng Nam trong vụ án ở trên là một điển hình, thì đối tượng mà pháp luật cần tiếp cận sớm phải được mở rộng và phổ biến hơn nữa. Có thể áp dụng các phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay với sức lan tỏa rộng lớn để đưa pháp luật đến gần với người dân hơn. Các chương trình Thời sự, Pháp luật và đời sống… cần được đẩy mạnh hơn nữa. Đối với các trang thông tin pháp luật điện tử cần độ chính xác và tin cậy, đẩy lùi những phát ngôn, những thông tin lệch lạc được dựng lên nhằm đánh lừa người dân… Đối với các đối tượng ở độ tuổi đi học thì chính gia đình là người truyền thông và dẫn dắt con em mình hiệu quả nhất. Hãy kết thúc một ngày của 11bé bằng một mẩu chuyện sinh động, lồng ghép trong đó là các bài học về pháp luật mà các bé sẽ ăn sâu vào trong suy nghĩ và nhận thức của mình… Những bài học dưới hình thức trò chơi sắm vai trên lớp cũng sẽ giúp các em học sinh tiếp thu những kiến thức pháp luật một cách hiệu quả mà không khô khan…Biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội. Biện pháp này theo đuổi mục đích phát hiện, xóa bỏ, vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch. Đây là một biện pháp mang tính hiệu quả cao. Thiết nghĩ trong vụ án vừa được phân tích ở trên, nếu có thể xóa bỏ được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội của Nam thì sẽ không có trường hợp đáng tiếc xảy ra. Và, khái quát lên cho cả xã hội, thì xã hội sẽ phát triển vững mạnh, mọi người sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, ta cần nhớ đến quan điểm của Durkheim: “Hành vi tội phạm là một hiện tượng bình thường bởi vì một xã hội mà không có tội phạm là điều không thể có được”. Do vậy, biện pháp này hướng đến vô hiệu hóa các nguyên nhân và điều kiện tội phạm trong giới hạn khả năng, bao gồm tổng hòa các biện pháp xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, pháp luật… Liên hệ cụ thể ở trường hợp này, vai trò của gia đình và nhà trường một lần nữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguyên nhân và điều kiện xây dựng nên môi trường xã hội thuận lợi để phát triển hiện tượng tội phạm.Biện pháp áp dụng hình phạt. Biện pháp này được áp dụng cho nhưng người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự. Đối với trường hợp của Nguyễn Hoài Nam, sẽ căn cứ vào pháp luật để ra quyết định thích đáng cho những hành vi tội phạm mà y đã gây ra cho xã hội.Biện pháp tiếp cận y – sinh học. Biện pháp này góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch và hành vi phạm tội, giải thích cơ chế tâm lý của những hành vi đó. Không quá khoa học, không quá chuyên môn và rối rắm, những buổi tâm sự giữa bố mẹ và con cái, giữa bạn bè hay đơn giản là nói chuyện với mọi người xung quanh cũng có thể phần nào giúp ích giải tỏa những trở ngại tâm lý. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học đường, lứa tuổi vị thành viên…Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội. Biện pháp này nâng cao nhận thức và vai trò của mỗi người dân trong việc đấu tranh phòng chống hiện tượng 12tội phạm và hành vi sai lệch, được thực hiện ở mọi lĩnh vực xã hội. Củng cố các nguyên tắc đạo đức, rèn luyện những giá trị truyền thống tốt đẹp, tăng cường tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, có ý thức tôn trọng pháp luật… Những điều được đề cập rất nhiều trong sách vở, bài học. Nhưng thực tế lại không đơn giản như nhữn gì đã được viết. Để thực hiện tốt biện pháp này cần có sự hợp tác, đoàn kết chặt chẽ từ những chính sách, chủ Trương của Nhà nước đến tinh thần tự giác hợp tác, xay dựng của người dân. Ở đây, tính tập thể được yêu cầu rất cao. Ngoài ra, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể, các hoạt động rèn luyện kĩ năng, hoạt động tình nguyện… con người ta sẽ tự bồi dưỡng được cho mình khả năng nhận thức cao, từ đó có cái nhìn đúng đắn về xã hội, các hiện tượng xã hội, tránh thực hiện hành vi phạm tội…Một cách tổng quát, về phương diện xã hội tội phạm, các biện pháp trên chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất và xây dựng. Chính Nhà nước, gia đình, nhà trường, toàn thể xã hội phải đẩy mạnh công tác thực hiện kết hợp các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và hành vi lệch lạc trong xã hội. Trong bài tiểu luận này, cho phép tôi được đẩy mạnh vai trò của gia đình và nhà trường trong việc quan tâm, giáo dục, truyền đạt các biện pháp đấu tranh phòng chống đến đối tượng là con em, là học sinh của mình vì vấn đề trẻ hóa trong hiện tượng tội phạm được xem là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Chính gia đình và nhà trường phải là chỗ dựa vững chắc đầu tiên cho con em được sống và phát triển nhân cách một cách bình thường. Cũng chính gia đình và nhà trường phải là người đầu tiên phát hiện ra những dấu hiệu méo mó trong nhận thức, nhân cách của con em mình để kịp thời tác động, điều chỉnh, tránh trường hợp các em sa ngã, dẫn đến hệ quả nghiêm trọng về sau không chỉ cho chính bản thân các em mà còn là cho toàn xã hội.13III. KẾT LUẬNTrong một xã hội đầy rẫy những hành vi tội phạm và hành vi lệch chuẩn thì Xã hội học tội phạm trở thành một bộ môn khoa học nghiên cứu có vai trò vô cùng quan trọng. Xã hội học tội phạm nghiên cứu tội phạm ở bình diện xã hội, quản lý xã hội, nghiên cứu để làm rõ xu hướng vận động của hiện tượng tội phạm. Trên cơ sở nắm vững thực trạng và tính quy luật của hiện tượng đó giúp cho nhà quản lý xã hội có cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng những khuyết sách trong việc tổ chức, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng phạm tội.Đề cập đến vụ án có đặc điểm gây ấn tượng cho tôi, vụ án “Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày”, đây là một hồi chuông báo động về mức độ trẻ hóa trong hiện tượng tội phạm. Đồng thời vụ án còn phản ánh mức độ ngang nhiên và bạo tàn của các hành vi tội phạm trong xã hội hiện nay. Xét đến bình diện xã hội học tội phạm, vụ án là một cơ sở nữa giúp các nhà xã hội học nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện phát sinh hiện tượng tội phạm. Từ đó, đề xuất, xây dựng các biện pháp đấu tranh, phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi lệch lạc. “Tội phạm là hiện tượng cần thiết; nó gắn liền với những điều kiện căn bản của mọi đời sống xã hội, nhưng, cũng do vậy, nó có ích; bởi lẽ chính những điều kiện vốn gắn liền với nó cũng cần thiết cho sự tiến hóa bình thường của đạo đức và của luật pháp.”- Émile Durkheim -14DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bài giảng Xã hội học tội phạm - TS. Trương Văn Vỹ2. Những quy tắc của phương pháp xã hội học - Émile Durkheim, 18953. Vụ 40 ngày giết 3 người tại Tiền Giang: Hung thủ là kẻ lười biếng, lập dị - Báo Gia đình và Xã hội, 31/10/20144. Tên cướp giết 3 người trong 40 ngày chấn động miền Tây - Việt Báo, 27/10/20145. Vụ “thanh niên 20 tuổi một tháng giết 3 người cướp của chấn động” - Việt Báo, 31/10/20146. Bắt hung thủ giết 3 người ở tỉnh Tiền Giang để cướp tài sản - Báo Người lao động, 25/10/20147. Trinh sát kể chuyện truy bắt hung thủ giết chết 3 tài xế xe ôm - Báo Người lao động, 03/11/20148. Lời khai kinh hoàng của hung thủ giết người hàng loạt ở Tiền Giang - Đài Tiếng nói Việt Nam, 28/10/20149. Giết 3 người trong 1 tháng: Rợn người kế hoạch giết người thứ tư - Báo Đời sống và Pháp luật, 31/10/201410. Tiền Giang: Khởi tố, bắt tạm giam tên cướp 20 tuổi giết 3 mạng - Báo Đời sống và Pháp luật, 01/11/201415
Tài liệu liên quan
- TIỂU LUẬN: XÃ HỘI HỌC - CHỦ ĐỀ: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
- 4
- 3
- 73
- Tiểu luận xã hội học "Vấn đề tội phạm"
- 15
- 4
- 15
- dư luận xã hội về vấn đề tiêu cực liên quan tới hệ thống xe buýt có trợ giá ở TP hồ chí minh
- 64
- 966
- 0
- Bài tiểu luận xã hội học đại cương đề tài ô nhiễm môi trường
- 26
- 3
- 27
- Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố biên hòa ( nghiên cứu trường hợp tại phường trung dũng và phường tân phong)
- 89
- 383
- 2
- Tiểu luận xã hội học Những nhân tố tác động đến chính sách xóa đói giảm
- 29
- 743
- 1
- Nghiên cứu xã hội học vấn đề đồng tính ở việt nam
- 6
- 415
- 1
- tiểu luận xã hội học kinh tế “Đánh giá hiệu quả chính sách 135 đến sự phát triển kinh tế trang trại của người dân tại xã Cổ lũng, huyện Bá thước, tỉnh Thanh hóa”
- 27
- 1
- 1
- Tiểu luận xã hội học nông thôn vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn
- 22
- 2
- 0
- tiểu luận cao học Dư luận xã hôi về vấn đề tình dục
- 16
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(160.6 KB - 15 trang) - Tiểu luận xã hội học "Vấn đề tội phạm" Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiểu Luận Xã Hội Học Tội Phạm
-
đề Tài Xã Hội Học Tội Phạm - Tài Liệu - 123doc
-
Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật Về Tội Mua Bán Người. Docx
-
Bài Thuyết Trình Xã Hội Học Tội Phạm - TailieuXANH
-
Xã Hội Học Tội Phạm - Luận Văn, đồ án, Luan Van, Do An
-
Bài Thuyết Trình Xã Hội Học Tội Phạm - TaiLieu.VN
-
Hành Vi Sai Lệch Có Tính Nguy Hiểm Cho Xã Hội - Thế Giới Luật
-
Tiểu Luận Xã Hội Học đại Cương -Chuẩn Mực Xã Hội - Thế Giới Luật
-
Bài Thuyết Trình Xã Hội Học Tội Phạm Các Tiêu Chí Khoa Học Cơ Bản Của ...
-
Tiểu Luận Xã Hội Học Về Xã Hội Hóa đô Thị PDF - Thư Viện Miễn Phí
-
Xã Hội Học Tội Phạm (Tái Bản Có Sửa Chữa, Bổ Sung)
-
MẪU TIỂU LUẬN PLĐC - Pháp Luật đại Cương - StuDocu
-
Khái Niệm Tội Phạm Theo Emile Durkheim - StuDocu
-
Tiểu Luận Môn Đặc điểm Tội Phạm Học Của Tội Phạm Về Ma Túy Và ...
-
Tiểu Luận Đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học Và ý Nghĩa Thực Tiễn ...