Doanh Nghiệp Xã Hội Là Gì? Thực Trạng Doanh Nghiệp Xã Hội ở Việt ...
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp xã hội là một xu thế mới xuất hiện ở Việt Nam và có những phát triển không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Khác với các doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội đúng như tên gọi của nó, được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề xã hội hay môi trường thông qua các mô hình kinh doanh bền vững. Để hiểu rõ hơn về nội dung doanh nghiệp xã hội là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Khái niệm về doanh nghiệp xã hội là gì?
Mặc dù các doanh nghiệp xã hội (Tiếng Anh: Social Enterprise) đã xuất hiện từ lâu, thế nhưng vẫn chưa có định nghĩa pháp lý duy nhất về doanh nghiệp xã hội. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm phổ biến về doanh nghiệp xã hội trên Thế giới và tại Việt Nam:
Theo chính phủ Anh, doanh nghiệp xã hội là một mô hình kinh doanh được thành lập với mục đích thực hiện các mục tiêu xã hội, sử dụng lợi nhuận đạt được để tái đầu tư cho các mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng chứ không nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hay chủ sở hữu.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD), doanh nghiệp xã hội là các tổ chức hoạt động dưới các hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân để theo đuổi cùng lúc mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả nông thôn và thành thị cũng như cung cấp các dịch vụ cộng đồng trên các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục và môi trường.
Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (2014) lần đầu tiên ghi nhận mô hình doanh nghiệp xã hội và góp phần định hướng pháp lý cho mô hình này. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là các doanh nghiệp được thành lập theo đúng trình tự thủ tục với mục tiêu là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, sử dụng phần lớn lợi nhuận thu được để tái đầu tư cho doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra khái niệm đơn giản về doanh nghiệp xã hội: Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức hoạt động dựa trên các nguyên tắc kinh doanh nhằm giải quyết một cách bền vững các thách thức xã hội và / hoặc môi trường thông qua việc tạo ra các dòng doanh thu bền vững và tái đầu tư lợi nhuận vào việc tạo ra thay đổi xã hội tích cực.
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Lịch sử ra đời và quá trình phát triển doanh nghiệp xã hội
Mặc dù ý tưởng về các hệ thống kinh tế kết hợp lợi ích xã hội với 'tư duy doanh nghiệp xã hội' là rất mới nhưng cơ sở cho mô hình doanh nghiệp này thì có thể được bắt nguồn từ thế kỷ 17. Theo nghiên cứu của Mcdonald M & Howarth C năm 2008 thì mô hình doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên xuất hiện tại London nước Anh vào năm 1665. Mô hình này sau đó đã lan rộng sang các nước Mỹ, Bắc Âu suốt từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19.
Vào đầu thế kỷ 20, mô hình doanh nghiệp xã hội có xu hướng phát triển chậm lại do vị thế ưu việt của trường phái Keynes và cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản (1929-1939). Vào những năm 1980, mô hình doanh nghiệp xã hội bắt đầu phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra toàn thế giới. Trong ba thập niên trở lại đây, các doanh nghiệp xã hội đã vượt ra phạm vi khuôn khổ các quốc gia và ở châu Âu, lan rộng ra toàn thế giới và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội mới chỉ phát triển thời gian gần đây khi sự can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp giảm bớt, nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc gây ra các tác động về xã hội và môi trường. Hơn nữa, doanh nghiệp xã hội chỉ thực sự phát triển khi có khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động của mô hình doanh nghiệp này.
Bạn cần tài liệu tham khảo, hướng dẫn cách viết hoặc hỗ trợ & viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi - Đơn vị viết thuê luận văn trực tuyến uy tín hàng đầu để nhận được sự hỗ trợ ngay bây giờ!
Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội mang một số đặc điểm cơ bản được thừa nhận rộng rãi như sau:
Doanh nghiệp xã hội phải có hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp xã hội phải có hoạt động kinh doanh vì đây là nét đặc thù và là thế mạnh của doanh nghiệp xã hội so với các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, quỹ từ thiện chỉ đơn thuần nhận tài trợ và thực hiện các chương trình xã hội.
Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội phải cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp truyền thống trong cùng lĩnh vực để đem lại vị thế độc lập và tự chủ trong tổ chức và hoạt động của mô hình doanh nghiệp này. Mặc dù có thể doanh thu từ các hoạt động kinh doanh không thể bù đắp tất cả chi phí cho các mục tiêu xã hội và doanh nghiệp xã hội có thể dựa vào một phần nguồn tài trợ.Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược kinh doanh tốt, có lợi nhuận và bền vững là yêu cầu quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Doanh nghiệp xã hội có những đặc điểm là gì?
Doanh nghiệp xã hội phải đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu
Các doanh nghiệp xã hội cần tuyên bố các mục tiêu xã hội của mình một cách công khai, rõ ràng và minh bạch. Các doanh nghiệp xã hội được thành lập nhằm giải quyết các mục tiêu xã hội cụ thể, phục vụ cho cộng đồng hoặc một nhóm xã hội chứ không nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Trong khi các doanh nghiệp truyền thống sử dụng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc các giải pháp xã hội như một công cụ để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì các doanh nghiệp xã hội lại sử dụng hình thức kinh doanh như một công cụ để đạt được mục tiêu xã hội của mình.
Doanh nghiệp xã hội cần tái phân phối lợi nhuận
Với mô hình doanh nghiệp xã hội, lợi nhuận thu được cần tái phân phối trở lại cho các hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng. Yêu cầu tái phân phối lợi nhuận là tiêu chí để phân định rõ đặc điểm của doanh nghiệp “vì lợi nhuận” hay “vì xã hội”. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội không được phân phối lợi nhuận cho cá nhân, không thể coi mô hình kinh doanh này là con đường làm giàu.
Ngoài các đặc điểm tiêu biểu trên, doanh nghiệp xã hội còn có một số đặc điểm khác như: Cơ cấu sở hữu mang tính xã hội, phục vụ nhu cầu của nhóm đáy tháp xã hội (người nghèo, người yếu thế và nhóm người bị lề hóa), sáng kiến kinh doanh từ cơ sở, tính cởi mở và liên kết.
Phân biệt doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và NGO
Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp đặc thù nằm trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, được pháp luật nước ta công nhận. Chính vì thế, doanh nghiệp xã hội chắc chắn sẽ có bản chất và đặc điểm riêng biệt, khác với loại hình doanh nghiệp truyền thống cũng như các tổ chức tổ chức xã hội khác. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và các tổ chức xã hội:
Doanh nghiệp xã hội | Doanh nghiệp truyền thống | Các tổ chức xã hội (Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện) | |
Hình thức pháp lý | Doanh nghiệp xã hội | Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, tư nhân, hợp danh | NGO, NPO, quỹ từ thiện |
Động cơ | Sứ mệnh xã hội là chủ đạo | Tối đa hóa lợi nhuận | Lợi ích xã hội thuần túy |
Công cụ/ Giải pháp | Hoạt động kinh doanh | Chiến lược kinh doanh | Các chương trình thiện nguyện |
Hiệu quả | Tạo ra giá trị kinh tế và xã hội | Tạo ra giá trị kinh tế | Tạo ra giá trị xã hội |
Nguồn vốn | Kết hợp doanh thu và tài trợ | Doanh thu | Tài trợ |
Nguồn thu/ Sử dụng lợi nhuận | Tái đầu tư lợi nhuận trở lại tổ chức, mở rộng quy mô, phân phối cho cộng đồng | Chia sẻ toàn bộ lợi nhuận và cổ tức cho chủ sở hữu và cổ đông | Phục vụ trực tiếp các hoạt động xã hội |
Bảng so sánh doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp truyền thống và NGO
Thực trạng phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Tiến trình phát triển của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Chúng ta có thể chia quá trình phát triển của các doanh nghiệp xã hội theo 3 giai đoạn chính, cụ thể:
Doanh nghiệp xã hội giai đoạn trước đổi mới (1986)
Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội cho người dân, sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,…luôn đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của Đảng. Trong giai đoạn này, các tổ chức như tổ chức phi chính phủ NGOs không được phép hoạt động tại Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, các hợp tác được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của xã viên theo tinh thần cộng đồng như hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. Trong số các hợp tác xã ấy có một số được thành lập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho các đối tượng yếu thế của xã hội như người khuyết tật.
Doanh nghiệp xã hội giai đoạn 1986-2010
Đây là giai đoạn nhà nước ta có nhiều chính sách cởi mở, thành lập khung pháp lý cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế và xã hội.Giai đoạn đổi mới này là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức ngoài nhà nước, trong đó có cả doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, khi nói đến các doanh nghiệp người ta chỉ nghĩ đến lợi nhuận thuần túy còn các hoạt động cộng đồng chỉ mang dấu ấn cá nhân và mang ý nghĩa từ thiện đơn thuần.
Giai đoạn này đã chứng kiến sự xuất hiện của các doanh nghiệp xã hội điển hình, hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng như: Trường Hoa Sữa, nhà hàng KOTO (Hà Nội), Công ty TNHH Mai Handicrafts (TP HCM),…
Có thể nói, dù chưa thực sự nở rộ về số lượng và phát huy hết tiềm năng của mình nhưng các doanh nghiệp xã hội đã chứng minh khả năng kết hợp thành công mô hình kinh doanh vì mục tiêu phát triển xã hội.
Doanh nghiệp xã hội giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Trong giai đoạn này, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nền kinh tế đã dồi dào và chủ động hơn, tình trạng nghèo đói đã được cải thiện. Do đó, các tổ chức phát triển song phương như SIDA, Ford Foundation đã rút khỏi nước ta và việc giảm dần các nguồn vốn ODA tài trợ.
Trong bối cảnh đó, việc giới thiệu về doanh nghiệp xã hội được coi như một hướng giải quyết mới phù hợp với bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Thế mạnh của doanh nghiệp xã hội là giải quyết được hai mục đích xã hội và kinh tế, trong đó lấy mục tiêu xã hội làm chủ đạo và mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội ở quy mô lớn và bền vững.
Các doanh nghiệp xã hội giai đoạn này gồm ba nhóm chính là: Các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ), Nhóm doanh nghiệp theo đuổi các giá trị kép và nhóm các doanh nghiệp xã hội mới như công ty cổ phần, công ty TNHH.
Theo số liệu thống kê năm 2019, có hơn 60% số doanh nghiệp xã hội tham gia khảo sát đạt kinh doanh có lãi, 6% doanh nghiệp đạt mức hòa vốn và chỉ có 10% trên tổng số doanh nghiệp xã hội là thua lỗ. Cụ thể:
Thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam là gì?
Các loại hình tổ chức của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam là gì?
Tại Việt Nam, có 3 hình thức tổ chức doanh nghiệp xã hội, bao gồm:
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận (Non-profit social enterprise)
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận hoạt động dưới các hình thức như: Trung tâm, hội, quỹ của người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành,…Các doanh nghiệp này được phát triển lên từ nền tảng NGO. Điểm khác biệt của các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận với NGOs là họ có những giải pháp mang tính cạnh tranh cao để giải quyết các nhu cầu xã hội cụ thể nên có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của các cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội.
Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận có vai trò làm chất xúc tác để huy động nguồn lực từ cộng đồng nhằm cải thiện đời sống cho những người chịu thiệt thòi. Có thể chia các doanh nghiệp xã hội thành 3 loại chính:
Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và được bên thứ ba tài trợ.
Doanh nghiệp xã hội với mục tiêu đem hàng hóa, dịch vụ công tới những người chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương với mục tiêu đáp ứng nhu cầu và quyền của những người đang bị các mô hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua.
Doanh nghiệp xã hội tạo việc làm cho nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội như người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS,…là loại hình đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách lập thêm một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức với lợi nhuận được dùng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức.
Doanh nghiệp không vì lợi nhuận (Not-for-profit social Enterprise)
Loại doanh nghiệp này được hình thành với mục tiêu là sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội và mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được để sử dụng tái đầu tư hoặc mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp không vì lợi nhuận với các doanh nghiệp thông thường ở chỗ họ đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và thách thức trong lĩnh vực môi trường.
Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận (Social Business Ventures)
Các doanh nghiệp này đã nhìn ra cơ hội và chủ trương xây dựng doanh nghiệp mình với vai trò tạo động lực cho sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường. Đây cũng là điểm khác biệt của loại hình doanh nghiệp này so với các mô hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp vẫn tạo ra lợi nhuận và có cổ động thực không bị lợi nhuận chi phối.
Các doanh nghiệp xã hội có vai trò lớn trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường để đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững. Loại mô hình doanh nghiệp này cần được nhân rộng và phát triển ở nước ta hơn nữa. Hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm “doanh nghiệp xã hội là gì” đề cập trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích cho quá trình học tập cũng như viết luận văn.
Từ khóa » Tiểu Luận Về Doanh Nghiệp Xã Hội
-
Luận Văn: Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam, HAY
-
Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc
-
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
-
Doanh Nghiệp Xã Hội ở Việt Nam - Thực Trạng Phát Triển Và Những ...
-
[Luận Văn 2019] Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Của Việt Nam Và ...
-
Doanh Nghiệp Xã Hội Tại Việt Nam định Hướng Và Phát Triển | Xemtailieu
-
Tiểu Luận: Trách Nhiệm Xã Hội Trong Kinh Doanh
-
Tải 5 Mẫu Tiểu Luận Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp HOT ...
-
[Luận Văn] Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội
-
[PDF] DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM - British Council
-
BÀI TIỂU LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
-
Tiểu Luận Trách Nhiệm Xã Hội – điển Cứu Của Công Ty Whole Foods ...
-
[PDF] Sách "Điển Hình Doanh Nghiệp Xã Hội Tại Việt Nam" - British Council
-
Top 6 Tiểu Luận Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp PDF