Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Luật
Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.59 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTTRẦN THỊ MINH HIỀNDOANH NGHIÖP X· HéITHEO PH¸P LUËT VIÖT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCHÀ NỘI - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTTRẦN THỊ MINH HIỀNDOANH NGHIÖP X· HéITHEO PH¸P LUËT VIÖT NAMChuyên ngành: Luật Kinh tếMã số: 60 38 01 07LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCCán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦYHÀ NỘI - 2015LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu củariêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trongLuận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đãhoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đểtôi có thể bảo vệ Luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn!NGƯỜI CAM ĐOANTrần Thị Minh HiềnMỤC LỤCTrangTrang phụ bìa Lờicam đoanMục lụcDanh mục các từ viết tắtMỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃHỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI................. 71.1.Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội......................................... 71.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển doanh nghiệp xã hội................................. 71.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội .............................. 171.2.Pháp luật về doanh nghiệp xã hội................................................... 321.2.1. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với doanhnghiệp xã hội...................................................................................... 321.2.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội..................................... 34Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 37Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃHỘI Ở VIỆT NAM........................................................................... 382.1.Các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam... 382.1.1. Những quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanhnghiệp năm 2014 được ban hành ....................................................... 382.1.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội kể từ khi Luật Doanh nghiệpnăm 2014 được ban hành ................................................................... 402 .2 .Các vấn đề hạn chế của khung pháp luật về doanh nghiệpxã hội ................................................................................................. 522.2.1. Về hình thức pháp lý và phân loại doanh nghiệp xã hội.................... 532.2.2. Về huy động và quản lý vốn đến từ nguồn tài trợ nước ngoài........... 552.2.3. Về thực hiện chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội....... 562.2.4. Về khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp xã hội hoạt động............... 572.2.5. Về các thiết chế hỗ trợ doanh nghiệp xã hội...................................... 58Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 59Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀDOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI ........ 603.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ..... 603.1.1. Xây dựng khung pháp luật đồng bộ cho doanh nghiệp xã hộihoạt động ........................................................................................... 603.1.2. Mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xã hội....................... 623.1.3. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp xã hội.... 633.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và hỗ trợ hoạtđộng của doanh nghiệp xã hội......................................................... 653.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội .................... 653.2.2. Quy định chi tiết về chính sách hỗ trợ và ưu đãi phát triển củaNhà nước đối với doanh nghiệp xã hội .............................................. 683.2.3. Về tổ chức thực hiện pháp luật doanh nghiệp xã hội......................... 71KẾT LUẬN .................................................................................................... 75DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 78DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCSIPTrung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồngCSRTrách nhiệm xã hội doanh nghiệpDNCIDoanh nghiệp công íchDNNNDoanh nghiệp nhà nướcDNXHDoanh nghiệp xã hộiDNhXHDoanh nhân xã hộiHTXHợp tác xãNGONon-Governmental Organization - Tổ chức phi chính phủOECDTổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếTNHHTrách nhiệm hữu hạnMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCùng với mức tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong những năm gầnđây, sự gia tăng các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam cũng trở thànhmối lo ngại lớn: khoảng 15 triệu người sống dưới mức nghèo đói, hơn 180nghìn người nhiễm HIV, 5 triệu người khuyết tật, 3 triệu trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn… [23]. Những vấn đề xã hội cấp thiết trên cộng với sự khiếmkhuyết trong hoạt động thị trường, sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụcông của nhà nước và sự hạn chế về nguồn lực tài chính bền vững cũng nhưnhân sự điều hành chuyên nghiệp của các tổ chức xã hội truyền thống. Trongbối cảnh ấy, Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một giải pháp phù hợp cho bàitoán khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường hướng tới sự phát triểnổn định và bền vững. Có thể nói Doanh nghiệp xã hội chứa đựng sự linh hoạt,sáng tạo và phù hợp với cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn, khả năngđộc lập về doanh thu, đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh có đạo đứcvà quan trọng hơn là cung cấp những dịch vụ, hoạt động cần thiết cho xã hộinhưng ít người dám làm.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục cải thiệnmôi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa nền kinh tế, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc Hội thôngqua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Đây là đạo luật cónhiều quy định mới mang tính đột phá, khuyến khích doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế phát huy tính sáng tạo, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh,và phát triển bền vững. Một trong những điểm mới nổi bật của Luật Doanhnghiệp năm 2014 là sự công nhận và khuyến khích phát triển của Nhà nước đốivới một mô hình doanh nghiệp mới, doanh nghiệp xã hội (Social1enterprise/ Entrepreneur - DNXH). Với những ưu điểm không thể bác bỏđược, cộng với đóng góp lớn cho cộng đồng, DNXH đang là mô hình pháttriển rộng khắp trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển ởTây Âu và Bắc Mỹ... Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay mô doanh nghiệp nàychưa được nhiều người biết tới và ít nhận được sự đầu tư, phát triển từ nhànước và các tổ chức khác. Những khó khăn trên chủ yếu xuất phát từ địnhhướng của Nhà nước cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Đặcbiệt là khung pháp lý vững chắc để cho các DNXH thành lập và hoạt động.Mới chỉ có một điều luật quy định về khái niệm DNXH mà chưa có nhữngquy định cụ thể về thủ tục thành lập DNXH, cơ chế quản lý, hoạt động, lĩnhvực ngành nghề mà DNXH được phép hoạt động, các vấn đề liên quan đếngiải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chuyển quyền sở hữu đối với mô hìnhdoanh nghiệp này,… Điều này dẫn đến việc DNXH mặc dù đã được manh nha rađời ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX tuy nhiên cho đến hiện nayphát triển rất chậm, đóng góp vào sự phát triển xã hội chưa tương xứng với kìvọng của xã hội.Mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra được một khuôn khổpháp lý ban đầu cho tổ chức và hoạt động của DNXH, song vẫn còn nhiều vấnđề pháp lý có liên quan đến vấn đề xác định vị trí của DNXH trong số các chủthể kinh doanh và chính sách của Nhà nước đối với loại doanh nghiệp này hiệncòn bỏ ngỏ và cần phải làm rõ. Lần đầu tiên chúng ta quy định một mô hìnhdoanh nghiệp mặc dù đã hình thành từ lâu nhưng còn tương đối mới lạ về mặtpháp lý. Thêm vào đó lĩnh vực hoạt động của DNXH còn gặp rất nhiều khókhăn trên thực tế do đó, ít người dám làm, dám đầu tư. Cơ chế chính sách,khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của DNXH còn chưa được hìnhthành một cách bài bản. Hiện nay, trong Luật Doanh nghiệp 2014 mới chỉ códuy nhất một điều luật quy định về DNXH mà chưa có bất2kỳ văn bản hướng dẫn thi hành có liệu lực nào, trong giai đoạn hiện nay,Chính phủ đang dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết về Luật Doanh nghiệpnăm 2014 trong đó có hướng dẫn về DNXH. Tuy nhiên văn bản này cho đếnthời điểm hiện tại chưa được ký ban hành nên các quy định về DNXH vẫnđang còn rất thiếu. Các hướng dẫn cụ thể về thủ tục thành lập, mô hình quảntrị, đầu tư, vốn góp, việc chấm dứt hoạt động, phá sản của DNXH như thếnào?... vẫn chưa được quy định. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài"Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩluật học.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiDoanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp đã được hình thành từlâu, và cũng đã phát triển ở Việt Nam trong một thời gian nhất định. Nhữngđóng góp cho xã hội của DNXH là không thể phủ nhận, chính vì vậy nghiêncứu về tổ chức và hoạt động của DNXH đã được rất nhiều người đề cập đến.Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:- Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) với nghiên cứu về: Kháiniệm Doanh nghiệp xã hội.- Khảo sát về doanh nghiệp xã hội đăng trong "Báo cáo kết quả khảosát doanh nghiệp xã hội Việt Nam" năm 2011 của Trung tâm hỗ trợ sáng kiếncộng đồng (CSIP) và Hội đồng Anh Việt Nam;- Công trình: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnhvà Chính sách năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP);Nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp xã hội, đặc biệt làpháp luật về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện naycòn rất hạn chế, mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý vềdoanh nghiệp xã hội. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đầu tiên như:3- TS. Phan Thị Thanh Thủy với bài viết: Những vấn đề pháp lý vềDoanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 đăng trên tạp chí Dân chủvà pháp luật, số 6/2015.- ThS. Vũ Thị Hòa Như với bài viết: Hoàn thiện quy định pháp luậtViệt Nam về doanh nghiệp xã hội, Tạp chí Luật học, số 3/2015.Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh nhấtđịnh của mô hình phát triển doanh nghiệp xã hội dưới góc độ pháp lý. Tuynhiên, cho đến hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận vănthạc sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề pháp luật vềdoanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc tác giả chọn đề tài"Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam" với mong muốn làm sángtỏ lý luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về DNXH ở ViệtNam và đóng góp những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về DNXH.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuĐề tài có mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luậtvề doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hìnhdoanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ chủyếu như sau:- Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của mô hình doanh nghiệp xã hội, vềlịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới và đặcbiệt ở Việt Nam từ trước tới nay. Nghiên cứu về sự cần thiết của việc ban hànhkhung pháp luật về doanh nghiệp xã hội, khái niệm của pháp luật về doanhnghiệp xã hội.4- Nghiên cứu về các nội dung chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệpxã hội, thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó rút rađược những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của pháp luật về doanh nghiệpxã hội, chỉ ra được những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.- Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanhnghiệp xã hội và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của doanhnghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuĐề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về tổchức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanhnghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu vềthực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.4.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của đề là các quy định của pháp luật về doanhnghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, về địa bànnghiên cứu đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước, thời gian nghiên cứu từnăm 2010 đến nay.5. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thểnhư phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoàira, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quanđến đề tài.6. Tính mới và những đóng góp của luận vănĐây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩluật học về các vấn đề liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt5Nam hiện nay. Đề tài giải quyết những nội dung cơ bản thuộc về lý luận vàthực tiễn của pháp luật về doanh nghiệp xã hội là: các khái niệm, đặc điểmcủa doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực trạngpháp luật về DNXH Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề tài cũng đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội và nâng cao hiệu quả tổchức và hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp này.Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiêncứu và học tập của các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học, việc học tập củasinh viên, học viên chuyên ngành luật kinh tế....7. Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:Chương 1: Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội và pháp luậtvề doanh nghiệp xã hội.Chương 2: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.6Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘIVÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển doanh nghiệp xã hội* Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giớiTheo nghiên cứu của MacDonald M. & Howarth C. (2008), mô hìnhDNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, khi Đại dịch (GreatPlague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởngcông nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thấtnghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó,Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tàichính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho1.700 công nhân. Ngay từ khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theođuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹtừ thiện [32, tr.9].Ra đời lần đầu tiên ở Anh, với những ưu điểm của nó, mô hình DNXHđã lan rộng ra nhiều nước tư bản ở Châu Âu và Châu Mỹ và phát triển ngàycàng mạnh mẽ. Sự hình thành và phát triển của DNXH ở các quốc gia này hỗ trợmột cách đáng kể vào các chính sách an sinh xã hội của nhà nước trong thờikỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.Như vậy, DNXH lần đầu tiên xuất hiện tại Anh do những nhu cầu nhấtđịnh về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội đốivới người nghèo, người khuyết tật. Cho đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cácDNXH ở Anh đã phát triển một cách tương đối và trong số các DNXH ở quốcgia này thì thường được phân thành hai nhóm như sau:(i) Nhóm thứ nhất, là một số người giàu có thay đổi quan điểm của họ7trong hoạt động từ thiện. Theo quan điểm của những người này thay cho nhữngkhoản đóng góp vật chất dễ gây nên tâm lý ỷ lại, lười biếng và "nhàn cư vi bấtthiện" ở tầng lớp dân nghèo, họ chuyển sang các chương trình cung cấp việclàm để nhóm này học việc và có thể duy trì công việc cũng như thu nhập củamình, trở thành "những thành viên hữu ích của quốc gia". Cách thức tiếp cậnnhư vậy, dẫn đến việc ra đời một số mô hình doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạtđộng của các quỹ, các chương trình dành cho người nghèo, người khuyết tật.Những chương trình hỗ trợ như vậy, được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, củacác nhà tư sản lớn. Từ đó tạo nên những DNXH đầu tiên trên thế giới.(ii) Nhóm thứ hai, đối với một số đối tượng khác có quan điểm khác vềphúc lợi xã hội và hỗ trợ cộng đồng. Theo đó, trong giai đoạn này ở Anh, xuấthiện các mô hình cho phép người lao động có nhiều quyền hơn trong ký kếthợp đồng lao động và lần đầu tiên họ có khả năng làm chủ kế hoạch kinhdoanh cũng như phân phối lợi nhuận. Sự phát triển của mô hình này dẫn đếnviệc ra đời của các Hợp tác xã (Co-op), hội ái hữu (Provident Society), làngnghề (Industrial Society) đã thực hiện phân phối lợi nhuận và cung cấp phúc lợicho toàn bộ cộng đồng, cũng như trao quyền biểu quyết về quản lý tổ chức vàkinh doanh cho tất cả thành viên [32, tr.13-15].Đến đầu thế kỷ 20, hoạt động của các DNXH có phần giảm sút khi chủthuyết kinh tế Keynes lên ngôi từ sau cuộc Đại suy thoái (1929-1933), cổ vũ chovai trò can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế; và cũng nhờ đó, một loạt môhình Nhà nước phúc lợi đã ra đời ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau Thế chiến II.Trong thời hiện đại, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và pháttriển mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới, bên cạnh đó là sự tác động củaChiến tranh lạnh và đối đầu Đông - Tây. Do đó, ở các quốc gia Phương Tây,chính sách xã hội đặc biệt được quan tâm, coi đây là mũi nhọn trong việcđảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.8Trong giai đoạn này, các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình thànhnên một phong trào rộng khắp có diện mạo như ngày nay sau những chínhsách kinh tế của nước Anh vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Trong giai đoạnnày, ở Anh chủ trương thu hẹp lại vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhànước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã hội. Nhà nước tư sảnphương Tây trong giai đoạn này đã rút dần ảnh hưởng trong lĩnh vực công, xãhội hóa nhiều hoạt động phúc lợi, từ thiện. Từ đó dẫn đến sự phát triển của cácDNXH trong giai đoạn này.Về cơ bản có thể thấy, các vấn đề về dịch vụ công và phúc lợi xã hộivốn luôn được thừa nhận rộng rãi như một trong các chức năng cơ bản củaNhà nước, Nhà nước khi được ra đời cần phải thực hiện hai chức năng cơ bản làbảo vệ và quản lý xã hội, trong đó quản lý xã hội bao gồm thực hiện cả nhữngyếu tố phúc lợi xã hội và dịch vụ công như hỗ trợ người nghèo, người khuyếttật, người yếu thế trong xã hội khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau thập niên80 của thế kỷ XX Chính phủ của nhiều nước Phương Tây đều thực hiện chứcnăng này thông qua các tổ chức dân sự và tư nhân bằng hình thức đấu thầu vàthuê ngoài. Hoạt động xã hội hóa các hình thức dịch vụ công và phúc lợi xãhội khác cho thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với việc nhà nước trực tiếp thực hiệnhoạt động này.Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh rakhỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô vàtầm ảnh hưởng toàn cầu. Hiện tại không có số liệu chính xác bao nhiêuDNXH đang hoạt động tại bao nhiêu quốc gia bởi mô hình khái quát vềDNXH tuy đã được công nhận thức một cách rộng rãi, nhưng đi vào nộidung, tiêu chí cụ thể để định nghĩa, phân loại DNXH lại có nhiều quan điểmkhác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từngnước, và thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ. Mặc dù9vậy, qua các tài liệu nghiên cứu, có thể nói DNXH đang hoạt động mạnh mẽở tất cả các khu vực trên thế giới từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc đến Mỹ La-tinh,Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á. Không ít quốc gia đã banhành văn bản pháp lý riêng về DNXH và tạo lập được các mạng lưới có tổchức để tập hợp, chia sẻ và kết nối lên tới hàng nghìn DNXH ở phạm vi trongnước cũng như quốc tế.Theo nghiên cứu của tác giả Jane wei-Skillern, Jamese.Austin HermanLeonard và Howard Stevenson trong cuốn sách Doanh nghiệp xã hội trongkhu vực xã hội thì ngoài mô hình của Anh, còn có các mô hình DNXH khácnhư các mô hình hợp tác truyền thống ở Tây Ban Nha, Italia và Phần Lan:Các hợp tác xã công nghiệp và nông nghiệp.Tại Italia: Có hơn 15,000 doanh nghiệp xã hội hoạt động, tạo việc làmcho rất nhiều công nhân.Doanh nghiệp xã hội tại Pháp: giúp những người thất nghiệp dài hạnhoặc bị cô lập về mặt xã hội trở lại làm việc.Ở châu Á nơi DNXH xuất hiện muộn và hình thành một cách dè dặthơn. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp xã hội đã được hình thành ở khuvực này như:Tại Hồng Kông mô hình DNXH được hình thành chủ yếu tập trung vàohỗ trợ hòa nhập và đào tạo cho người thất nghiệp. Nhu cầu xây dựng Doanhnghiệp xã hội từ cấp cơ sở lên.Trung tâm tạo nguồn Doanh nghiệp xã hộiHồng Kông thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và đào tạo.T ạ i Th á i L a n , C h í n h p h ủ t h à n h l ậ p Vă n p h ò n g P h á t t r i ể n d o a n hnghiệp xã hội Thái Lan (có văn phòng, ngân sách riêng). Chiến lược hỗ trợ:nâng cao nhận thức và năng lực, xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp, kết nốinguồn lực.Ước tính Thái Lan có 116.298 doanh nghiệp xã hội thuộc 6 nhóm10chính: Doanh nghiệp xã hội dựa vào cộng đồng (HTX, tổ chức tài chính địaphương…); Doanh nghiệp xã hội do nước ngoài thành lập/ hỗ trợ; Doanh nghiệp xãhội do nhà nước thành lập; Doanh nghiệp xã hội do Doanh nhân xã hội thànhlập; Doanh nghiệp xã hội do doanh nghiệp lập; Tổ chức khác.Mạng lưới doanh nghiệp xã hội Châu Á được thành lập với mục tiêu làthúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp xã hội châu Á trong việc đưara và nhân rộng các giải pháp cho các thách thức ngày càng gia tăng và phứctạp trong khu vực, cụ thể mạng lưới đang ưu tiên cho 4 nhiệm vụ chính sau:Xây dựng mạng lưới, chia sẻ kiến thức và quan hệ đối tác; Nâng cao năng lực;Tạo điều kiện tiếp cận thị trường; Thúc đẩy nguồn vốn để nâng caotác động xã hộiỞ Châu Mỹ, DNXH được du nhập từ Anh Quốc và phát triển tương đốimạnh mẽ. Tại Mỹ có hơn 195.000 tổ chức nộp đơn là tổ chức từ thiện côngcộng (tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến nghệ thuật, giáo dục, y tế chăm sóc,dịch vụ con người, và phục vụ cộng đồng,…). Hơn 100 triệu người Mỹ là thànhviên của doanh nghiệp xã hội. Công đoàn tín dụng là hợp tác xã phổ biến nhất$ 629 tỷ tài sản (đại diện cho một sự gia tăng gấp 100 lần kể từ khi năm 1960)[34, tr.33].* Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam- Thời kỳ trước đổi mới 1986"Doanh nghiệp xã hội" là thuật ngữ mới xuất hiện tại Việt Nam vàocuối thế kỉ XX. Trong cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước là chủ thể duy nhất cótrách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội được phân phối tới người dân. Sự hìnhthành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoànthanh niên... luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lýnhà nước và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt độngcộng đồng. Trong thời kỳ này, các loại hình tổ chức xã hội độc lập với11nhà nước như các tổ chức phi chính phủ (NGO) không được phép hoạt động ởViệt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được côngnhận là hai thành phần kinh tế chủ đạo của đất nước.Trong bối cảnh ấy, hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức kinh tế-xãhội phù hợp duy nhất được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt củaxã viên theo tinh thần cộng đồng: hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. HTXđược coi là một tổ chức thuộc sở hữu cộng đồng, đồng thời là một đơn vị kinh tếđộc lập. Nhiều HTX ra đời với mục đích tương trợ các hội viên có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn như HTX thương binh, HTX của người khuyết tật... Cácmô hình này đã có những hỗ trợ rất tích cực và hiệu quả cho các đối tượngthuộc chính sách xã hội nói trên góp phần làm giảm gánh nặng đối với chínhsách an sinh xã hội của nhà nước cho nhóm đối tượng này. Chính vì vậy,HTX có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất ở Việt Nam.Việc phát triển các HTX, đặc biệt là HTX trong lĩnh vực đảm bảo chính sách ansinh xã hội đối với một số nhóm đối tượng yếu thế, đảm bảo quá trình góp sứclao động, góp của cải vật chất làm ăn chung, dưới sự hỗ trợ của nhà nước gópphần quan trọng vào việc hình thành nên một mô hình DNXH đầu tiên ở ViệtNam.Với tính chất như vậy, trong số các HTX ra đời trong giai đoạn này,chúng ta thấy bên cạnh các HTX mang tính sản xuất là chủ yếu như HTXnông nghiệp, HTX tiểu thủ công nghiệp... thì một số không nhỏ được thànhlập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho những đối tượng yếu thế của xã hội,chủ yếu là người khuyết tật. Hầu hết các HTX của người khuyết tật hoạt độngtrong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, như mây tre, đan thêu, may mặc... bởiđây được coi là những việc làm phù hợp với sức khỏe và điều kiện lao độngcủa họ. Đây là đặc trưng điển hình của một DNXH mà các HTX này đã có.Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mô hình mang tính chất tương tự như các12DNXH. Còn trong giai đoạn này, ở Việt Nam chưa có khái niệm DNXH cũngchưa thực sự có DNXH nào được thành lập và hoạt động trên cơ sở các chủtrương, chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.- Giai đoạn Đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010Ở Việt Nam, mặc dù trong các giai đoạn trước DNXH đã bắt đầu xuấthiện dưới hình thức HTX từ rất lâu, nhưng các doanh nghiệp mang tính chấtxã hội với mục tiêu xã hội và có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của mô hìnhDNXH chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi chính sách đổi mới được thực hiện vàonăm 1986. Đây là cột mốc đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới làkinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ. Nhờđó, vai trò chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổicác dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển.Thời kỳ Đổi mới đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế củaViệt Nam. Đặc biệt là chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa cácgiao lưu kinh tế, dẫn đến việc các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàvốn viện trợ phát triển đối với Việt Nam tăng nhanh chóng. Sự gia tăng của cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đã thổi một luồnggió mới vào các quan hệ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này. Các mô hìnhdoanh nghiệp mới được du nhập, các cách thức quản trị mới từ nước ngoàiđược áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp hoạt động philợi nhuận, hoạt động vì mục tiêu xã hội đã theo chân các nhà đầu tư nước ngoàivào Việt Nam, đem lại những phúc lợi xã hội rất lớn cho xã hội Việt Nam giaiđoạn này.Đây là giai đoạn nhà nước có nhiều chính sách cởi mở, tạo lập khungkhổ pháp lý cho sự phát triển các tổ chức kinh tế và xã hội ngoài nhà nước.Các chính sách này đã giúp các tổ chức và doanh nghiệp phát triển cộng đồng13thực sự nở rộ. Số liệu thống kê cho thấy có tới hơn 1.000 tổ chức NGO, 320hiệp hội hoạt động cấp quốc gia và 2,150 hội hoạt động trên nguyên tắc tựnguyện và tự chủ ở trung ương và địa phương. Hầu hết tất cả các tổ chức nàynhận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức NGO quốc tế và nhà tài trợ để duy trì hoạtđộng và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hàngnghìn tổ chức có tính cộng đồng như nhà văn hóa, câu lạc bộ và mảng phụtrách hoạt động kinh doanh thuộc các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng (vídụ: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người tàn tật, v.v.) và hàng nghìn đơn vịsự nghiệp đang thực hiện chức năng cung cấp phúc lợi xã hội của nhà nước (manglại các dịch vụ công cộng như quản lý chất thải, nguồn nước, v.v.). Các tổ chứcnày đều có một số đặc điểm của DNXH và có khả năng chuyển thành DNXHtrong tương lai [32, tr.31].Cùng với quá trình mở cửa và đổi mới toàn diện, nhà nước cũng thựchiện cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công theo hướng xã hội hóa, kêu gọi sựđầu tư và tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân và tập thể vào việcchia sẻ gánh nặng cung cấp các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực giảmnghèo, giáo dục và chăm sóc y tế. Số lượng lớn các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóanghệ thuật ngoài công lập ra đời theo định hướng chính sách này đã phầnnào giải quyết các vấn đề xã hội và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.Nhìn chung, giai đoạn Đổi mới là điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngoài nhà nước, trong đó có DNXH.Tuy nhiên, sự tách biệt hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội cả trong tưduy lẫn hoạt động thực tế đã hạn chế sự ra đời của mô hình hỗn hợp nhưDNXH. Khi nói đến doanh nghiệp người ta chỉ nói đến lợi nhuận tài chínhthuần túy, còn các hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp thường chỉ mangdấu ấn cá nhân và được hiểu với ý nghĩa từ thiện đơn thuần. Trong khi đó, các tổchức xã hội thường được xếp cùng loại với các tổ chức từ thiện nhân đạo,14dựa vào nguồn lực huy động từ các nhà hảo tâm bên ngoài, điều này khôngnhững kìm hãm năng lực sáng kiến xã hội mà khiến cho các DNhXH có rất ítsự lựa chọn hoặc hoạt động như tổ chức xã hội từ thiện, hoặc như một doanhnghiệp thông thường. Giai đoạn này đã xuất hiện những doanh nghiệp xã hộikhá điển hình, hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng như Trường Hoa Sữa,Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Công ty TNHH Mai Handicrafts tại TP. Hồ ChíMinh… Các DNXH trong giai đoạn này tuy còn ít, phương thức hoạt động chưa hiệuquả, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động còn thiếu tuy nhiên cũng chothấy tiềm năng rất lớn cho sự hình thành và phát triển của DNXH ở Việt Nam,tạo ra những chương trình hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo chính sách xã hội rất tốt.- Từ năm 2010 đến naySau 25 năm phát triển kinh tế kể từ sau Đổi mới, Việt Nam đã cóbước phát triển rất nhanh và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thườngxuyên đạt từ 7-8%, nền kinh tế được phát triển toàn diện, thu nhập bình quânđầu người tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc ViệtNam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới dẫn đếnviệc thay đổi chính sách hỗ trợ nhân đạo và phát triển xã hội của các quốc giavà tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Điển hình là các chương trình hỗ trợ nhânđạo, viện trợ phát triển (ODA) đối với Việt Nam đã bị cắt giảm, thậm chídừng hoàn toàn. Một số quốc gia đã bày tỏ việc dừng nguồn vốn ODA choViệt Nam.Việc dừng các chương trình hỗ trợ phát triển, hỗ trợ xã hội từ các nguồnvốn nước ngoài, cộng thêm với việc ngân sách nhà nước dành cho an sinh xãhội, hỗ trợ xã hội đang còn rất hạn chế. Điều này đã đặt ra cho Việt Nam mộtthách thức để có thể đạt được các giải pháp tốt về an sinh xã hội. Trong khi đó,việc huy động tài trợ và vốn từ cộng đồng ở Việt Nam còn khá hạn chế.15Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển mô hình DNXH phục vụcho các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội ở Việt Nam trong giai đoạnhiện này là điều rất cần thiết. DNXH như một hướng giải quyết mới, một môhình tổ chức thay thế phù hợp với bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Thế mạnhcủa DNXH là áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên những nguyên tắc vàđộng lực của thị trường để giải quyết chính những thất bại của thị t r ư ờ n g v àc á c v ấ n đ ề x ã h ộ i . Nó i c á c h k h á c , D N X H g i ả i q u y ế t đ ư ợ c c ả h a i mục đích xãhội và kinh tế, trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu chủ đạo, đạt được mụctiêu kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội ở qui mô lớn hơn mộtcách bền vững.Theo tài liệu được Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh vàTrung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng công bố thì các DNXH ở giai đoạnnày xuất phát từ 3 nhóm chính sau đây:Các tổ chức phi chính phủ (None Goverment Oganization - NGO):chuyển đổi chiến lược hoạt động của tổ chức, hoặc thành lập một DNXHthành viên nhằm: (1) tìm kiếm thu nhập để làm tăng nguồn quỹ tài trợ; và (2) Sửdụng và quản lý nguồn lực trong lĩnh vực cung cấp phúc lợi xã hội hiệu quảhơn dựa trên cơ chế mang tính thị trường.Nhóm các doanh nghiệp theo đuổi các giá trị kép (shared value): Đây làkhái niệm mà ở đó việc tạo ra các giá trị kinh tế được thực hiện theo cách mà nócũng đồng thời tạo ra các giá trị cho xã hội, thông qua việc đáp ứng được nhucầu và các thách thức xã hội. Ở đây, giá trị kép không phải là trách nhiệm xãhội, từ thiện hoặc thậm chí là vì mục tiêu phát triển bền vững, nó là một cáchmới để tạo ra các thành công về kinh tế. Các giá trị xã hội được đưa vào chuỗi giátrị cốt lõi của doanh nghiệp như một thành tố không thể thiếu trong năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này về cơ bản mang những đặctrưng nhất định của DNXH ở mặt thực hiện trách nhiệm xã16hội, từ thiện hoặc vì các mục tiêu khác. Nhưng đồng thời nó cũng là nhữngdoanh nghiệp ban tính lợi nhuận, thể hiện ở việc đem lại lợi luận cho thươngnhân kinh doanh.N h óm c á c D NX H m ớ i : S a u k h i k h á i n i ệ m D N X H đ ư ợ c g i ớ i t h i ệ uvào Việt Nam trong một vài năm gần đây và được khuyến khích, hỗ trợ bởi cáctổ chức trung gian đóng vai trò phát triển DNXH như CSIP và Spark, nhiều cánhân đã khởi nghiệp bằng cách thành lập các DNXH, có thể hoạt đ ộ n g d ư ớ i nh i ề u h ì n h t h ứ c k h á c n h a u ( NG O h o ặ c c ô n g t y T N H H , C P ) . C á c doanh nghiệpnày ngay từ đầu khi xuất hiện đã có đầy đủ các đặc điểm của DNXH và có sứmạng của một DNXH. Đây là một mô hình mới mà trong thời gian gần đâycùng với sự ngày càng hoàn thiện của chính sách liên q u an đ ến d o an h n g h i ệpn à y n ên n g à y c àn g n h i ều d o an h n g h i ệp đ ược t h àn h lập và phát triển [32,tr.21].Trong giai đoạn này các mô hình DNXH mới đã được hình thành và cóchiến lược phát triển khá bền vững, có các chương trình hỗ trợ cộng đồng, xãhội một cách hoàn chỉnh như: DNXH Tò he, Nhà hàng Koto....1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hộiVề mặt bản chất doanh nghiệp xã hội tự thân nó là một mô hình kinhdoanh đặc thù được thành lập từ sáng kiến cộng đồng, các sáng kiến này bắtnguồn từ nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy DNXH rất năng động và luôn cậpnhật được nhu của xã hội, điển hình là việc các DNXH chủ yếu phát triểntrong các lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội hoặc từ thiện mà không đặt nặngvấn đề lợi nhuận. Nếu như sử dụng nhận thức xã hội thông thường về doanhnghiệp để đưa ra khái niệm DNXH thì sẽ không thể nào nêu bật được nội hàmcủa khái niệm này. Bởi lẽ ở DNXH có rất nhiều đặc điểm, trong đó có đặcđiểm về tính chất không tối ưu hóa lợi nhuận mà hoàn toàn khác với các17doanh nghiệp kinh doanh thông thường khác. Về khái niệm DNXH không chỉở Việt Nam mà ngay cả ở các xã hội hiện đại như các nước châu Âu, Mỹ...vẫn còn nhiều tranh cãi về bản chất và vai trò của DNXH trong số các chủ thểkinh doanh và trong các khu vực kinh tế. Ở Việt Nam, DNXH là khái niệmhoàn toàn mới mẻ về phương diện pháp lý, cho đến năm 2014 hình thức nàymới chính thức được quy định trong Luật Doanh nghiệp, mặc dù trên thực tếDNXH đã và đang tồn tại và hoạt động từ những năm 1990, cho đến nay với sốlượng DNXH đã lên đến hàng trăm [24].Về cơ bản trên thế giới hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về kháiniệm DNXH mà chủ yếu nguyên nhân của sự khác nhau này là xuất phát tựnhững sự khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm này. Chính phủ Anh trongChiến lược phát triển DNXH năm 2002 đã đưa ra định nghĩa về DNXH xuất pháttừ tính chất mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp này và đồng thời nhấn mạnhđến yếu tố không tối ưu hóa lợi nhuận của DNXH. Theo đó: "DNXH là một môhình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sửdụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đahóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu" [35, tr.7].Về cơ bản, cách định nghĩa này rất toàn diện, bám sát những đặc điểm cơbản của DNXH. Một là, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác DNXHcũng có hoạt động kinh doanh (business). Như vậy, về bản chất này DNXHcần được hiểu như một mô hình, phương án, giải pháp có và thông qua hoạtđộng kinh doanh hơn là ràng buộc DNXH vào hình thức công ty xơ cứng, vốnsuy cho cùng cũng chỉ là công cụ tổ chức. Hai là, một đặc trưng nổi bật kháccủa DNXH mà không có ở các loại hình doanh nghiệp khác đó là ở tính xãhội. Theo đó, DNXH có mục tiêu xã hội được đặt ra như một sứ mệnh cơ bản vàtrước tiên của việc thành lập tổ chức đó, điểm này là nội dung cơ bản để phânbiệt DNXH với các doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. DNXH18phải là tổ chức được lập ra vì mục tiêu xã hội. Ba là, về yếu tố phân phối lợinhuận của doanh nghiệp. Theo đó, nguyên tắc lợi nhuận được tái phân phối lạicho tổ chức hoặc cộng đồng, không phải cho cá nhân là đặc trưng của DNXHtheo cách định nghĩa này. Điều này cũng cho thấy điểm khác biệt giữa DNXH vàcác loại hình doanh nghiệp khác.Tổ chức OECD định nghĩa:DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thứcpháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổicùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấpcác dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị vànông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộngđồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường [32, tr.26].Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP của Việt Nam đưa raquan điểm:DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của cácdoanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vàomục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hộilàm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằmđạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế [28].Có thể nói khái niệm của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng vềDNXH là rất rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức này tuyển chọn, ươmtạo và phát triển phong trào DNXH vốn còn rất non trẻ ở Việt Nam.Theo quy định tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014 Việt Namhiện hành, DNXH được hiểu là một mô hình doanh nghiệp, lấy mục tiêu xãhội làm chủ đạo và phải cam kết dành đa số lợi nhuận cho các hoạt động mụctiêu xã hội này.Từ những sự phân tích trên, theo đó: "doanh nghiệp xã hội là một khái19

Tài liệu liên quan

  • Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và  doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam
    • 5
    • 1
    • 6
  • Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam
    • 109
    • 987
    • 5
  • Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam
    • 118
    • 578
    • 2
  • Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam
    • 87
    • 1
    • 31
  • Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam
    • 20
    • 384
    • 1
  • Giao kết và thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật việt nam Giao kết và thực hiện hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật việt nam
    • 87
    • 637
    • 3
  • Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quỹ phát triển nhà ở thành phố hồ chí minh Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quỹ phát triển nhà ở thành phố hồ chí minh
    • 102
    • 488
    • 10
  • Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quỹ phát triển nhà ở thành phố hồ chí minh (tóm tắt) Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quỹ phát triển nhà ở thành phố hồ chí minh (tóm tắt)
    • 26
    • 536
    • 2
  • Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật việt nam Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật việt nam
    • 83
    • 426
    • 2
  • Quản trị doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật việt nam hiện nay Quản trị doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật việt nam hiện nay
    • 93
    • 162
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(474.18 KB - 87 trang) - Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Về Doanh Nghiệp Xã Hội