BÀI TIỂU LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm
BÀI TIỂU LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.68 KB, 23 trang )
Bạn đang đọc: BÀI TIỂU LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP – Tài liệu text
Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc TuấnMục lụcPhần I :Mở đầuI. Lý do chọn đề tàiTrách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) là một phần rất quan trọng của Chương trình Hợp tác Doanh nghiệp (B2B).Một trong những mục tiêu của Chương trình B2B là góp phần giảm nghèo và cải thiện môi trường làm việc tại nơi làm việc ở Việt Nam, vì thế tất cả các công ty B2B đều phải đưa các yêu cầu CSR áp dụng trong công việc hằng ngày của mình. chống bất bình đẳng giới, cải thiện môi trường làm việc và thể chế hóa quan hệ hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Những năm gần đây, khi nói đến văn hoá, đạo đức kinh doanh, người ta hay nhắc đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.Tuy nhiên, để giúp công chúng hiểu rõ vấn đề này thì còn quá ít tài liệu. Trong bối cảnh mà vấn đề đạo đức kinh doanh đang trở thành nỗi bận tâm, lo lắng của cả cộng đồng như ở nước ta hiện nay,.II. Đối tượng, phạm vi áp dụng1. Đối tượng nghiên cứuBộ tiêu chuẩn SA 80002. Phạm vi áp dụngCác công ty, doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn …3. Phương pháp nghiên cứuThời gian nghiên cứu từ ngày 14/2/2011 đến 12/3/2011III. Cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận1. Cơ sở pháp lýThuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định
“trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 1Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnquy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), v.v Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội; doanh nghiệp đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước. Trái lại, những người khác lại có quan điểm cho rằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động, v.v Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hộiNói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt
trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; và 6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào. Với những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung. Như chúng ta đều biết, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược và được đề ra từ những năm 80 của thế kỷ XX. Cùng với thời gian, khái niệm phát triển bền vững đã có sự thay đổi về nội hàm và ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 2Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Xét về nguồn gốc, thuật ngữ phát triển bền vững ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX và bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu về môi trường và phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của công trình Chiến lược bảo tồn thế giới(1980). Sau đó, tư tưởng về phát triển bền vững được trình bày trong một loạt công trình, như Tương lai chung của chúng ta (1987), Chăm lo cho trái đất (1991). Khi nói về sự phát triển bền vững, người ta thường sử dụng hai định nghĩa đã được nêu ra trong các cuốn sách nói trên. Trong cuốn Tương lai chung của chúng ta, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; còn trong cuốn Chăm lo cho trái đất, phát triển bền vững được xác định là việc nâng cao chất lượng đời sống con người khi đang tồn tại trong khuôn khổ bảo đảm các hệ sinh thái. Nhìn chung, cả hai định nghĩa đó đều quy phát triển bền vững về việc sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi truờng sao cho thế hệ hôm nay vẫn phát triển được mà không làm ảnh hưởng đến tương
lai của các thế hệ sau. Như vậy, nếu xét theo nguồn gốc của thuật ngữ, phát triển bền vững là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường tự nhiên nhằm vừa có thể thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài nội dung trên đây, khái niệm phát triển bền vững còn được bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Việt Nam đang chủ trương xây dựng chiến lược phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm: Một là, phát triển nhanh phải đi đôi với tính bền vững. Điều đó phải được kết hợp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở cả tầm ngắn hạn lẫn dài hạn. Hai là, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ba là, trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Bốn là, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Năm là, phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Sáu là, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững(4). Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Chiến lược đó đã thể hiện khá rõ sự kết hợp giữa quan điểm truyền thống, kinh điển và quan điểm mới, riêng của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh
Trang 3Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnrằng: Thứ nhất, yếu tố ổn định chính trị – xã hội được xem là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Thứ hai, chiến lược phát triển nhanh, bền vững tập trung nâng cao chất lượng phát triển, kết hợp giữa phát triển kinh tế với việc phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Thứ ba, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã đề cập một cách khá toàn diện các khía cạnh khác nhau của sự phát triển, trong đó nổi lên việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ, như hài hòa giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng, giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu; hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi trường, v.v Hài hòa là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. Thứ tư, vấn đề trọng tâm, mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển bền vững chính là vấn đề dân sinh. Điều đó được thể hiện trong nội dung của chiến lược mà chúng tôi vừa trình bày. Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đã chú trọng đến chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, những mục tiêu của sự tăng trưởng hướng tới sự phát triển toàn diện của con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Rõ ràng, mục tiêu của sự tăng trưởng như vậy là nhằm giải quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh, bảo đảm cho mọi người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Trên thực tế, chiến lược phát triển nhanh, bền vững là phương thức hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Rõ ràng là, với mục tiêu của phát triển bền vững như vậy, việc thực hiện trách nhiệm
của doanh nghiệp góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Mặt khác, khi tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chúng ta cần tiếp cận cả trên phương diện đạo đứclẫn phương diện pháp lý. Chúng ta không nên chỉ hiểu trách nhiệm của doanh nghiệp ở khía cạnh đạo đức của chủ doanh nghiệp, ở công tác từ thiện của doanh nghiệp, mà cần hiểu cả ở khía cạnh pháp lý, tức thực thi trách nhiệm xã hội là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc kết hợp cả hai phương diện đạo đức và pháp lý là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.2. Cơ sở thực tiễnTrên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 4Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấncủa mình sẽ đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví dụ về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Một
doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí(5). Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.
Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 5Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnnhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân
dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội(7). Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, đồng thời là những kinh nghiệm bổ ích, có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh
nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 6Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp
luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện. Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói một cách toàn diện hơn, theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 7Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc TuấnNam, những rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: 1. Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn.
2. Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC). 3. Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). 4. Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn. 5. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp. 6. Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụngNhững nguyên nhân được liệt kê ra trên đây có thể quy lại thành ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức,nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý. Do đó, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp. Cụ thể là: Thứ nhất, cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển. Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức. Thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về
đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 8Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc TuấnPhần II: Thực trạngI. Khái quát tình hình thực hiện giữa bộ tiêu chuẩn SA8000 1. Quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn SA8000a) Khái niệm SA 8000SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế (nay là tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI) được ban hành lần đầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, sau khi sửa đổi để thích hợp với sự thay đổi môi trường lao động toàn cầu, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. Đây là tiêu chuẩn tự nguyện và có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có qui mô nhỏ … Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao chất lượng điều kiện sống và làm việc đó chính là nguồn gốc sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000.b) Nội dung của tiêu chuẩn SA8000
SA 8000:2001 bao gồm những yêu cầu cơ bản sau:Lao động trẻ em: Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi; hoặc mức thấp nhất là dưới 14 tuổi ở các nước đang phát triển (theo công ước 138 của Tổ chức Lao động thế giới, gọi tắt là ILO); ngoài giờ lao động, trẻ em phải được tạo điều kiện để tham dự các chương trịnh giáo dục phổ thông. Lao động cưỡng bức: Không sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu cầu người lao động đóng tiền thế chân hoặc lưu giấy tờ tùy thân cho chủ doanh nghiệp. Sức khỏe và an toàn: Môi trường làm việc phải đảm bảo an toàn và vệ sinh; người lao động được tham gia các khóa huấn luyện định kỳ về an toàn và vệ sinh; đảm bảo việc cung cấp đầy đủ khu vực vệ sinh cá nhân cũng như nước uống phải luôn sạch sẽ.Tự do hội họp và quyền thương lượng tập thể: Quyền được tự do lập và tham gia công đoàn cũng như các thỏa ước tập thể; khi các quyền trên bị giới hạn bởi pháp luật sở tại, người lao động có quyền được lập và tham các hội hay đoàn thể có tính chất tương tự.Sự phân biệt đối xử: Không phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị, không lạm dụng tình dục.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 9Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Kỷ luật: Không áp dụng các biện pháp nhục hình về thể xác, tinh thần hoặc sỉ nhục hay lạm dụng lời nói. Thời gian làm việc: Phải phù hợp với luật pháp hiện hành, bất kỳ trường hợp nào, người lao động không làm việc quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ; nếu tình nguyện làm thêm ngoài giờ thì sẽ không quá 12 giờ/ tuần và được chi trả đúng theo luật định.Làm thêm ngoài giờ chỉ được chấp thuận khi người lao động tình nguyện hoặc khi đã được qui định trong thỏa ước lao động tập thể.Việc chi trả lương: Tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn trong một tuần
phải phù hợp với qui định của luật pháp hoặc của ngành và phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ, không áp dụng việc trừ lương như là một hình thức kỷ luật.Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội (gọi tắt là SMS): Cũng tương tự như các hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội được xây dựng dựa trên chu trình quản lý của Deming PDCA. Phần này của tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội mà việc thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả các yêu cầu cơ bản về trách nhiệm xã hội nêu ở các phần trênSA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Hướng dẫn cụ thể để thực hiện hay kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội theo SA8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức này (SA8000). SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và các tiêu chuẩn làm việc cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra.SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). SA8000 bao gồm các lĩnh vực sau của trách nhiệm giải trình:Lao động trẻ em: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18.Lao động cưỡng bức: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác v.vAn toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang
Xem thêm: Tìm việc làm Thực Tập Sinh Kế Toán, tuyển dụng Thực Tập Sinh Kế Toán
thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 10Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnsử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, an toàn hóa chất (MSDS).Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoànPhân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo-tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử.Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v)Thời gian làm việc: Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v)Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của chủ.c) Lợi ích của viêc áp dụng SA8000– Khách hàng và người tiêu dùng tin rằng sản phẩm hay dịch vụ cung ứng đã được sản xuất trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng và tạo cơ sở để nâng cao uy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trên thương trường.Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:– Trong môi trường kinh doanh khi mà vấn đề xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thì SA Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lạI nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức mà cụ thể là:
Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:Sử dụng sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức có trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội.8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”.Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp các tổ chức giảm được chi phí liên quan đến tai nạn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, … dẫn đến việc gia tăng năng suất lao động. Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khóa cho sự thành công” đốI với mọi tổ chức.Cam kết của Công ty về đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăng sự gắn bó và cam kết của họ đối với công ty. d) Lịch sử hình thành SA8000SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 11Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Hội nghị này có đại diện của các tổ chức liên quan như: các hiệp hội, các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan lập pháp, các thương nhân, các công ty sản xuất, các tổ chức tư vấn, đánh giá và chứng nhận. Toàn cầu hoá về thương mại quốc tế, tự do mậu dịch này, nhiều tập đoàn mở rộng sản xuất sang các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba vì giá lao động rẻ) qua các hình thức đầu tư nước ngoài, hợp tác thương mại, chuyển giao phát minh hoặc hợp tác với nhà thầu phụ tạo nên một chuỗi nhà cung ứng. Trên cơ sở đó, khái niệm “trách nhiệm tập thể” được hình thành, các doanh nghiệp nhận ra rằng Trách Nhiệm Xã Hội tác động trên hoạt động của họ và như vậy phát sinh một hoạt động cơ bản là Nguyên Tắc Tình Nguyện Áp Dụng Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Kinh Doanh Toàn Cầu khởi xướng bởi Sullivan, General Motors năm 1970, áp dụng ở Châu Phi trong chế độ Apartheid.Nguyên tắc Mc Birde 1995 được ứng dụng rộng rãi trong các công ty Mỹ ở Bắc
Ireland hay “Luật Cư Xử Đạo Đức” (Ethical Codes Of Conduct) được các doanh nghiệp tình nguyện áp dụng khi mà tình trạng lạm dụng lao động đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan (những năm 1980), Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, (những năm 1985) và gần đây là Bangladesh, Parkistan, Srilanka, Laos, Nepal, Viet Nam.Những nguyên tắc hay luật này đều liên quan đến trách nhiệm về môi trường làm việc, khái niệm cộng đồng, quyền con người bắt nguồn từ các Công Ước Quốc Tế Về Lao Động.Năm 1997 tiêu chuẩn SA 8000 được trình bày bởi một chuyên gia trong Ủy ban tư vấn của hội nghị CEPAA (Concil on Economic PrioritiesSA 8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quyền lợi người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động.Phiên bản SA 8000 ra đời năm 1997 và được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quả và không mâu thuẩn với mục tiêu của tất cả các tổ chức. Tiêu chuẩn SA 8000 đang được soát xét lại kể từ tháng 1-3/2001 và đến tháng 3/2001 bảng báo cáo lần chót về việc soát xét đã được trình đến uỷ ban tư vấn của CEPAA. Dự định năm 2008 sẽ ban hành phiên bản mới.2. Khái quát tình hình thực hiện SA 8000 Ở Việt NamTheo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 140000, nhưng mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là hàng dệt – may) sang thị trường Mỹ và Châu Âu.Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện SA 8000 tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 12
Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnđộng. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật Lao động cũng như quy định của Nhà nước thì đã đáp ứng gần như các tiêu chuẩn của SA 8000.Các nhà quản lý ở các công ty đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 ở Việt Nam đều cho rằng, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này không khó. Nền tảng của tiêu chuẩn này chính là thực hiện tốt Bộ luật Lao động và xây dựng tác phong công nghiệp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tạo mối quan hệ tôn trọng đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động. Bộ luật Lao động Việt Nam cũng quy định cấm phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức người lao động và khống chế số giờ làm thêm (không quá 4 giờ/ngày và 200 giờ/năm) SA 8000 quy định giờ làm việc chuẩn (8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/tuần). Những vấn đề về kỷ luật lao động, tiền lương trong Bộ luật Lao động cũng được đề cập xử lý tương tự như yêu cầu của SA 8000.Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA 8000 do nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiến hành, việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi, bởi các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật Lao động quốc tế mà SA 8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động, nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý cũng như ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có phần khó khăn hơn, nhưng sức ép từ phía công ty nhập khẩu sẽ là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp này áp dụng SA 8000.Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chính sách với người lao động tốt hơn so với yêu cầu của SA 8000. Thu nhập của người lao động tại nhiều doanh nghiệp còn cao hơn mức tối thiểu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực. Nhưng hiện tại, số doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận đạt SA 8000 chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân hàng đầu là sự nhận thức: Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn này cho hội nhập, chưa nhận thức được rằng, ngày nay, các nhà nhập khẩu nước ngoài chịu sức ép lớn từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công đoàn, các
nhóm tư vấn và cả giới truyền thông. Lý do mà doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa thực hiện áp dụng tiêu chuẩn này vì họ không thấy được lợi ích thiết thực và lâu dài mà SA 8000 mang lại. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn khá mơ hồ về SA 8000. Nhiều doanh nghiệp có ý định thực hiện, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, kinh phí bao nhiêu.Những khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam hiện nay là:– Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.– Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 13Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn– Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định.– Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.– SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.– Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng
SA 8000 trở nên khó khăn.Tuy nhiên, như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. SAI cũng đã có nhiều chương trình để tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước đang phát triển trong việc xây dựng và xin cấp chứng nhận SA 8000.3. Quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000Về cơ bản, quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000 không có gì khác biệt so với chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000.Các doanh nghiệp mong muốn được chứng nhận phù hợp SA 8000 phải thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn 3 bước của SAI như sau:Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung quy định của SA 8000 và đề nghị được chứng nhận, bao gồm:– Nghiên cứu kỹ lưỡng SA 8000 và quy trình chứng nhận SA 8000;– Đào tạo nội bộ về SA 8000;– Liên hệ với tổ chức chứng nhận SA 8000 đã được SAI công nhận để có mẫu đơn đề nghị chứng nhận;– Nộp đơn đề nghị chứng nhận.Bước 2: – Thực hiện chương trình phù hợp SA 8000, bao gồm:– Thực hiện đánh giá nội bộ và các hành động hiệu chỉnh nội bộ cần thiết;– Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến đánh giá tiền chứng nhận;– Thực hiện các hành động hiệu chỉnh do các chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận khuyến cáo sau khi đã đánh giá tiền chứng nhận;SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 14Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn– Nếu cần thiết, có thể đề nghị kéo dài thời gian đề nghị chứng nhận đến 2 năm.Bước 3: – Đo lường hiệu quả, bao gồm:– Đề nghị tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận;
– Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đánh giá chứng nhận;– Thực hiện các hành động hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và thông báo lại cho tổ chức chứng nhận để thực hiện việckiểm tra lại;– Được cấp chứng chỉ phù hợp SA 8000;– Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến các đánh giá giám sát trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ SA 8000.(Để biết chi tiết hơn về những yêu cầu, cũng như những công việc cần thực hiện liên quan đến áp dụng SA 8000 và chứng nhận phù hợp SA 8000, các doanh nghiệp có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn về SA 8000 do SAI ban hành).Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng SA 8000 và tiến tới được chứng nhận phù hợp SA 8000 một cách thuận lợi, SAI đã đưa ra công cụ được gọi là Chương trình ký kết áp dụng SA 8000 (SA 8000 Signatory Program). Việc tham gia chương trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thể hiện cam kết chắc chắn và đáng tin cậy của mình đối với việc phấn đấu thiết lập những điều kiện làm việc phù hợp với những quy định của SA 8000 trong các chuỗi cung ứng. Để trở thành những bên tham gia chương trình này, các công ty phải xác định được phạm vi hoạt động phù hợp với SA 8000, xây dựng kế hoạch và hệ thống quản lý để đạt được mục tiêu này và công bố báo cáo hàng năm về kết quả đạt được trong tiến trình áp dụng SA 8000.Những lợi ích của việc ký kết tham gia chương trình bao gồm quyền được sử dụng logo đăng ký áp dụng SA 8000 (SA8000 signatory logo) và hướng dẫn về phương thức liên hệ với các bên liên quan (ví dụ, trong hoạt động quảng cáo, quan hệ công cộng, xúc tiến sử dụng các phù hiệu v.v ), được trợ giúp kỹ thuật trong việc áp dụng SA 8000 từ phía SAI và các bên ký kết tham gia khác, được tiếp cận với các kết quả nghiên cứu và biểu mẫu liên hệ, lập kế hoạch và các hệ thóng liên quan, được tiếp cận với các kết quả nghiên cứu và biểu mẫu liên hệ, lập kế hoạch và các hệ thống liên quan, được cung cấp miễn phí các ấn phẩm của SAI, được giảm phí đào tạo v.v SAI hiện đang triển khai dự án về các hội thảo tư vấn quốc tế, nhằm vào các mục tiêu: nâng cao nhận thức về SA 8000, thiết lập và nâng cao năng lực của các bên liên quan và đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của những bên liên quan này vào quá trình đánh giá. SAI cũng tổ chức các hội thảo tư vấn quốc tế nêu trên theo 5 khu vực có nền
sản xuất được định hướng vào xuất khẩu. Nam á, Đông Nam á, Nam Mỹ, Mê-hi-cô & Trung Mỹ và Đông Âu.Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu. Một trong những phương thức hữu hiệu luôn được các nhà sản xuất và người bán lẻ áp dụng và ghi nhớ là chú trọng bảo vệ uy tín và giá trị của các thương hiệu nhằm giữ vững thế cạnh tranh. Trên các thị trường lớn như Mỹ, Canađa và EU, người tiêu SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 15Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấndùng không chỉ quan tâm đến giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì mà ngày càng quan tâm hơn đến điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này và luôn bị lôi kéo vào các chiến dịch quảng cáo, nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Do vậy, SA 8000 được xem là tiêu chuẩn “khẳng định giá trị đạo đức” của sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải trang bị cho “hành trang” hội nhập của mình. II. Thực trạng thực hiện SA 8000.1. Giới thiệu tổng quan hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000.SA 8000 được giới thiệu lần đầu năm 1997, phát triển dưới sự bảo trợ của CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency) và một nhóm các tổ chức bao gồm: các tổ chức lao động, các tổ chức về quyền con người và quyền trẻ em, các học viện, nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà thầu khoán, cũng các nhà tư vấn, kế toán và công ty kiểm định.SA 8000 được thiết kế để trở thành tiêu chuẩn quốc tế có thể kiểm định. Trước hết, SA 8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ đến, SA 8000 thúc đẩyviệc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự công khai trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.CEPAA là cơ quan điều hành, nay được gọi là SAI (Social Accountability International), được quyền uỷ nhiệm cho các tổ chức kiểm định độc lập đánh giá và giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra. Việc ủy nhiệm có giá trị trong vòng 3 năm, cùng với việc giám
sát và kiểm định 6 tháng một lần. Các tổ chức kiểm định này được cung cấp tài liệu hướng dẫn và các khoá đào tạo chuyên môn.Những công ty đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra, sẽ được đăng ký bởi một tổ chức ủy nhiệm. Sau đó, công ty có quyền sử dụng nhãn chứng nhận SA 8000. Để được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn SA 8000, tất cả các cơ sở kinh doanh phải chấp nhận được kiểm định.Sự chú ý của công chúng vào vấn đề nhân quyền và điều kiện lao động trong sản xuất ngày một gia tăng. Nhiều công ty nắm bắt được lợi ích của việc áp dụng các chuẩn mực đạo đức vào vận hành sản xuất, và họ đã đưa ra các quy tắc ứng xử riêng. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí về việc thiết lập một chính sách trách nhiệm xã hội cụ thể. Vì vậy mà các quy tắc đơn lẻ đó đều không tồn tại được lâu dài và không được giám sát chặt chẽ. Mục đích ra đời của SA 8000 là nhằm tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu đối với điều kiện làm việc trong các ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở các nước phát triển tin tưởng rằng hàng hoá mà họ mua và sử dụng, đặc biệt là quần áo, đồ chơi, mỹ phẩm, và đồ điện tử đã được sản xuất phù hợp với bộ tiêu chuẩn được công nhận.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 16Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn2. Nội dung của SA 8000.SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản mà các công ty phải tuân theo với điều kiện phù hợp với pháp luật địa phương và với các điều khoản của SA 8000, dựa trên 12 hiệp ước của ILO (International Labor Organization), dựa trên Tuyên ngôn về Quyền con người, và hiệp ước về Quyền trẻ em của UN (United Nation).Các nội dung này bao gồm1. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻn em nào.2. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào.
3. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh.4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động.5. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị.6. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.7. Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.8. Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương.9. Hệ thống quản lý: Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thiệt hay lợi .Khách hàng nước ngoài khi mua hàng của DN Việt Nam, vẫn đặt yêu cầu về trách nhiệm xã hội, nhưng rất nhiều DN băn khoăn vì đầu tư tốn kém.
SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 17Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc TuấnTrách nhiệm xã hội trong quản lý DN, gọi chung là trách nhiệm xã hội (TNXH), được hiểu là việc DN thực hiện các quyền lợi dành cho cán bộ công nhân viên, người lao
động nói chung. Đó là sự chăm sóc đến quyền lợi người lao động, từ điều kiện làm việc, đến chăm sóc sức khỏe, sự tôn trọng, công bằng về tiền lương, tiền công, chăm sóc đời sống tinh thần… Chứng chỉ SA8000 tập trung đề cao các nội dung này.
Hiện nay trên thế giới, TNXH là một yêu cầu khá khắt khe trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù đây là hoạt động tự nguyện, nhưng do sự đề cao nên có những nước đưa ra thành những quy định pháp luật. Liên hiệp quốc đã có 9 nguyên tắc quy định về vấn đề này. Ủy ban châu Âu đã đưa ra “Văn bản xanh”, trong đó TNXH được hiểu như là việc DN đưa các vấn đề xã hội và môi trường vào các hoạt động một cách tự nguyện. Australia đã đề xuất bộ Luật về TNXH, Anh quốc hàng năm đưa ra kết quả nghiên cứu và kèm theo đó là khuyến nghị của các Bộ ngành.Tuy nhiên hiện tại, hoạt động này ở Việt Nam chưa được nhiều DN quan tâm. Trước đây, các DN Việt Nam có thực hiện TNXH là do yêu cầu của đối tác là khách hàng nước ngoài, khi khách hàng có yêu cầu. Ông Trần Ngọc Trung, giám đốc Trung tâm huấn luyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho biết: khái niệm TNXH manh nha du nhập vào Việt Nam khoảng từ năm 1995, khi Việt Nam tổ chức một Hội nghị quản lý ở Hà Nội. Từ việc “chữa cháy” là gặp đâu làm đó, sai đâu sửa đó, chuyển dần sang xu thế “phòng ngừa”, khái niệm này bắt đầu được DN chú ý tìm hiểu để thực hiện. Tuy nhiên đến nay, cũng chỉ có 1991 chứng chỉ phù hợp với ISO 14000, một con số rất ít ỏi. Việt Nam vẫn chưa có một quyết định nào của Nhà nước và giao vấn đề này cho cơ quan nào chịu trách nhiệm. Ông Trung cho rằng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam bị yếu, cũng có một nguyên nhân từ đây.Vì vậy, hiện tại ở Việt Nam nếu kể đến DN áp dụng tự giác và đã thành công trong lĩnh vực này rất ít ỏi. Một số đã thực hiện tốt là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, như NIKE, Adidas, Columbia Sport, JC Penny. DN trong nước áp dụng thành công được nêu làm ví dụ tiêu biểu như Coart Phong Phú, (sản xuất phụ liệu cho ngành dệt và may mặc), Dệt Thành công, Giày Thái Bình không có nhiều. Giày Thái Bình đã xây dựng chỗ ở cho 1.000 lao động, trong đó xây 500 căn hộ chung cư cho gia định người lao SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 18
Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnđộng. Hay như Dệt Thành Công là đơn vị đã đạt chứng chỉ SA8000, ấn tượng nhất ở DN này là trong các cơ sở sản xuất của công ty đều được trang bị một hệ thống quạt hơi nước đã làm lạnh, tạo không khí mát mẻ dễ chịu.• Thiệt hay lợiĐó là câu hỏi mà các DN băn khoăn nhiều nhất khi đả động đến vấn đề này. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc công ty Dệt Thành Công, cho biết, khi khách hàng nước ngoài đến công ty đặt hàng, vấn đề đầu tiên khách hàng quan sát là điều kiện làm việc, sức khỏe công nhân, xử lý chất thải, nhà ăn, nhà vệ sinh… chứ không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khách hàng Mỹ đặc biệt chú trọng điều này.
Trong một khảo sát của gần 100 DN ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều DN đã nhận ra, khi thực hiện TNXH, sẽ thu lại phần lợi trên một số điểm: thêm đối tác khách hàng, tăng đơn hàng, thu hút được lao động; lợi ích lâu dài là người lao động gắn bó, giúp DN cải tiến tốt hơn về phương pháp quản lý; sức khỏe người lao động bảo đảm sẽ cho hiệu quả công việc cao hơn, chất lượng sản phẩm tăng, giảm sản phẩm hư, làm hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững.
Tuy nhiên, theo các DN, việc thực hiện TNXH cũng là một thách thức không nhỏ. Cũng trong đợt khảo sát nêu trên, các băn khoăn của DN đưa ra tập trung ở một số điểm, trong đó hầu hết đều nêu ý kiến DN Việt Nam hầu hết ít vốn, thực hiện TNXH sẽ làm tăng thêm chi phí đầu tư, tức tăng giá thành sản phẩm. Các yếu tố như: thiếu người thực hiện, tốn thời gian, cộng với nhận thức của người lao động chưa thấu đáo, luật pháp chưa có quy định… được xem như là thách thức, khiến DN e ngại.
Ông Trần Ngọc Tuệ, chuyên viên tổ chức phi chính phủ Action Aids Việt Nam, cho biết, vì vậy, hầu hết các DN cho rằng TNXH như hoạt động từ thiện, hoặc thực hiện một bộ quy tắc ứng xử (CoC) nào đó, một gánh nặng tốn kém, chứ không phải là trách nhiệm của DN.
Phân tích về việc bỏ ra chi phí này, là chi phí hiển nhiên hay phải bỏ thêm tiền túi của DN, bà Phan Thị Hải Yến, chuyên viên tổ chức TNXH quốc tế (SAI), một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, cũng là cơ quan chấp bút SA8000, cho rằng: Đây là quyền lợi của người lao động, người lao động xứng đáng được hưởng. Vì vậy, thực hiện TNXH là nghĩa vụ của DN phải thực hiện, nên không thể cho rằng DN phải bỏ tiền túi. Đó là chưa kể, khi đầu tư vào đây, về trước mắt như lâu dài, DN thu lại nhiều lợi ích đặc biệt khác.
Theo ông Trần Ngọc Trung, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, việc thực hiện TNXH là vấn đề không thể không thực hiện, vì vậy DN phải nghĩ đến ngay từ bây giờ. Ông Trung cho biết, kinh nghiệm khi ít tiền các DN nên đầu tư trước vào việc SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 19Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnnâng cao nhận thức cán bộ công nhân, sắp xếp cải tạo điều kiện lao động, là những việc làm chi phí thấp, nhưng có hiệu quả trong thời gian ngắn. Còn về lâu dài, việc đầu tư đầy đủ để tiến tới nhận chứng chỉ SA8000 là việc cũng rất cần làm.4. Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lươngTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương là một trong những nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility). Theo chúng tôi, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương là: Sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý tiền lương, bằng các phương pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành; Thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích đạt được trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.Thực hiện các trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội
thông qua các hoạt động như đóng thuế đầy đủ (kể cả thuế thu nhập), giảm chi phí tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm… Trong một số bộ quy tắc ứng xử CoC (Code of Conduct) có quy định về vấn đề tiền lương. Theo quy tắc ứng xử tại nơi làm việc của Hiệp hội lao động công bằng, người sử dụng lao động phải đảm bảo tiền lương mà họ trả cho người lao động thoả mãn những nhu cầu tối thiểu cơ bản nhất của người lao động. Người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động, ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của luật của nước sở tại hoặc mức lương phổ biến của ngành, hoặc ở mức cao hơn, và những phúc lợi khác theo quy định của pháp luật. Theo SA8000 của tổ chức SAI, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cộng thêm 10% tích luỹ… Nhìn chung, các quy định về tiền lương trong các bộ CoC về cơ bản giống nhau. Tổng hợp các quy định trong bộ CoC, có thể thấy nội dung chủ yếu của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương gồm: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của nước sở tại trong vấn đề trả lương cho người lao động (trả không thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặc của ngành; không được khấu trừ lương người lao động do kỷ luật…) Tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm tính công khai, minh bạch, dễ tính, dễ hiểu.Không được phân biệt đối xử khi trả lương Các quy định về tiền lương, phúc lợi và thu nhập sáng tạo khác phải chi tiết rõ ràng, phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho người lao động. Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động trên cơ sở các quy định của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội. Việc đảm bảo này phải được đề cập rõ trong thoả thuận hợp đồng lao động. Doanh nghiệp không được trốn tránh việc này kể cả khi người lao động thi trợt các chương trình dạy nghề.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 20Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Gần đây, có một số ý kiến cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có lĩnh vực tiền lương đòi hỏi phải có chứng chỉ như SA8000, WRAP, … Quan điểm này không đúng, bởi ngay cả khi một doanh nghiệp chưa có chứng chỉ vẫn có thể thực hiện tốt trách
Xem thêm: Lịch nộp thuế tháng 4/2021: Các loại báo cáo thuế và tiền thuế phải nộp
nhiệm xã hội. Chẳng hạn, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động về tiền lương hay một nội dung được đề cập trên đã có thể được coi là thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương.III. Những khó khăn của công ty khi áp dụng SA 8000.1. Khó khăn Thái độ hờ hững của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân. Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000. Đó là các chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000. Nhiều công ty muốn được giám định công khai nhưng không đủ chi phí cho việc giám định. Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng.Ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn chi ra cho những nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện theo tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trở nên khó khăn.SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 21Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn2. Thành quả của việc áp dụng SA 8000 mang lại.Khách hàng và người tiêu dùng tin rằng sản phẩm hay dịch vụ cung ứng đã được
sản xuất trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng và tạo cơ sở để nâng cao uy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trên thương trường. Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:Trong môi trường kinh doanh khi mà vấn đề xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thì SA Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lạI nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức mà cụ thể là:Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:Sử dụng sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức có trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội.8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”.Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp các tổ chức giảm được chi phí liên quan đến tai nạn lao động, sức khỏe nghề nghiệp, … dẫn đến việc gia tăng năng suất lao động.Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khóa cho sự thành công” đốI với mọi tổ chức.Cam kết của Công ty về đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăng sự gắn bó và cam kết của họ đối với công ty.Phần III. Ý kiến, giải phápI. Ý kiến đề xuấtHiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp không áp dụng tiêu chuẩn SA8000 vì vậy các công ty doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn nàyII. Giải pháp kiến nghịCác công ty doanh nghiệp nên áp dung tiêu chuẩn SA8000 để thu hút sự nhìn nhận ,tin tưởng và trung thành cỉa người lao động.Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 nhằm giúp doanh nghiệp cạnh tranh công bằngIII. Kết luậnTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam.
Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm SVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 22Chuyên đề chuyên sâu GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấnxã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết.Tài liệu tham khảo1. Bài giảng của thầy2. Tài liệu trên mạng : trang wed : crs.com.vn, dddn.com.vn3. Tham khảo tài liệu ở các công ty doanh nghiệpSVTH: Đoàn Thị Mỹ Trinh Trang 23 “ trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức tương thích với cácSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 1C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnquy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ cập ” ( Prakash, Sethi, 1975 : 58 – 64 ). Mộtsố người khác hiểu “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm có sự mong đợi của xãhội về kinh tế tài chính, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện so với những tổ chức triển khai tại một thời điểmnhất định ” ( Archie. B Carroll, 1979 ), v.v Hiện đang sống sót hai quan điểm trái chiều nhau về trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp. Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp không có tráchnhiệm gì so với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanhnghiệp, còn nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội ; doanh nghiệp đã có trách nhiệmthông qua việc nộp thuế cho nhà nước. Trái lại, những người khác lại có quan điểm chorằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, những doanhnghiệp đã sử dụng những nguồn lực của xã hội, khai thác những nguồn lực tự nhiên và trongquá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt so với môi trường tự nhiên tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội so với thiên nhiên và môi trường, cộngđồng, người lao động, v.v Còn ở Nước Ta, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa củaNhóm tăng trưởng kinh tế tài chính tư nhân của Ngân hàng quốc tế về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp. Theo đó, “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( Corporate SocialResponsibility – CSR ) là sự cam kết của doanh nghiệp góp phần vào việc tăng trưởng kinhtế vững chắc, trải qua những hoạt động giải trí nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống của ngườilao động và những thành viên mái ấm gia đình họ, cho hội đồng và toàn xã hội, theo cách có lợicho cả doanh nghiệp cũng như tăng trưởng chung của xã hộiNói cách khác, doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững và kiên cố luôn phải tuân theo nhữngchuẩn mực về bảo vệ môi trường tự nhiên, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền hạn laođộng, trả lương công minh, đào tạo và giảng dạy và tăng trưởng nhân viên cấp dưới và tăng trưởng hội đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được bộc lộ một cách đơn cử trên những yếu tố, cácmặt, như : 1. Bảo vệ thiên nhiên và môi trường ; 2. Đóng góp cho hội đồng xã hội ; 3. Thực hiện tốttrách nhiệm với nhà cung ứng ; 4. Bảo đảm quyền lợi và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng ; 5. Quan hệ tốt với người lao động ; và 6. Đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và người lao đôngtrong doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố tiên phong bộc lộ trách nhiệm bên ngoài củadoanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối biểu lộ trách nhiệm bên trong, nội tại của doanhnghiệp. Tất nhiên, sự phân loại thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trongchỉ có ý nghĩa tương đối và không hề nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệmnào. Với những nội dung đơn cử như vậy về trách nhiệm xã hội thì việc triển khai trách nhiệmxã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp tăng trưởng vững chắc, mà còngóp phần vào sự tăng trưởng bền vững và kiên cố của xã hội nói chung. Như tất cả chúng ta đều biết, ở Nước Ta, tăng trưởng bền vững và kiên cố đã trở thành tiềm năng chiến lượcvà được đề ra từ những năm 80 của thế kỷ XX. Cùng với thời hạn, khái niệm phát triểnbền vững đã có sự biến hóa về nội hàm và ngày càng được bổ trợ thêm những nội dungmới. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 2C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnXét về nguồn gốc, thuật ngữ tăng trưởng vững chắc sinh ra từ những năm 70 của thếkỷ XX và khởi đầu lôi cuốn sự chú ý quan tâm của những nhà nghiên cứu về thiên nhiên và môi trường và phát triểnquốc tế nhờ sự sinh ra của khu công trình Chiến lược bảo tồn quốc tế ( 1980 ). Sau đó, tư tưởngvề tăng trưởng bền vững và kiên cố được trình diễn trong một loạt khu công trình, như Tương lai chungcủa tất cả chúng ta ( 1987 ), Chăm lo cho toàn cầu ( 1991 ). Khi nói về sự tăng trưởng bền vững và kiên cố, người ta thường sử dụng hai định nghĩa đã được nêu ra trong những cuốn sách nói trên. Trong cuốn Tương lai chung của tất cả chúng ta, tăng trưởng bền vững và kiên cố được hiểu là sự pháttriển cung ứng những nhu yếu hiện tại mà không làm tổn hại đến năng lực cung ứng nhucầu của những thế hệ tương lai ; còn trong cuốn Chăm lo cho toàn cầu, tăng trưởng bền vữngđược xác lập là việc nâng cao chất lượng đời sống con người khi đang sống sót trongkhuôn khổ bảo vệ những hệ sinh thái. Nhìn chung, cả hai định nghĩa đó đều quy pháttriển bền vững và kiên cố về việc sử dụng một cách hài hòa và hợp lý tài nguyên vạn vật thiên nhiên và bảo vệ môitruờng sao cho thế hệ ngày hôm nay vẫn tăng trưởng được mà không làm ảnh hưởng tác động đến tươnglai của những thế hệ sau. Như vậy, nếu xét theo nguồn gốc của thuật ngữ, tăng trưởng vững chắc là một sựphát triển bảo vệ tăng trưởng kinh tế tài chính trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyênthiên nhiên và bảo vệ được thiên nhiên và môi trường tự nhiên nhằm mục đích vừa hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu được nhu cầucủa thế hệ ngày hôm nay, vừa không làm tác động ảnh hưởng đến điều kiện kèm theo thỏa mãn nhu cầu nhu yếu và môitrường sống của những thế hệ tương lai. Thực chất của sự tăng trưởng bền vững và kiên cố là giải quyếtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế tài chính và bảo vệ môi trường tự nhiên tự nhiên, bảo vệ sự côngbằng giữa những thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên vạn vật thiên nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, ở Nước Ta, ngoài nội dung trên đây, khái niệm tăng trưởng vững chắc còn đượcbổ sung thêm nhiều nội dung mới. Việt Nam đang chủ trương thiết kế xây dựng kế hoạch pháttriển bền vững và kiên cố tương thích với điều kiện kèm theo, thực trạng đơn cử của quốc gia. Nội dung cơ bảncủa kế hoạch tăng trưởng bền vững và kiên cố của Nước Ta gồm có : Một là, tăng trưởng nhanh phải song song với tính vững chắc. Điều đó phải được kết hợpở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở cả tầm thời gian ngắn lẫn dài hạn. Hai là, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu suất cao và sứccạnh tranh của nền kinh tế tài chính. Ba là, trong khi khai thác những yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, phải đặc biệt quan trọng coitrọng những yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng kinh tế tri thức. Bốn là, phải gắn tăng trưởng kinh tế tài chính với tăng trưởng văn hóa truyền thống, tăng trưởng tổng lực conngười, thực thi dân chủ, văn minh và công minh xã hội, tạo nhiều việc làm, cải tổ đờisống, khuyến khích làm giàu hợp pháp song song với xóa đói giảm nghèo. Năm là, phải coi trọng bảo vệ và cải tổ môi trường tự nhiên ngay trong từng bước pháttriển. Sáu là, tăng trưởng kinh tế tài chính phải song song với việc bảo vệ không thay đổi chính trị – xã hội, coiđây là tiền đề, điều kiện kèm theo để tăng trưởng nhanh và bền vững và kiên cố ( 4 ). Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản trong kế hoạch tăng trưởng bền vững và kiên cố của ViệtNam. Chiến lược đó đã bộc lộ khá rõ sự phối hợp giữa quan điểm truyền thống lịch sử, kinhđiển và quan điểm mới, riêng của Nước Ta. Trong kế hoạch tăng trưởng nhanh và bền vững và kiên cố của Nước Ta, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấySVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 3C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnrằng : Thứ nhất, yếu tố không thay đổi chính trị – xã hội được xem là tiền đề, điều kiện kèm theo để pháttriển nhanh và vững chắc. Thứ hai, kế hoạch tăng trưởng nhanh, bền vững và kiên cố tập trung chuyên sâu nâng cao chất lượngphát triển, phối hợp giữa tăng trưởng kinh tế tài chính với việc tăng trưởng tổng lực con người, thựchiện dân chủ, văn minh và công minh xã hội, tạo nhiều việc làm, cải tổ đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp song song với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọng bảovệ và cải tổ môi trường tự nhiên ngay trong từng bước tăng trưởng. Thứ ba, kế hoạch tăng trưởng bền vững và kiên cố của Nước Ta đã đề cập một cách khá toàndiện những góc nhìn khác nhau của sự tăng trưởng, trong đó nổi lên việc xử lý hài hòacác mối quan hệ, như hòa giải giữa tăng trưởng nhanh và vững chắc, giữa tăng trưởng về sốlượng và nâng cao chất lượng, giữa tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiềusâu ; hòa giải giữa tăng trưởng kinh tế tài chính với xử lý những yếu tố xã hội, giữa tăng trưởngkinh tế với bảo vệ và cải tổ thiên nhiên và môi trường, v.v Hài hòa là một trong những nội dungquan trọng của kế hoạch tăng trưởng bền vững và kiên cố. Thứ tư, yếu tố trọng tâm, tiềm năng cơ bản của kế hoạch tăng trưởng bền vững và kiên cố chính làvấn đề dân số. Điều đó được bộc lộ trong nội dung của kế hoạch mà chúng tôi vừatrình bày. Chiến lược tăng trưởng nhanh và vững chắc đã chú trọng đến chất lượng của sựtăng trưởng kinh tế tài chính, những tiềm năng của sự tăng trưởng hướng tới sự tăng trưởng toàn diệncủa con người, triển khai dân chủ, tân tiến và công minh xã hội, tạo nhiều việc làm, cảithiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp song song với xóa đói giảm nghèo, với việccoi trọng bảo vệ và cải tổ thiên nhiên và môi trường ngay trong từng bước tăng trưởng. Rõ ràng, mụctiêu của sự tăng trưởng như vậy là nhằm mục đích xử lý ngày càng tốt hơn yếu tố dân số, bảo vệ cho mọi dân cư có đời sống ấm no và niềm hạnh phúc. Trên thực tiễn, chiến lượcphát triển nhanh, bền vững và kiên cố là phương pháp hữu hiệu bảo vệ cho sự tăng trưởng đất nướctheo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, với tiềm năng “ dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh ”. Rõ ràng là, với tiềm năng của tăng trưởng vững chắc như vậy, việc thực thi trách nhiệmcủa doanh nghiệp góp thêm phần quan trọng vào kế hoạch tăng trưởng vững chắc của ViệtNam. Mặt khác, khi tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tất cả chúng ta cần tiếp cận cảtrên phương diện đạo đứclẫn phương diện pháp lý. Chúng ta không nên chỉ hiểu tráchnhiệm của doanh nghiệp ở góc nhìn đạo đức của chủ doanh nghiệp, ở công tác làm việc từ thiệncủa doanh nghiệp, mà cần hiểu cả ở góc nhìn pháp lý, tức thực thi trách nhiệm xã hội làmột nhu yếu bắt buộc so với những doanh nghiệp. Việc tích hợp cả hai phương diện đạođức và pháp lý là cơ sở quan trọng để yêu cầu những giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp. 2. Cơ sở thực tiễnTrên quốc tế, so với những nước có nền kinh tế thị trường tăng trưởng, trách nhiệm xãhội không còn là yếu tố lạ lẫm. Các doanh nghiệp nếu triển khai tốt trách nhiệm xã hộiSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 4C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấncủa mình sẽ đạt được một chứng từ quốc tế hoặc vận dụng những bộ Qui tắc ứng xử ( Code of Conduct hay gọi tắt là CoC ). Trong toàn cảnh toàn thế giới hóa lúc bấy giờ, nhữngngười tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chủ trương và những tổ chức triển khai phi chính phủtrên toàn thế giới ngày càng chăm sóc hơn tới tác động ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối vớiquyền của người lao động, môi trường tự nhiên và phúc lợi hội đồng. Những doanh nghiệpkhông triển khai trách nhiệm xã hội hoàn toàn có thể sẽ không còn thời cơ tiếp cận thị trường quốctế. Thực tế trên quốc tế đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực thi tốt trách nhiệm xã hộithì quyền lợi của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những quyền lợi màdoanh nghiệp thu được khi triển khai trách nhiệm xã hội gồm có giảm ngân sách, tăngdoanh thu, tăng giá trị tên thương hiệu, giảm tỷ suất nhân viên cấp dưới thôi việc, tăng hiệu suất vàthêm thời cơ tiếp cận những thị trường mới. Chúng ta hoàn toàn có thể dẫn ra đây một số ít ví dụ vềlợi ích của việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpThứ nhất, triển khai trách nhiệm xã hội góp thêm phần giảm ngân sách và tăng hiệu suất. Mộtdoanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm ngân sách và chi phí được chi phí sản xuất nhờ góp vốn đầu tư, lắp ráp những thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất vỏ hộp lớn của Ba Lan đã tiết kiệm chi phí được 12 triệuđô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp ráp thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7 % lượngnước sử dụng, 70 % lượng chất thải nước và 87 % chất thải khí ( 5 ). Ngân sách chi tiêu sản xuất và hiệu suất lao động nhờ vào ngặt nghèo vào mạng lưới hệ thống quản trị nhân sự. Một mạng lưới hệ thống quản trị nhân sự hiệu suất cao cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm ngân sách và tăngnăng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hài hòa và hợp lý, thiên nhiên và môi trường lao động sạch sẽvà bảo đảm an toàn, những thời cơ huấn luyện và đào tạo và chính sách bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp thêm phần giảm tỷlệ nhân viên cấp dưới nghỉ, bỏ việc, do đó giảm ngân sách tuyển dụng và đào tạo và giảng dạy nhân viên cấp dưới mới. Tấtcả cái đó góp thêm phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất lao động. Thứ hai, thực thi trách nhiệm xã hội góp thêm phần tăng lệch giá. Mỗi doanh nghiệp đềuđứng trên địa phận nhất định. Do đó, việc góp vốn đầu tư tương hỗ tăng trưởng kinh tế tài chính địa phương cóthể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn đáp ứng rẻ và đáng đáng tin cậy hơn và nhờ đótăng lệch giá. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một Trụ sở của tập đoànUnilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động giải trí được với 50 % hiệu suất dothiếu nguồn đáp ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyếtvấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể và toàn diện giúp nông dân tăng sản lượngsữa bò. Chương trình này gồm có đào tạo và giảng dạy nông dân cách chăn nuôi, cải tổ cơ sở hạtầng cơ bản và xây dựng một ủy ban điều phối những nhà sản xuất địa phương. Nhờ đó, số lượng làng phân phối sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động giải trí hếtcông suất và đã trở thành một trong những Trụ sở kinh doanh thương mại lãi nhất tập đoàn lớn. Thứ ba, thực thi trách nhiệm xã hội góp thêm phần nâng cao giá trị tên thương hiệu và uy tíncủa công ty. Trách nhiệm xã hội hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị tên thương hiệu và uytín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng lệch giá, mê hoặc những đối tác chiến lược, SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 5C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnnhà góp vốn đầu tư và người lao động. Trên quốc tế, những công ty khổng lồ đang chi một khoảntiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh thương mại lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dândụng Best Buy đã có chương trình tái chế mẫu sản phẩm ; hãng cafe nổi tiếng Starbucks đãvà đang bắt tay vào những hoạt động giải trí hội đồng ; hãng nước khoáng nổi tiếng của PhápEvian phân phối loại sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường tự nhiên. Những tập đoàn lớn đa vương quốc như The Body Shop ( tập đoàn lớn của Anh chuyên sản xuất cácsản phẩm dưỡng da và tóc ) và IKEA ( tập đoàn lớn kinh doanh thương mại vật dụng nội thất bên trong của ThụyĐiển ) là những ví dụ nổi bật. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì những sảnphẩm có chất lượng và Ngân sách chi tiêu hài hòa và hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là những doanh nghiệp cótrách nhiệm so với thiên nhiên và môi trường và xã hội ( 7 ). Thứ tư, thực thi trách nhiệm xã hội góp thêm phần lôi cuốn nguồn lao động giỏi. Nguồnlao động giỏi, có năng lượng là yếu tố quyết định hành động hiệu suất và chất lượng loại sản phẩm củadoanh nghiệp. Có một thực tiễn là, ở những nước đang tăng trưởng, nguồn nhân lực được đàotạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra so với những doanh nghiệp là làm thếnào lôi cuốn, giữ chân họ và phát huy hết năng lực của họ trong hoạt động giải trí quản trị, sảnxuất kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Do vậy, việc lôi cuốn và giữ được nhân viên cấp dưới cóchuyên môn tốt là một thử thách lớn so với những doanh nghiệp. Trong điều kiện kèm theo của nềnkinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công minh, tạo cho nhânviên thời cơ giảng dạy, có chính sách bảo hiểm y tế và môi trường tự nhiên thao tác thật sạch có khả năngthu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự thiết yếu phải thực thi tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, đồng thời là những kinh nghiệm tay nghề có ích, cógiá trị tìm hiểu thêm cho những doanh nghiệp Nước Ta. Trên thực tiễn, ở Nước Ta, yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dầu là vấn đềmới mẻ, nhưng trong bước đầu đã được một số ít bộ, ngành chăm sóc, quan tâm. Bằng chứng là, từnăm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nước Ta, Bộ Lao động Thương binh vàXã hội, Bộ Công thương cùng với những hiệp hội Da giày, Dệt may trao phần thưởng “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự tăng trưởng bền vững và kiên cố ” nhằm mục đích tôn vinhcác doanh nghệp thực thi tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong toàn cảnh hộinhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Nước Ta đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những nhu yếu không hề thiếu được đốivới doanh nghiệp, bởi lẽ, trong toàn cảnh toàn thế giới hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanhnghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không hề tiếp cận đượcvới thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp khi thực thi trách nhiệm xã hội đã manglại những hiệu suất cao thiết thực trong sản xuất kinh doanh thương mại. Kết quả khảo sát gần đây doViện Khoa học lao động và xã hội triển khai trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầyda và Dệt may cho thấy, nhờ thực thi những chương trình trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp, lệch giá của những doanh nghiệp này đã tăng 25 %, hiệu suất lao động cũng tăngtừ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng / 1 lao động / năm ; tỷ suất hàng xuất khẩu tăng từ 94 % lên 97 %. Bên cạnh hiệu suất cao kinh tế tài chính, những doanh nghiệp còn củng cố được uy tín vớikhách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động so với doanh nghiệp, lôi cuốn được lực lượng lao động có trình độ cao. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 6C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnDo nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc triển khai tráchnhiệm xã hội trong điều kiện kèm theo toàn thế giới hóa và hội nhập quốc tế, 1 số ít doanhnghiệp lớn của Nước Ta, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng kýthực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng những cam kết so với xã hội trong việc bảovệ môi trường tự nhiên, với hội đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người laođộng. Tuy nhiên, cạnh bên đó, phải thừa nhận rằng, trong thời hạn qua ở Nước Ta, nhiều doanh nghiệp đã không triển khai một cách trang nghiêm trách nhiệm xã hộicủa mình. Điều đó biểu lộ ở những hành vi gian lận trong kinh doanh thương mại, báo cáo giải trình kinh tế tài chính, không bảo vệ an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh thương mại hàng kém chất lượng, cố ý gây ônhiễm thiên nhiên và môi trường. Điển hình là những vụ xả nước thải không qua giải quyết và xử lý gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng cho những dòng sông và hội đồng dân cư của những Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin ( KhánhHòa ), những vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe thể chất con người, như nướctương có chứa chất 3 – MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hànthe, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm những pháp luật phápluật về lương bổng, chính sách bảo hiểm, yếu tố an toàn lao động cho người lao động cũngkhông còn là hiện tượng kỳ lạ hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra lúc bấy giờ là, cần tìm nguyên do của những hiện tượng kỳ lạ và những giải phápđể khắc phục thực trạng đó. Hiện đang có những quan điểm khác nhau về nguyên do dẫn đến việc không thựchiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Nước Ta. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nước Ta chưa được luật hóa ở tổng thể những doanhnghiệp. Đối với những doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do nhu yếu của kháchhàng nên buộc phải thực thi trách nhiệm xã hội, còn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn vất vả về kinh tế tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểutrách nhiệm xã hội là “ những khoản góp phần từ thiện ”. Một số người khác cho rằng, việcthực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng ngân sách cho doanh nghiệp, làm giảm khả năngcạnh tranh bắt đầu mà chưa thấy ngay được quyền lợi trước mắt, do đó những doanh nghiệpvừa và nhỏ không muốn thực thi trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực thi tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nước Ta còn tương đối khó khăn vất vả. Sở dĩ như vậytrước hết là do sự hiểu biết chưa không thiếu của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội ; tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là những khoản góp phần từ thiện. Thứ hai, việc triển khai trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khókhăn không nhỏ cho những doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực thi cácchuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả cho những doanh nghiệp vừa vànhỏ, trong khi đó hầu hết những doanh nghiệp ở Nước Ta là những doanh nghiệp vừa vànhỏ. Nói một cách tổng lực hơn, theo điều tra và nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng quốc tế tại ViệtSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 7C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnNam, những rào cản và thử thách lớn nhất cho việc triển khai trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp gồm có : 1. Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa những doanh nghiệp Nước Ta còncó sự khác nhau khá lớn. 2. Năng suất lao động bị ảnh hưởng tác động khi phải thực thi đồng nhất nhiều bộ quy tắcứng xử ( CoC ). 3. Thiếu nguồn kinh tế tài chính và kỹ thuật để thực thi những chuẩn mực trách nhiệm xãhội doanh nghiệp ( đặc biệt quan trọng là so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ). 4. Sự độc lạ giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gâynhầm lẫn cho doanh nghiệp, ví dụ điển hình như yếu tố làm thêm hay hoạt động giải trí của côngđoàn. 5. Sự thiếu minh bạch trong việc vận dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thựctế đang cản trở quyền lợi thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp. 6. Mâu thuẫn trong những pháp luật của nhà nước khiến cho việc vận dụng bộ quy tắcứng xử không đem lại hiệu suất cao mong ước, ví dụ như mức lương, phúc lợi và những điềukiện tuyển dụngNhững nguyên do được liệt kê ra trên đây hoàn toàn có thể quy lại thành ba nguyên do chính, đó là nguyên do về nhận thức, nguyên do kinh tế tài chính và nguyên do pháp lý. Do đó, đểnâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những nguyên do nói trên để đềra những giải pháp tương thích. Cụ thể là : Thứ nhất, cần tuyên truyền, giáo dục cho toàn bộ những doanh nghiệp, trước hết là cácchủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằngtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác làm việc từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi toàn bộ những hành vi của con ngườiđều trải qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển và tinh chỉnh. Do đó, yếu tố đặtra là, phải làm thế nào cho việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thànhđộng cơ bên trong của những chủ doanh nghiệp. Việc triển khai trách nhiệm xã hội trướchết cần được xem là một hành vi đạo đức và được tinh chỉnh và điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức. Thứ hai, cần thiết kế xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc những doanh nghiệp phải thựcthi trách nhiệm xã hội một cách không thiếu và trang nghiêm. Điều này tương quan đến tráchnhiệm của nhà nước trong việc tạo thiên nhiên và môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạtđộng. Khung pháp lý chính là giải pháp có hiệu lực hiện hành nhất so với việc thực thi tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp ; đồng thời, là giải pháp tương hỗ đắc lực cho giải pháp vềđạo đức, làm cho những động cơ đạo đức tiếp tục được củng cố và ngày càng có hiệulực trên trong thực tiễn. Cái khó khăn vất vả cho Nước Ta và những nước đang tăng trưởng nói chung làtrong toàn cảnh cần phải lôi cuốn góp vốn đầu tư quốc tế, nếu đặt nặng những tiềm năng về môitrường và xã hội thì những doanh nghiệp khó hoàn toàn có thể lôi cuốn góp vốn đầu tư quốc tế. Nhưng, nếukhông đặt mạnh yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môitrường và xã hội sẽ không hề bù đắp được bằng những hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế tài chính. Mục tiêu tăng trưởng bền vững và kiên cố, do vậy, cũng không hề thực thi được. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 8C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnPhần II : Thực trạngI. Khái quát tình hình triển khai giữa bộ tiêu chuẩn SA80001. Quá trình hình thành bộ tiêu chuẩn SA8000a ) Khái niệm SA 8000SA 8000 là tiêu chuẩn đưa những nhu yếu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Côngnhận Quyền ưu tiên Kinh tế ( nay là tổ chức triển khai Trách nhiệm Quốc tế SAI ) được phát hành lầnđầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, sau khi sửa đổi để thích hợp với sự thay đổimôi trường lao động toàn thế giới, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã sinh ra. Đây là mộttiêu chuẩn quốc tế được kiến thiết xây dựng nhằm mục đích cải tổ điều kiện kèm theo thao tác trên toàn thế giới, tiêuchuẩn này được kiến thiết xây dựng dựa trên những Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Côngước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ nhỏ và Tuyên bố toàn thế giới về Nhân quyền. Đây làtiêu chuẩn tự nguyện và hoàn toàn có thể vận dụng tiêu chuẩn này cho những nước công nghiệp và chocả những nước đang tăng trưởng, hoàn toàn có thể vận dụng cho những Công ty lớn và những Công ty có quimô nhỏ … Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản trị giúp những Công ty và những bên hữu quancó thể cải tổ được điều kiện kèm theo thao tác và là cơ sở để những tổ chức triển khai ghi nhận đánh giáchứng nhận. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm hết hợp đồngvới những nhà sản xuất, mà phân phối sự tương hỗ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằmnâng cao chất lượng điều kiện kèm theo sống và thao tác đó chính là nguồn gốc sự sinh ra của tiêuchuẩn quốc tế SA 8000. b ) Nội dung của tiêu chuẩn SA8000SA 8000 : 2001 gồm có những nhu yếu cơ bản sau : Lao động trẻ nhỏ : Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi ; hoặc mức thấp nhất làdưới 14 tuổi ở những nước đang tăng trưởng ( theo công ước 138 của Tổ chức Lao động thếgiới, gọi tắt là ILO ) ; ngoài giờ lao động, trẻ nhỏ phải được tạo điều kiện kèm theo để tham gia cácchương trịnh giáo dục phổ thông. Lao động cưỡng bức : Không sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡngbức, cũng không được nhu yếu người lao động đóng tiền thế chân hoặc lưu sách vở tùythân cho chủ doanh nghiệp. Sức khỏe và bảo đảm an toàn : Môi trường thao tác phải bảo vệ bảo đảm an toàn và vệ sinh ; ngườilao động được tham gia những khóa giảng dạy định kỳ về bảo đảm an toàn và vệ sinh ; bảo vệ việccung cấp rất đầy đủ khu vực vệ sinh cá thể cũng như nước uống phải luôn thật sạch. Tự do hội họp và quyền thương lượng tập thể : Quyền được tự do lập và tham giacông đoàn cũng như những thỏa ước tập thể ; khi những quyền trên bị số lượng giới hạn bởi pháp lý sởtại, người lao động có quyền được lập và tham những hội hay đoàn thể có đặc thù tươngtự. Sự phân biệt đối xử : Không phân biệt chủng tộc, quý phái, nguồn gốc vương quốc, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị, không lạm dụng tình dục. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 9C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnKỷ luật : Không vận dụng những giải pháp nhục hình về thể xác, ý thức hoặc sỉnhục hay lạm dụng lời nói. Thời gian thao tác : Phải tương thích với lao lý hiện hành, bất kể trường hợp nào, người lao động không thao tác quá 48 giờ / tuần và cứ 7 ngày thao tác thì phải sắp xếp ítnhất 1 ngày nghỉ ; nếu tình nguyện làm thêm ngoài giờ thì sẽ không quá 12 giờ / tuần vàđược chi trả đúng theo luật định. Làm thêm ngoài giờ chỉ được đồng ý chấp thuận khi người lao động tình nguyện hoặc khi đãđược qui định trong thỏa ước lao động tập thể. Việc chi trả lương : Tiền lương trả cho thời hạn thao tác chuẩn trong một tuầnphải tương thích với qui định của lao lý hoặc của ngành và phải cung ứng đủ nhu yếu cơbản của người lao động và mái ấm gia đình họ, không vận dụng việc trừ lương như thể một hìnhthức kỷ luật. Hệ thống quản trị trách nhiệm xã hội ( gọi tắt là SMS ) : Cũng tựa như như những hệthống quản trị chất lượng theo ISO 9000 và mạng lưới hệ thống quản trị thiên nhiên và môi trường theo ISO 14000, mạng lưới hệ thống quản trị trách nhiệm xã hội được kiến thiết xây dựng dựa trên quy trình quản trị củaDeming PDCA. Phần này của tiêu chuẩn đưa ra những nhu yếu của mạng lưới hệ thống quản trị tráchnhiệm xã hội mà việc thực thi tốt những nhu yếu này sẽ giúp doanh nghiệp trấn áp cóhiệu quả những nhu yếu cơ bản về trách nhiệm xã hội nêu ở những phần trênSA8000 là một hệthống những tiêu chuẩn trách nhiệm báo cáo giải trình xã hội để triển khai xong những điều kiện kèm theo làm việccho người lao động tại những doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do SocialAccountability International ( SAI ) tăng trưởng và giám sát. Hướng dẫn đơn cử để thực hiệnhay kiểm tra những tiêu chuẩn xã hội theo SA8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức triển khai này ( SA8000 ). SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và những tiêu chuẩn làm việccho những nhà quản trị, công nhân và những nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũnghoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát những tổ chứckiểm tra chính sách xã hội nhằm mục đích cấp chứng từ cho những người ( doanh nghiệp ) sử dụnglao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để những doanh nghiệp đó phát triểnphù hợp với những tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra. SA8000 dựa trên Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, Công ước quốc tế vềquyền trẻ nhỏ của Liên hợp quốc và một loạt những công ước khác của Tổ chức lao độngquốc tế ( ILO ). SA8000 gồm có những nghành sau của trách nhiệm báo cáo giải trình : Lao động trẻ nhỏ : Bao gồm những yếu tố tương quan đến lao động của trẻ nhỏ dưới 14 ( hoặc 15 tuổi tùy theo từng vương quốc ) và trẻ vị thành niên 14 ( 15 ) – 18. Lao động cưỡng bức : Bao gồm những yếu tố tương quan đến lao động tù tội, lao độngđể trả nợ cho người khác v.v An toàn và sức khỏe thể chất tại nơi thao tác : Các lao lý về quản lý và vận hành, sử dụng máymóc thiết bị, những điều kiện kèm theo về thiên nhiên và môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm khôngkhí, nước và đất, nhiệt độ nơi thao tác hay độ thông thoáng không khí, những theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ ( đặc biệt quan trọng những chính sách cho lao động nữ ), những trangthiết bị bảo lãnh lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơilàm việc, những phương tiện đi lại thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạnSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 10C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnsử dụng, những yếu tố về giải pháp di tán và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, bảo đảm an toàn hóachất ( MSDS ). Quyền tham gia những hiệp hội : Công đoàn, nghiệp đoànPhân biệt đối xử : Các yếu tố về phân biệt đối xử theo những tiêu chuẩn tôn giáo-tínngưỡng, dân tộc thiểu số, người quốc tế, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000không được cho phép có sự phân biệt đối xử. Kỷ luật lao động : Các yếu tố tương quan đến những hình thức kỷ luật được phép vàkhông được phép ( đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dụcv. v ) Thời gian thao tác : Nói chung được đưa ra thích hợp với những tiêu chuẩn trongbộ Luật lao động của từng vương quốc cũng như những tiêu chuẩn của ILO về thời hạn làmviệc thường thì, lao động thêm giờ, những khuyến mại về thời hạn thao tác so với lao độngnữ ( trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi ). Lương và những phúc lợi xã hội khác ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v ) Quản lý doanh nghiệp : Các yếu tố về quản trị của giới chủ, gồm có những vấn đềliên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ và trách nhiệm phải vấn đáp hay giảiđáp khiếu nại của chủ. c ) Lợi ích của viêc vận dụng SA8000 – Khách hàng và người tiêu dùng tin rằng loại sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng đã đượcsản xuất trong một thiên nhiên và môi trường thao tác bảo đảm an toàn và công minh và tạo cơ sở để nâng caouy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trên thương trường. Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà sản xuất : – Trong thiên nhiên và môi trường kinh doanh thương mại khi mà yếu tố xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng tác động đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh thương mại của tổ chức triển khai thì SA Việc đưa vào vận dụng SA 8000 sẽ mang lạInhiều quyền lợi thiết thực cho những tổ chức triển khai mà đơn cử là : Lợi ích đứng trên quan điểm của người mua : Sử dụng mẫu sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức triển khai có trách nhiệm cao so với cộngđồng và xã hội. 8000 chính là thời cơ để đạt được lợi thế cạnh tranh đối đầu, lôi cuốn nhiều người mua hơn vàxâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho Công ty cũng như những nhà quảnlý “ Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội ”. Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp những tổ chức triển khai giảm được ngân sách tương quan đếntai nạn lao động, sức khỏe thể chất nghề nghiệp, … dẫn đến việc ngày càng tăng hiệu suất lao động. Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường laođộng. Cam kết rõ ràng về những chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty hoàn toàn có thể dễdàng lôi cuốn được những nhân viên cấp dưới được giảng dạy và có kiến thức và kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “ Chìa khóa cho sự thành công xuất sắc ” đốI với mọi tổ chức triển khai. Cam kết của Công ty về bảo vệ phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăngsự gắn bó và cam kết của họ so với công ty. d ) Lịch sử hình thành SA8000SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 11C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnHội nghị này có đại diện thay mặt của những tổ chức triển khai tương quan như : những hiệp hội, những tổ chứcphi doanh thu, những cơ quan lập pháp, những thương nhân, những công ty sản xuất, những tổ chứctư vấn, nhìn nhận và ghi nhận. Toàn cầu hoá về thương mại quốc tế, tự do mậu dịchnày, nhiều tập đoàn lớn lan rộng ra sản xuất sang những nước khác ( nhất là những nước quốc tế thứba vì giá lao động rẻ ) qua những hình thức góp vốn đầu tư quốc tế, hợp tác thương mại, chuyểngiao ý tưởng hoặc hợp tác với nhà thầu phụ tạo nên một chuỗi nhà đáp ứng. Trên cơ sở đó, khái niệm “ trách nhiệm tập thể ” được hình thành, những doanh nghiệpnhận ra rằng Trách Nhiệm Xã Hội tác động ảnh hưởng trên hoạt động giải trí của họ và như vậy phát sinhmột hoạt động giải trí cơ bản là Nguyên Tắc Tình Nguyện Áp Dụng Chuẩn Mực Đạo Đức TrongKinh Doanh Toàn Cầu khởi xướng bởi Sullivan, General Motors năm 1970, vận dụng ởChâu Phi trong chính sách Apartheid. Nguyên tắc Mc Birde 1995 được ứng dụng thoáng rộng trong những công ty Mỹ ở BắcIreland hay “ Luật Cư Xử Đạo Đức ” ( Ethical Codes Of Conduct ) được những doanh nghiệptình nguyện vận dụng khi mà thực trạng lạm dụng lao động đang xảy ra ở nhiều nơi trênthế giới như Nước Hàn, Nước Singapore, Hongkong, Đài Loan ( những năm 1980 ), Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, ( những năm 1985 ) và gần đây là Bangladesh, Parkistan, Srilanka, Laos, Nepal, Viet Nam. Những nguyên tắc hay luật này đều tương quan đến trách nhiệm về thiên nhiên và môi trường làmviệc, khái niệm hội đồng, quyền con người bắt nguồn từ những Công Ước Quốc Tế VềLao Động. Năm 1997 tiêu chuẩn SA 8000 được trình diễn bởi một chuyên viên trong Ủy ban tưvấn của hội nghị CEPAA ( Concil on Economic PrioritiesSA 8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn thế giới về quyền lợi và nghĩa vụ người lao động để giảiquyết những yếu tố tương quan đến người lao động. Phiên bản SA 8000 sinh ra năm 1997 và được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quảvà không mâu thuẩn với tiềm năng của tổng thể những tổ chức triển khai. Tiêu chuẩn SA 8000 đang đượcsoát xét lại kể từ tháng 1-3 / 2001 và đến tháng 3/2001 bảng báo cáo giải trình lần chót về việc soátxét đã được trình đến uỷ ban tư vấn của CEPAA. Dự định năm 2008 sẽ phát hành phiênbản mới. 2. Khái quát tình hình triển khai SA 8000 Ở Việt NamTheo số liệu thống kê, lúc bấy giờ cả nước có 551 đơn vị chức năng đạt tiêu chuẩn quản trị chấtlượng ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản trị môi trường tự nhiên ISO 140000, nhưngmới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản trị trách nhiệm xã hội và điều kiện kèm theo laođộng SA 8000. Đây là một tình hình đáng quan ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là mộttrong 3 tiêu chuẩn ( ISO 9000, ISO 140000 và SA 8000 ) được xem là bắt buộc để cácdoanh nghiệp Nước Ta xuất khẩu hàng hoá ( đặc biệt quan trọng là hàng dệt – may ) sang thị trườngMỹ và Châu Âu. Theo quan điểm của nhiều chuyên viên kinh tế tài chính, việc triển khai SA 8000 tại ViệtNam có rất nhiều thuận tiện bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồngvới những văn bản pháp lý và những chủ trương tương quan đến bảo vệ quyền hạn của người laoSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 12C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnđộng. Nếu doanh nghiệp thực thi tốt Bộ luật Lao động cũng như lao lý của Nhànước thì đã phân phối gần như những tiêu chuẩn của SA 8000. Các nhà quản trị ở những công ty đã vận dụng tiêu chuẩn SA 8000 ở Nước Ta đều chorằng, thiết kế xây dựng và vận dụng tiêu chuẩn này không khó. Nền tảng của tiêu chuẩn này chínhlà thực thi tốt Bộ luật Lao động và kiến thiết xây dựng tác phong công nghiệp trong quản trị, sảnxuất, kinh doanh thương mại, tạo mối quan hệ tôn trọng đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động. Bộ luật Lao động Nước Ta cũng pháp luật cấm phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bứcngười lao động và khống chế số giờ làm thêm ( không quá 4 giờ / ngày và 200 giờ / năm ) SA 8000 lao lý giờ thao tác chuẩn ( 8 giờ / ngày hoặc 48 giờ / tuần ). Những yếu tố vềkỷ luật lao động, tiền lương trong Bộ luật Lao động cũng được đề cập giải quyết và xử lý tựa như nhưyêu cầu của SA 8000. Qua 1 số ít điều tra và nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc vận dụng những tiêu chuẩn SA 8000 do nhóm nghiên cứu và điều tra của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh triển khai, việc vận dụng SA 8000 trong những doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận tiện, bởi những doanh nghiệp Nhà nướcphải tuân thủ những nguyên tắc và những điều luật về lao động, vốn rất thân mật với những quyđịnh của Luật Lao động quốc tế mà SA 8000 lấy đó làm nền tảng. Việc vận dụng SA 8000 trong những doanh nghiệp Nhà nước cũng giúp tiến hành đơn cử và đi sâu vào khía cạnhhiệu quả của hoạt động giải trí quản trị lao động, nên gặp rất nhiều thuận tiện và ủng hộ từ cáccấp quản trị cũng như ngay chính công nhân. Ngược lại, vận dụng SA 8000 trong cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có phần khó khăn vất vả hơn, nhưng sức ép từ phía công tynhập khẩu sẽ là động cơ thôi thúc những doanh nghiệp này vận dụng SA 8000. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trên thực tiễn, nhiều doanh nghiệp ViệtNam có chủ trương với người lao động tốt hơn so với nhu yếu của SA 8000. Thu nhập củangười lao động tại nhiều doanh nghiệp còn cao hơn mức tối thiểu không riêng gì ở Việt Nammà còn ở khu vực. Nhưng hiện tại, số doanh nghiệp Nước Ta được ghi nhận đạt SA8000 chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong nhiều nguyên do, có nguyên do hàngđầu là sự nhận thức : Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được sự thiết yếu phải xây dựngtiêu chuẩn này cho hội nhập, chưa nhận thức được rằng, thời nay, những nhà nhập khẩunước ngoài chịu sức ép lớn từ những tổ chức triển khai phi chính phủ, những tổ chức triển khai công đoàn, cácnhóm tư vấn và cả giới truyền thông online. Lý do mà doanh nghiệp còn lãnh đạm và chưa thựchiện vận dụng tiêu chuẩn này vì họ không thấy được quyền lợi thiết thực và lâu bền hơn mà SA8000 mang lại. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nước Ta còn khá mơ hồ về SA 8000. Nhiều doanh nghiệp có dự tính thực thi, nhưng không biết mở màn từ đâu, kinh phí đầu tư baonhiêu. Những khó khăn vất vả đa phần trong việc vận dụng SA 8000 tại Nước Ta lúc bấy giờ là : – Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết những doanh nghiệp ở Việt Namđều nhìn nhận SA 8000 như một yếu tố xích míc với tiềm năng tạo cắt giảm ngân sách đểtăng doanh thu, không tương thích với tiềm năng kinh doanh thương mại. – Các doanh nghiệp không muốn bật mý những ghi chép kinh tế tài chính, đặc biệt quan trọng trong cácdoanh nghiệp tư nhân. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 13C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn – Không có năng lực chi trả ngân sách vận dụng SA 8000 ( ngân sách nhìn nhận, chi phíthực hiện những đổi khác để vận dụng SA 8000 ). Nhiều công ty muốn được giám địnhcông khai, nhưng không đủ ngân sách cho việc giám định. – Sự cách biệt văn hoá giữa người mua và nhà cung ứng. Do những lao lý đạo đứccủa từng công ty thường được những công ty đa vương quốc áp đặt một chiều so với những đơnvị gia công, nên nội dung thực thi của những tiêu chuẩn không phản ánh được nhu yếu vàgiá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn vất vả trong vận dụng SA 8000. – SA 8000 là tiềm năng ít được ưu tiên, đặc biệt quan trọng trong những thời gian kinh tế tài chính suythoái. Ngay cả khi mạng lưới hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại doanh thu cao hơn về lâu dài hơn, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn góp vốn đầu tư Giao hàng nhu yếu trước mắt để triển khai SA8000. – Thực tế của hoạt động giải trí gia công gây ra nhiều khó khăn vất vả trong việc xác lập khốilượng việc làm giám sát. Các công ty đa vương quốc sẽ yên cầu tổng thể những nhà sản xuất vàđơn vị gia công triển khai tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng thực chất của hoạt động giải trí gia côngđảm đương phần nhiều quy trình sản xuất khác nhau tại những doanh nghiệp độc lập, làmcho việc giám sát những hoạt động giải trí của doanh nghiệp và yên cầu những đơn vị chức năng gia công áp dụngSA 8000 trở nên khó khăn vất vả. Tuy nhiên, như đã nghiên cứu và phân tích, việc vận dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợiích trong cạnh tranh đối đầu, mà còn là điều kiện kèm theo tất yếu so với những mẫu sản phẩm muốn hội nhập vớithị trường quốc tế, nên dù còn nhiều khó khăn vất vả, việc kiến thiết xây dựng và vận dụng SA 8000 lànhiệm vụ thiết yếu so với những doanh nghiệp xuất khẩu. SAI cũng đã có nhiều chươngtrình để tuyên truyền, tương hỗ những doanh nghiệp xuất khẩu ở những nước đang tăng trưởng trongviệc kiến thiết xây dựng và xin cấp ghi nhận SA 8000.3. Quy trình ghi nhận tương thích SA 8000V ề cơ bản, tiến trình ghi nhận tương thích SA 8000 không có gì độc lạ so vớichứng nhận ISO 9000 và ISO 14000. Các doanh nghiệp mong ước được ghi nhận tương thích SA 8000 phải thực hiệncác hoạt động giải trí theo hướng dẫn 3 bước của SAI như sau : Bước 1 : Tìm hiểu, nghiên cứu và điều tra nội dung pháp luật của SA 8000 và đề xuất đượcchứng nhận, gồm có : – Nghiên cứu kỹ lưỡng SA 8000 và quá trình ghi nhận SA 8000 ; – Đào tạo nội bộ về SA 8000 ; – Liên hệ với tổ chức triển khai ghi nhận SA 8000 đã được SAI công nhận để có mẫu đơn đềnghị ghi nhận ; – Nộp đơn đề xuất ghi nhận. Bước 2 : – Thực hiện chương trình tương thích SA 8000, gồm có : – Thực hiện nhìn nhận nội bộ và những hành vi hiệu chỉnh nội bộ thiết yếu ; – Thực hiện những việc làm và nhu yếu tương quan đến nhìn nhận tiền ghi nhận ; – Thực hiện những hành vi hiệu chỉnh do những chuyên viên nhìn nhận của tổ chức triển khai chứngnhận khuyến nghị sau khi đã nhìn nhận tiền ghi nhận ; SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 14C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn – Nếu thiết yếu, hoàn toàn có thể đề xuất lê dài thời hạn ý kiến đề nghị ghi nhận đến 2 năm. Bước 3 : – Đo lường hiệu suất cao, gồm có : – Đề nghị tổ chức triển khai ghi nhận nhìn nhận ghi nhận ; – Thực hiện những việc làm và nhu yếu tương quan nhìn nhận ghi nhận ; – Thực hiện những hành vi hiệu chỉnh ( nếu thiết yếu ) và thông tin lại cho tổ chức triển khai chứngnhận để thực thi việckiểm tra lại ; – Được cấp chứng từ tương thích SA 8000 ; – Thực hiện những việc làm và nhu yếu tương quan đến những nhìn nhận giám sát trong thời hạnhiệu lực của chứng từ SA 8000. ( Để biết cụ thể hơn về những nhu yếu, cũng như những việc làm cần thực hiệnliên quan đến vận dụng SA 8000 và ghi nhận tương thích SA 8000, những doanh nghiệp cóthể tìm hiểu thêm tài liệu hướng dẫn về SA 8000 do SAI phát hành ). Để tương hỗ những doanh nghiệp trong việc vận dụng SA 8000 và tiến tới được chứngnhận tương thích SA 8000 một cách thuận tiện, SAI đã đưa ra công cụ được gọi là Chươngtrình ký kết vận dụng SA 8000 ( SA 8000 Signatory Program ). Việc tham gia chương trìnhnày sẽ tạo điều kiện kèm theo thuận tiện để những doanh nghiệp bộc lộ cam kết chắc như đinh và đángtin cậy của mình so với việc phấn đấu thiết lập những điều kiện kèm theo thao tác tương thích vớinhững pháp luật của SA 8000 trong những chuỗi đáp ứng. Để trở thành những bên tham giachương trình này, những công ty phải xác lập được khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí tương thích với SA8000, kiến thiết xây dựng kế hoạch và mạng lưới hệ thống quản trị để đạt được tiềm năng này và công bố báocáo hàng năm về hiệu quả đạt được trong tiến trình vận dụng SA 8000. Những quyền lợi của việc ký kết tham gia chương trình gồm có quyền được sử dụnglogo ĐK vận dụng SA 8000 ( SA8000 signatory logo ) và hướng dẫn về phương thứcliên hệ với những bên tương quan ( ví dụ, trong hoạt động giải trí quảng cáo, quan hệ công cộng, xúctiến sử dụng những phù hiệu v.v ), được trợ giúp kỹ thuật trong việc vận dụng SA 8000 từphía SAI và những bên ký kết tham gia khác, được tiếp cận với những tác dụng nghiên cứu và điều tra vàbiểu mẫu liên hệ, lập kế hoạch và những hệ thóng tương quan, được tiếp cận với những kết quảnghiên cứu và biểu mẫu liên hệ, lập kế hoạch và những mạng lưới hệ thống tương quan, được cung cấpmiễn phí những ấn phẩm của SAI, được giảm phí đào tạo và giảng dạy v.v SAI hiện đang tiến hành dự án Bất Động Sản về những hội thảo chiến lược tư vấn quốc tế, nhằm mục đích vào những mụctiêu : nâng cao nhận thức về SA 8000, thiết lập và nâng cao năng lượng của những bên liênquan và bảo vệ sự tham gia có hiệu suất cao của những bên tương quan này vào quá trìnhđánh giá. SAI cũng tổ chức triển khai những hội thảo chiến lược tư vấn quốc tế nêu trên theo 5 khu vực có nềnsản xuất được xu thế vào xuất khẩu. Nam á, Đông Nam á, Nam Mỹ, Mê-hi-cô và Trung Mỹ và Đông Âu. Trong toàn cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, những doanh nghiệp Nước Ta đang đứngtrước nhiều thử thách trong việc tìm kiếm và triển khai những chủ trương tăng trưởng, nhằm mục đích tăng năng lực cạnh tranh đối đầu trong quy trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhậptoàn cầu. Một trong những phương pháp hữu hiệu luôn được những nhà phân phối và ngườibán lẻ vận dụng và ghi nhớ là chú trọng bảo vệ uy tín và giá trị của những tên thương hiệu nhằmgiữ vững thế cạnh tranh đối đầu. Trên những thị trường lớn như Mỹ, Canađa và EU, người tiêuSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 15C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấndùng không chỉ chăm sóc đến giá thành, chất lượng, mẫu mã, vỏ hộp mà ngày càng quantâm hơn đến điều kiện kèm theo thao tác của công nhân tạo ra những loại sản phẩm này và luôn bị lôikéo vào những chiến dịch quảng cáo, nhằm mục đích bảo vệ quyền hạn phụ nữ và trẻ nhỏ. Do vậy, SA8000 được xem là tiêu chuẩn “ chứng minh và khẳng định giá trị đạo đức ” của mẫu sản phẩm mà doanhnghiệp Nước Ta thiết yếu phải trang bị cho “ hành trang ” hội nhập của mình. II. Thực trạng triển khai SA 8000.1. Giới thiệu tổng quan hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. SA 8000 được ra mắt lần đầu năm 1997, tăng trưởng dưới sự bảo trợ của CEPAA ( Council on Economic Priorities Accreditation Agency ) và một nhóm những tổ chức triển khai baogồm : những tổ chức triển khai lao động, những tổ chức triển khai về quyền con người và quyền trẻ nhỏ, những họcviện, nhà phân phối, nhà phân phối, nhà thầu khoán, cũng những nhà tư vấn, kế toán và côngty kiểm định. SA 8000 được phong cách thiết kế để trở thành tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn có thể kiểm định. Trước hết, SA8000 là tiêu chuẩn so sánh và nhìn nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ đến, SA 8000 thúc đẩyviệc bảo vệ quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. SA 8000 đặc biệt quan trọng nhu yếu sự công khai minh bạch trong những hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại. CEPAA là cơ quan điều hành quản lý, nay được gọi là SAI ( Social Accountability International ), được quyền uỷ nhiệm cho những tổ chức triển khai kiểm định độc lập nhìn nhận và giám sát sự tuânthủ những tiêu chuẩn đề ra. Việc ủy nhiệm có giá trị trong vòng 3 năm, cùng với việc giámsát và kiểm định 6 tháng một lần. Các tổ chức triển khai kiểm định này được cung ứng tài liệuhướng dẫn và những khoá giảng dạy trình độ. Những công ty phân phối được tiêu chuẩn đề ra, sẽ được ĐK bởi một tổ chức triển khai ủynhiệm. Sau đó, công ty có quyền sử dụng nhãn ghi nhận SA 8000. Để được chứngnhận tương thích với tiêu chuẩn SA 8000, tổng thể những cơ sở kinh doanh thương mại phải gật đầu đượckiểm định. Sự quan tâm của công chúng vào yếu tố nhân quyền và điều kiện kèm theo lao động trong sản xuấtngày một ngày càng tăng. Nhiều công ty chớp lấy được quyền lợi của việc vận dụng những chuẩn mựcđạo đức vào quản lý và vận hành sản xuất, và họ đã đưa ra những quy tắc ứng xử riêng. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí về việc thiết lập một chủ trương trách nhiệm xã hội đơn cử. Vì vậy màcác quy tắc đơn lẻ đó đều không sống sót được lâu dài hơn và không được giám sát ngặt nghèo. Mục đích sinh ra của SA 8000 là nhằm mục đích tạo ra một bộ quy tắc toàn thế giới so với điều kiệnlàm việc trong những ngành sản xuất, giúp cho người tiêu dùng ở những nước tăng trưởng tintưởng rằng hàng hoá mà họ mua và sử dụng, đặc biệt quan trọng là quần áo, đồ chơi, mỹ phẩm, vàđồ điện tử đã được sản xuất tương thích với bộ tiêu chuẩn được công nhận. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 16C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn2. Nội dung của SA 8000. SA 8000 gồm 9 nội dung cơ bản mà những công ty phải tuân theo với điều kiện kèm theo phùhợp với pháp lý địa phương và với những pháp luật của SA 8000, dựa trên 12 hiệp ướccủa ILO ( International Labor Organization ), dựa trên Tuyên ngôn về Quyền con người, và hiệp ước về Quyền trẻ nhỏ của UN ( United Nation ). Các nội dung này bao gồm1. Lao động trẻ nhỏ : Không có công nhân thao tác dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu chocác nước đang thực thi công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ những nước đang pháttriển ; cần có hành vi khắc phục khi phát hiện bất kỳ trường hợp lao động trẻn em nào. 2. Lao động bắt buộc : Không có lao động bắt buộc, gồm có những hình thức lao động trảnợ hoặc lao động nhà tù, không được phép nhu yếu đặt cọc sách vở tuỳ thân hoặc bằngtiền khi được tuyển dụng vào. 3. Sức khoẻ và bảo đảm an toàn : Đảm bảo một thiên nhiên và môi trường thao tác bảo đảm an toàn và lành mạnh, có những giải pháp ngăn ngừa tai nạn thương tâm và tổn hại đến bảo đảm an toàn và sức khoẻ, có rất đầy đủ nhàtắm và nước uống họp vệ sinh. 4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể : Phản ảnh quyền xây dựng vàgia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. 5. Phân biệt đối xử : Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp và sang trọng, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chínhtrị. 6. Kỷ luật : Không có hình phạt về thể xác, niềm tin và sỉ nhục bằng lời nói. 7. Giờ thao tác : Tuân thủ theo luật vận dụng và những tiêu chuẩn công nghiệp về sốgiờ thao tác trong bất kể trường hợp nào, thời hạn thao tác thông thường không vượt quá48 giờ / tuần và cứ bảy ngày thao tác thì phải sắp xếp tối thiểu một ngày nghỉ cho nhânviên ; phải bảo vệ rằng giờ làm thêm ( hơn 48 giờ / tuần ) không được vượt quá 12 giờ / người / tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những thực trạng kinh doanh thương mại đặc biệttrong thời hạn ngắn và việc làm làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. 8. Thù lao : Tiền lương trả cho thời hạn thao tác một tuần phải cung ứng đựoc vớiluật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để cung ứng được với nhu yếu cơ bản của ngườilao động và mái ấm gia đình họ ; không được vận dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. 9. Hệ thống quản trị : Các tổ chức triển khai muốn đạt và duy trì chứng từ cần thiết kế xây dựng vàkết hợp tiêu chuẩn này với những mạng lưới hệ thống quản trị và việc làm thực tiễn hiện có tại tổ chứcmình. 3. Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thiệt hay lợi. Khách hàng quốc tế khi mua hàng của Doanh Nghiệp Nước Ta, vẫn đặt yêu cầuvề trách nhiệm xã hội, nhưng rất nhiều Doanh Nghiệp do dự vì góp vốn đầu tư tốn kém. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 17C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnTrách nhiệm xã hội trong quản trị Doanh Nghiệp, gọi chung là trách nhiệm xã hội ( TNXH ), được hiểu là việc Doanh Nghiệp thực thi những quyền hạn dành cho cán bộ công nhân viên, người laođộng nói chung. Đó là sự chăm nom đến quyền hạn người lao động, từ điều kiện kèm theo thao tác, đến chăm nom sức khỏe thể chất, sự tôn trọng, công minh về tiền lương, tiền công, chăm nom đờisống ý thức … Chứng chỉ SA8000 tập trung chuyên sâu tôn vinh những nội dung này. Hiện nay trên quốc tế, TNXH là một nhu yếu khá khắc nghiệt trong hoạt động giải trí sảnxuất kinh doanh thương mại. Mặc dù đây là hoạt động giải trí tự nguyện, nhưng do sự tôn vinh nên có nhữngnước đưa ra thành những pháp luật pháp lý. Liên hiệp quốc đã có 9 nguyên tắc quy địnhvề yếu tố này. Ủy ban châu Âu đã đưa ra “ Văn bản xanh ”, trong đó TNXH được hiểunhư là việc Doanh Nghiệp đưa những yếu tố xã hội và thiên nhiên và môi trường vào những hoạt động giải trí một cách tựnguyện. Australia đã đề xuất kiến nghị bộ Luật về TNXH, Anh quốc hàng năm đưa ra kết quảnghiên cứu và kèm theo đó là khuyến nghị của những Bộ ngành. Tuy nhiên hiện tại, hoạt động giải trí này ở Nước Ta chưa được nhiều Doanh Nghiệp chăm sóc. Trước đây, những Doanh Nghiệp Nước Ta có thực thi TNXH là do nhu yếu của đối tác chiến lược là khách hàngnước ngoài, khi người mua có nhu yếu. Ông Trần Ngọc Trung, giám đốc Trung tâm huấnluyện và chuyển giao công nghệ tiên tiến quản trị của Thương Hội Doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư nướcngoài, cho biết : khái niệm TNXH manh nha gia nhập vào Nước Ta khoảng chừng từ năm 1995, khi Nước Ta tổ chức triển khai một Hội nghị quản trị ở TP. Hà Nội. Từ việc “ chữa cháy ” là gặp đâulàm đó, sai đâu sửa đó, chuyển dần sang xu thế “ phòng ngừa ”, khái niệm này bắt đầuđược Doanh Nghiệp chú ý quan tâm tìm hiểu và khám phá để thực thi. Tuy nhiên đến nay, cũng chỉ có 1991 chứng chỉphù hợp với ISO 14000, một số lượng rất rất ít. Việt Nam vẫn chưa có một quyết định hành động nàocủa Nhà nước và giao yếu tố này cho cơ quan nào chịu trách nhiệm. Ông Trung chorằng, sức cạnh tranh đối đầu của hàng Nước Ta bị yếu, cũng có một nguyên do từ đây. Vì vậy, hiện tại ở Nước Ta nếu kể đến Doanh Nghiệp vận dụng tự giác và đã thành công xuất sắc tronglĩnh vực này rất rất ít. Một số đã triển khai tốt là những công ty quốc tế góp vốn đầu tư vào ViệtNam, như NIKE, Adidas, Columbia Sport, JC Penny. DN trong nước vận dụng thành côngđược nêu làm ví dụ tiêu biểu vượt trội như Coart Phong Phú, ( sản xuất phụ liệu cho ngành dệt vàmay mặc ), Dệt Thành công, Giày Tỉnh Thái Bình không có nhiều. Giày Tỉnh Thái Bình đã xâydựng chỗ ở cho 1.000 lao động, trong đó xây 500 nhà ở căn hộ chung cư cao cấp cho gia định người laoSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 18C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnđộng. Hay như Dệt Thành Công là đơn vị chức năng đã đạt chứng từ SA8000, ấn tượng nhất ở DNnày là trong những cơ sở sản xuất của công ty đều được trang bị một mạng lưới hệ thống quạt hơi nướcđã làm lạnh, tạo không khí thoáng mát thoải mái và dễ chịu. • Thiệt hay lợiĐó là câu hỏi mà những Doanh Nghiệp do dự nhiều nhất khi đả động đến yếu tố này. ÔngNguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc công ty Dệt Thành Công, cho biết, khi kháchhàng quốc tế đến công ty đặt hàng, yếu tố tiên phong người mua quan sát là điều kiệnlàm việc, sức khỏe thể chất công nhân, giải quyết và xử lý chất thải, nhà ăn, Tolet … chứ không phảikiểm tra chất lượng loại sản phẩm. Khách hàng Mỹ đặc biệt quan trọng chú trọng điều này. Trong một khảo sát của gần 100 DN ở Thành Phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều Doanh Nghiệp đã nhận ra, khi thực thi TNXH, sẽ thu lại phần lợi trên một số ít điểm : thêm đối tác chiến lược người mua, tăngđơn hàng, lôi cuốn được lao động ; quyền lợi lâu bền hơn là người lao động gắn bó, giúp Doanh Nghiệp cảitiến tốt hơn về chiêu thức quản trị ; sức khỏe thể chất người lao động bảo vệ sẽ cho hiệu quảcông việc cao hơn, chất lượng mẫu sản phẩm tăng, giảm mẫu sản phẩm hư, làm hạ giá tiền sảnphẩm, nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh đối đầu về hiệu suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnhtranh, tăng trưởng bền vững và kiên cố. Tuy nhiên, theo những Doanh Nghiệp, việc triển khai TNXH cũng là một thử thách không nhỏ. Cũng trong đợt khảo sát nêu trên, những do dự của Doanh Nghiệp đưa ra tập trung chuyên sâu ở một số ít điểm, trong đó hầu hết đều nêu quan điểm Doanh Nghiệp Nước Ta hầu hết ít vốn, triển khai TNXH sẽ làmtăng thêm ngân sách góp vốn đầu tư, tức tăng giá thành loại sản phẩm. Các yếu tố như : thiếu người thựchiện, tốn thời hạn, cộng với nhận thức của người lao động chưa thấu đáo, luật phápchưa có lao lý … được xem như thể thử thách, khiến Doanh Nghiệp lo lắng. Ông Trần Ngọc Tuệ, nhân viên tổ chức triển khai phi chính phủ kích hoạt Aids Nước Ta, cho biết, vì thế, hầu hết những Doanh Nghiệp cho rằng TNXH như hoạt động giải trí từ thiện, hoặc thực hiệnmột bộ quy tắc ứng xử ( CoC ) nào đó, một gánh nặng tốn kém, chứ không phải là tráchnhiệm của DN.Phân tích về việc bỏ ra ngân sách này, là ngân sách hiển nhiên hay phải bỏ thêm tiền túicủa Doanh Nghiệp, bà Phan Thị Hải Yến, nhân viên tổ chức triển khai TNXH quốc tế ( SAI ), một tổ chứcphi cơ quan chính phủ tại Nước Ta, cũng là cơ quan chấp bút SA8000, cho rằng : Đây là quyềnlợi của người lao động, người lao động xứng danh được hưởng. Vì vậy, triển khai TNXHlà nghĩa vụ và trách nhiệm của Doanh Nghiệp phải thực thi, nên không hề cho rằng Doanh Nghiệp phải bỏ tiền túi. Đó làchưa kể, khi góp vốn đầu tư vào đây, về trước mắt như lâu dài hơn, Doanh Nghiệp thu lại nhiều quyền lợi đặc biệtkhác. Theo ông Trần Ngọc Trung, trong xu thế cạnh tranh đối đầu và hội nhập lúc bấy giờ, việcthực hiện TNXH là yếu tố không hề không thực thi, thế cho nên Doanh Nghiệp phải nghĩ đến ngay từbây giờ. Ông Trung cho biết, kinh nghiệm tay nghề khi ít tiền những Doanh Nghiệp nên góp vốn đầu tư trước vào việcSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 19C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnnâng cao nhận thức cán bộ công nhân, sắp xếp tái tạo điều kiện kèm theo lao động, là những việclàm ngân sách thấp, nhưng có hiệu suất cao trong thời hạn ngắn. Còn về vĩnh viễn, việc góp vốn đầu tư đầyđủ để tiến tới nhận chứng từ SA8000 là việc cũng rất cần làm. 4. Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong nghành tiền lươngTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nghành nghề dịch vụ tiền lương là một trongnhững nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( CSR – CorporateSocial Responsibility ). Theo chúng tôi, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnhvực tiền lương là : Sự tự cam kết của doanh nghiệp trải qua việc kiến thiết xây dựng và triển khai hệ thốngcác lao lý về quản trị tiền lương, bằng những giải pháp quản trị thích hợp, công khai minh bạch, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp lý hiện hành ; Thực hiện những ứng xử trong quan hệ lao động nhằm mục đích tích hợp hài hoà quyền lợi củadoanh nghiệp, người lao động trên cơ sở cùng san sẻ quyền lợi đạt được trong hoạt độngsản xuất – kinh doanh thương mại. Thực hiện những trách nhiệm với người mua, người tiêu dùng, hội đồng, xã hộithông qua những hoạt động giải trí như đóng thuế không thiếu ( kể cả thuế thu nhập ), giảm ngân sách tiềnlương trên 1 đơn vị chức năng loại sản phẩm … Trong 1 số ít bộ quy tắc ứng xử CoC ( Code of Conduct ) có pháp luật về vấn đềtiền lương. Theo quy tắc ứng xử tại nơi thao tác của Thương Hội lao động công minh, ngườisử dụng lao động phải bảo vệ tiền lương mà họ trả cho người lao động thoả mãn nhữngnhu cầu tối thiểu cơ bản nhất của người lao động. Người sử dụng lao động sẽ trả chongười lao động, tối thiểu bằng mức lương tối thiểu theo lao lý của luật của nước sở tạihoặc mức lương phổ cập của ngành, hoặc ở mức cao hơn, và những phúc lợi khác theoquy định của pháp lý. Theo SA8000 của tổ chức triển khai SAI, lương tối thiểu phải phân phối nhucầu cơ bản cộng thêm 10 % tích luỹ … Nhìn chung, những lao lý về tiền lương trong cácbộ CoC về cơ bản giống nhau. Tổng hợp những lao lý trong bộ CoC, hoàn toàn có thể thấy nộidung đa phần của trách nhiệm xã hội trong nghành tiền lương gồm : Doanh nghiệp phải tuân thủ những pháp luật của pháp lý hiện hành của nước sở tạitrong yếu tố trả lương cho người lao động ( trả không thấp hơn mức lương tối thiểuchung hoặc của ngành ; không được khấu trừ lương người lao động do kỷ luật … ) Tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm tính công khai minh bạch, minh bạch, dễ tính, dễhiểu. Không được phân biệt đối xử khi trả lươngCác pháp luật về tiền lương, phúc lợi và thu nhập phát minh sáng tạo khác phải chi tiết cụ thể rõràng, phải phân phối đủ nhu yếu cơ bản cho người lao động. Doanh nghiệp phải bảo vệ triển khai trách nhiệm xã hội so với người lao độngtrên cơ sở những pháp luật của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội. Việc bảo vệ này phảiđược đề cập rõ trong thoả thuận hợp đồng lao động. Doanh nghiệp không được trốn tránhviệc này kể cả khi người lao động thi trợt những chương trình dạy nghề. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 20C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc TuấnGần đây, có 1 số ít quan điểm cho rằng thực thi trách nhiệm xã hội, trong đó có lĩnhvực tiền lương yên cầu phải có chứng từ như SA8000, WRAP, … Quan điểm này khôngđúng, bởi ngay cả khi một doanh nghiệp chưa có chứng từ vẫn hoàn toàn có thể triển khai tốt tráchnhiệm xã hội. Chẳng hạn, doanh nghiệp chỉ cần triển khai tốt những lao lý của pháp luậtlao động về tiền lương hay một nội dung được đề cập trên đã hoàn toàn có thể được coi là thực hiệntrách nhiệm xã hội trong nghành tiền lương. III. Những khó khăn vất vả của công ty khi vận dụng SA 8000.1. Khó khănThái độ hờ hững của doanh nghiệp. Hầu hết những doanh nghiệp ở Nước Ta đềunhìn nhận SA 8000 như một yếu tố xích míc với tiềm năng tạo cắt giảm ngân sách để tănglợi nhuận, không tương thích với tiềm năng kinh doanh thương mại. Không muốn bật mý những ghi chép kinh tế tài chính, đặc biệt quan trọng trong những doanh nghiệp tưnhân. Không có năng lực chi trả ngân sách vận dụng SA 8000. Đó là những ngân sách nhìn nhận, ngân sách thực thi những đổi khác để vận dụng SA 8000. Nhiều công ty muốn được giámđịnh công khai minh bạch nhưng không đủ ngân sách cho việc giám định. Cách biệt văn hóa truyền thống giữa người mua và nhà cung ứng. Do những pháp luật đạo đức củatừng công ty thường được những công ty đa vương quốc áp đặt một chiều so với những đơn vịgia công nên nội dung triển khai của những tiêu chuẩn không phản ánh được nhu yếu và giátrị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn vất vả trong vận dụng. Ít được ưu tiên, đặc biệt quan trọng trong những thời gian kinh tế tài chính xuống dốc. Ngay cả khi hệthống SA 8000 hứa hẹn đem lại doanh thu cao hơn về lâu bền hơn, nhưng nhiều công ty vẫnkhông muốn chi ra cho những nhu yếu trước mắt để triển khai SA 8000. Thực tế của hoạt động giải trí gia công gây ra nhiều khó khăn vất vả trong việc xác lập khốilượng việc làm giám sát. Các công ty đa vương quốc sẽ yên cầu tổng thể những nhà sản xuất vàđơn vị gia công thực thi theo tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng thực chất của hoạt động giải trí giacông đảm đương phần nhiều quy trình sản xuất khác nhau tại những doanh nghiệp độc lậplàm cho việc giám sát những hoạt động giải trí của doanh nghiệp trở nên khó khăn vất vả. SVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 21C huyên đề sâu xa GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn2. Thành quả của việc vận dụng SA 8000 mang lại. Khách hàng và người tiêu dùng tin rằng loại sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng đã đượcsản xuất trong một thiên nhiên và môi trường thao tác bảo đảm an toàn và công minh và tạo cơ sở để nâng caouy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trên thương trường. Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà sản xuất : Trong môi trường tự nhiên kinh doanh thương mại khi mà yếu tố xã hội ngày có nhiều ảnh hưởng tác động đếnhoạt động sản xuất kinh doanh thương mại của tổ chức triển khai thì SA Việc đưa vào vận dụng SA 8000 sẽmang lạI nhiều quyền lợi thiết thực cho những tổ chức triển khai mà đơn cử là : Lợi ích đứng trên quan điểm của người mua : Sử dụng mẫu sản phẩm được sản xuất từ một tổ chức triển khai có trách nhiệm cao so với cộngđồng và xã hội. 8000 chính là thời cơ để đạt được lợi thế cạnh tranh đối đầu, lôi cuốn nhiều người mua hơn vàxâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho Công ty cũng như những nhà quảnlý “ Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội ”. Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ giúp những tổ chức triển khai giảm được ngân sách tương quan đếntai nạn lao động, sức khỏe thể chất nghề nghiệp, … dẫn đến việc ngày càng tăng hiệu suất lao động. Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho Công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường laođộng. Cam kết rõ ràng về những chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty hoàn toàn có thể dễdàng lôi cuốn được những nhân viên cấp dưới được đào tạo và giảng dạy và có kỹ năng và kiến thức, đây là yếu tố được xem là “ Chìa khóa cho sự thành công xuất sắc ” đốI với mọi tổ chức triển khai. Cam kết của Công ty về bảo vệ phúc lợi xã hội cho người lao động sẽ làm tăngsự gắn bó và cam kết của họ so với công ty. Phần III. Ý kiến, giải phápI. Ý kiến đề xuấtHiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp không vận dụng tiêu chuẩn SA8000 vìvậy những công ty doanh nghiệp nên vận dụng tiêu chuẩn nàyII. Giải pháp kiến nghịCác công ty doanh nghiệp nên áp dung tiêu chuẩn SA8000 để lôi cuốn sự nhìnnhận, tin cậy và trung thành với chủ cỉa người lao động. Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 nhằm mục đích giúp doanh nghiệp cạnh tranh đối đầu công bằngIII. Kết luậnTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là yếu tố tương đối mới lạ với Nước Ta. Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về thiên nhiên và môi trường và những hậu quả tiêucực về xã hội do những doanh nghiệp gây ra, yếu tố trách nhiệm xã hội được đặt ra mộtcách cấp bách. Ở Nước Ta, việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàntoàn tương thích với tiềm năng của kế hoạch tăng trưởng bền vững và kiên cố. Để triển khai trách nhiệmSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 22C huyên đề nâng cao GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấnxã hội của doanh nghiệp ở Nước Ta, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hộivà việc triển khai xong hành lang pháp lý để thực thi nó là việc làm cấp thiết. Tài liệu tham khảo1. Bài giảng của thầy2. Tài liệu trên mạng : trang wed : crs.com.vn, dddn.com. vn3. Tham khảo tài liệu ở những công ty doanh nghiệpSVTH : Đoàn Thị Mỹ TrinhTrang 23
Từ khóa » Tiểu Luận Về Doanh Nghiệp Xã Hội
-
Luận Văn: Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
-
Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
-
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
-
Doanh Nghiệp Xã Hội ở Việt Nam - Thực Trạng Phát Triển Và Những ...
-
[Luận Văn 2019] Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Của Việt Nam Và ...
-
Doanh Nghiệp Xã Hội Tại Việt Nam định Hướng Và Phát Triển | Xemtailieu
-
Tiểu Luận: Trách Nhiệm Xã Hội Trong Kinh Doanh
-
Tải 5 Mẫu Tiểu Luận Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp HOT ...
-
[Luận Văn] Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội
-
[PDF] DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM - British Council
-
Doanh Nghiệp Xã Hội Là Gì? Thực Trạng Doanh Nghiệp Xã Hội ở Việt ...
-
Tiểu Luận Trách Nhiệm Xã Hội – điển Cứu Của Công Ty Whole Foods ...
-
[PDF] Sách "Điển Hình Doanh Nghiệp Xã Hội Tại Việt Nam" - British Council
-
Top 6 Tiểu Luận Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp PDF