Tiểu Luận: Trách Nhiệm Xã Hội Trong Kinh Doanh

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh doc Số trang Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 22 Cỡ tệp Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 146 KB Lượt tải Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 0 Lượt đọc Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 276 Đánh giá Tiểu luận: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 4 ( 3 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Văn hóa doanh nghiệp Hoạt động của công ty Môi trường doanh nghiệp đạo đức kinh doanh Mô hình kinh doanh Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp

Nội dung

GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................................... 3 1. Khái niệm trách nhiệm xã hội .................................................................................................................... 3 2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội .................................................................................................................... 3 3. Phát triển bền vững – mục tiêu thực hiện TNXH của doanh nghiệp .................................................................................................................... 5 4. Đạo đức và trách nhiệm xã hội .................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN TNXH TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................................... 8 1. Tình hình chung .................................................................................................................... 8 2. Các công cụ quản lý .................................................................................................................... 9 3. Một số thành công bước đầu .................................................................................................................... 10 4. Những tồn tại còn nổi cộm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục .................................................................................................................... 10 5. Một số ví dụ .................................................................................................................... 18 LỜI KẾT 1 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ........................................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 21 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế toàn cầu, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta cũng đang từng ngày gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, đó cũng là khởi nguồn gây ra một vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung: Trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, cũng như những gì mà guồng quay kinh tế khổng lồ ấy ảnh hưởng tới trong quá trình phát triển của nó. Những vấn đề đó đang ngày càng trở nên bức thiết, và cái giá phải trả sẽ là rất đắt nếu chúng ta không có hướng giải quyết một cách triệt để và kịp thời. Trách 2 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp đang là đề tài nóng bỏng hiện nay, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu về nó một cách đầy đủ, đúng đắn, và con số những chủ thể kinh doanh có thể thực hiện các quy định bảo đảm TNXH lại càng ít hơn nữa. “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh” cũng là chủ đề mà nhóm chúng em chọn làm tiểu luận lần này, vừa để tìm hiểu thêm kiến thức cho chính bản thân mình, vừa hy vọng có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như thực trạng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay một cách đúng đắn nhất, đồng thời đưa ra một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải cho vấn đề này. Dù đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất có thể nhưng do vấn đề rộng và kiến thức có hạn nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ dạy của thầy để bài làm được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị tham khảo. Chúng em xin cám ơn! Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm TNXH của doanh nghiệp: TNXH của doanh nghiệp : 3 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh  Là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội.  Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững. 2. Các khía cạnh của TNXH : TNXH của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững; hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu là doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách giảm thiểu; là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý ... Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có TNXH liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của nó: kinh tế, pháp lý, đạo đức, môi trường ....  Khía cạnh kinh tế : Khía cạnh kinh tế trong TNXH của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm chủ yếu là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. 4 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Khía cạnh kinh tế trong TNXH là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Một ví dụ điển hình: Vào những năm 1990, điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy của Nike ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông lên án kịch liệt. Từ đó đã dấy lên phong trào tẩy chay sản phẩm Nike tại các thị trường chính của tập đoàn ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy phong trào tẩy chay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nhưng Nike đã lập tức đưa ra những chương trình xây dựng lại hình ảnh. Hiện tại, bên cạnh vô số những chương trình TNXH tại thị trường tiêu thụ của Nike ở các nước phát triển và đang phát triển, Nike đã thành lập một hệ thống các tổ chức giám sát độc lập nhằm kiểm tra lao động tại các nhà máy ở vùng châu Á. Vì vậy , để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những cần biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho công ty, mà còn phải ý thức rất rõ được việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích kinh tế đó.  Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý trong TNXH của một doanh nghiệp là doanh nghiệp đó phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:  Điều tiết cạnh tranh.  Bảo vệ người tiêu dùng.  Bảo vệ môi trường.  An toàn và bình đẳng.  Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.  Khía cạnh đạo đức 5 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Khía cạnh đạo đức trong TNXH của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.  Khía cạnh môi trường : Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen và mùi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên ấy đang bị hy sinh cho những nhu cầu vật chất khác. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra. Vậy TNXH đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự tổn hại của môi trường. 3. Phát triển bền vững- mục tiêu thực hiện TNXH của các doanh nghiệp:  Khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối rộng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một định nghĩa chung nhất đã được đưa ra cho khái niệm phát triển bền vững trong Báo cáo Brundtland như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai” Nội dung của chiến lược phát triển bền vững: Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế- xã hội- môi trường.  Phát triển bền vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững. a) Môi trường trong phát triển bền vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên 6 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên này ở một giới hạn nhất định, cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất b) Xã hội của phát triển bền vững: cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. c) Kinh tế bền vững: đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. 4. Đạo đức kinh doanh và TNXH:  Phân biệt đạo đức kinh doanh và TNXH của doanh nghiệp: Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “TNXH” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm TNXH được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu TNXH là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. TNXH được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì TNXH quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì TNXH thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. 7 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh  Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và TNXH của doanh nghiệp: Đạo đức và TNXH là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và TNXH là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Xem đạo đức và TNXH là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là môt gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và TNXH là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tôn trọng đạo đức và TNXH của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Khi thực hiện tốt đạo đức và TNXH, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác này. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Ngày nay, đề làm cho khách hàng và cộng đồng thương yêu thương hiệu của công ty, các doanh nghiệp ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và TNXH trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường. Chương II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN TNXH Ở VIỆT NAM 1. Tình hình chung Trước đây, yếu tố trụ cột gắn liền với mục tiêu của mọi doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều là yếu tố kinh tế, lợi nhuận. Nhưng ngày nay, các yếu tố cấu thành lợi nhuận không chỉ là yếu tố kinh tế, mà còn phải kể đến những yếu tố bên ngoài như môi trường, xã 8 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh hội... Trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TNXH không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp có thể thực hiện TNXH của mình bằng cách đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện TNXH có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế... Theo đà phát triển chung, Việt Nam những năm gần đây cũng đã có sự tiếp cận ban đầu đối với khái niệm TNXH, đạt được một số bước tiến quan trọng trong việc đưa sự quan tâm của công chúng cũng như của các nhà chức trách tới vấn đề này lên một mức độ cao hơn. Một cách chính thức, TNXH được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau. Do đó, các nội dung TNXH được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda- VietNam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đào tạo tin học Topic64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung; chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union… Đối với các doanh nghiệp trong nước, một khi Việt Nam đã tham gia WTO có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào một sân chơi quốc tế. Ở đó, tất cả các vấn đề phát triển thương mại đều phải gắn liền với những "luật chơi" mà nếu thành viên nào không thực hiện sẽ bị loại ra khỏi "cuộc chơi" ấy ngay lập tức. Chẳng hạn muốn thâm nhập thị trường đang nhắm đến, các Doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về quan hệ lao động, môi trường, sức khoẻ, an toàn và bảo vệ môi trường... Thậm chí các đối tác thương mại sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà DN sản xuất ra sản phẩm đó không thực hiện đúng chuẩn mực về các TNXH. Các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu tiên tiếp cận với TNXH. Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu- Mỹ- Nhật đều đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy hải sản)… Ngoài ra, nhiều công ty tư nhân trong nước cũng đã nắm bắt vấn đề này khá 9 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh nhạy bén. Một số công ty đã chủ động thực hiện và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Kinh Đô… 2. Các công cụ quản lý Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề TNXH của doanh nghiệp mới được đặt ra ở nước ta mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về TNXH của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần đây, TNXH được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án về phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý. Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, chúng ta có Bộ Luật lao động năm 1994, được sửa đổi 2 lần vào năm 2002 (có nội dung thỏa ước lao động, làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, sa thải lao động) và năm 2006 (về nội dung tranh chấp lao động và đình công). Trong lĩnh vực môi trường, hoạt động thực hiện TNXH ở nước ta có bước tiến lớn sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành thay thế cho luật cũ năm 1994 hầu như không có hiệu lực. Tiếp theo, một loạt nghị định đã được ban hành kịp thời để hướng dẫn luật, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thủ tục đầu tư, thể chế hóa công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng, thu phí nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, chất thải rắn… Về bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, chúng ta có Cục và Chi cục bảo vệ môi trường, trực thuộc Trung ương và các địa phương. Đáng chú , sau 1 năm kể từ khi Luật được ban hành, cuối năm 2006, Bộ Công an đã thành lập Cục cảnh sát môi trường (C36) và Phòng cảnh sát môi trường (PC36) ở các tỉnh, thành. Đến nay, cơ quan này đã điều tra và phát hiện hàng trăm vụ ô nhiễm gây tiếng vang trong dư luận. Để khuyến khích các doanh nghiệp tự thực hiện, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “TNXH của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH của mình trong bối cảnh hội nhập. 3. Một số thành công bước đầu Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, TNXH của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu 10 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ TNXH sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện TNXH đã thấy được những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình TNXH của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao dộng cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/ năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện TNXH trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho Nhà nước, đã đăng ký thực hiện TNXH dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. 4. Những tồn tại còn nổi cộm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, vấn đề TNXH tại Việt Nam còn khá nhiều bất cập. Nhận thức của người dân về TNXH còn kém; quản lý nhà nước lỏng lẻo; văn bản pháp luật không sát thực tế (như số tiền phạt quá thấp) đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dễ dàng lách luật, chối bỏ trách nhiệm đạo đức kinh doanh, không thực hiện một cách nghiêm túc TNXH của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính; không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất; kinh doanh hàng kém chất lượng; cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, Công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa); các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Nhìn chung, có thể rút ra một số vấn đề tồn tại mà Việt Nam đang phải đối mặt trong tiến trình thực hiện TNXH như sau: 11 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh a) Tăng trưởng nhanh và môi trường sinh thái luôn là hai mặt khác nhau của các nền kinh tế đang phát triển. Sau quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều nước đã phải trả giá về môi trường. Thực tế cho thấy, các công ty đa quốc gia hiện có thành tích lừng lẫy về thực hiện TNXH thì trước đây đa phần là các công ty có thành tích ô nhiễm môi trường lừng lẫy không kém. Bởi vậy, vấn đề hậu quả cho môi trường, xã hội sau phát triển kinh tế của những nước như Việt Nam là không thể tránh khỏi nếu không có những bước đi thông minh ngay từ bây giờ bằng việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. b) Hệ thống quy định pháp luật của nước ta chưa đủ độ chính xác và hợp lý cần thiết, và ngay cả khi quy định pháp luật có đủ, thì tính hiệu lực cũng quá thấp. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện và xử lý, cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Có lẽ đây là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất chúng ta phải giải quyết. c) Ý thức cộng đồng và thức bảo vệ quyền lợi của người dân rất thấp. Có thể nói, đứng trước các doanh nghiệp lớn. người dân địa phương cảm thấy đơn lẻ, yếu thế, thiếu sự hỗ trợ của chính quyền. Cơ chế khiếu kiện dân sự ở nước ta hầu như rất ít được sử dụng. d) Việt Nam hầu như chưa có các thiết chế đại diện, trung gian. Đó là các tổ chức phi chính phủ NGOs, hiệp hội, nhóm lợi ích đóng vai trò rất lớn ở các nước phát triển. Cấu trúc trung gian tạo ra chi phí đại diện, nhưng xét tổng thể nó giúp giảm thiểu chi phí để những người dân, cộng đồng đơn lẻ đạt các mục đích xã hội của mình. Vai trò của các hiệp hội ở nước ta rất thấp. Những người đứng đầu thường là các quan chức về hưu muốn kéo dài thời gian làm việc. Hầu như không có sự hiện diện của hiệp hội người tiêu dùng trong các vụ việc ô nhiễm thực phẩm, môi trường vừa qua. e) Dư luận có chiều hướng đánh đồng hoạt động từ thiện với TNXH của doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong TNXH. Một doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng từ thiện, nhưng có thể gây ô nhiễm với chi phí nhiều tỷ đồng hơn thế. Cách thức tổ chức các buổi từ thiện thường mang tính PR mà không đi vào thực chất. ☻ Nguyên nhân và giải pháp 12 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp bao gồm: 1. Nhận thức về TNXH trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn. 2. Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoCs). 3. Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực TNXH doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). 4. Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn. 5. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng TNXH doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp. 6. Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng CoC không đem lại hiệu quả mong muốn. Ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng. Những nguyên nhân được liệt kê ra trên đây có thể quy lại thành ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý. Do đó, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những tồn tại và nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp. Cụ thể là:  Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất vấn đề " TNXH" và các Bộ quy tắc ứng xử (CoCs), nhất là doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Những quan điểm quan trọng nhất cần phải được mọi người hiểu rõ là:  Không nên hiểu khái niệm “TNXH” theo nghĩa "truyền thống". Tức là doanh nghiệp thực hiện TNXH như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Điều này dẫn đến người tiêu dùng trong nước không thể thực hiện hết quyền lợi của mình khi mua sản phẩm còn một số doanh nghiệp chỉ hô hào thực hiện TNXH để tạo danh tiếng. 13 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh  Việc thực hiện các CSR là hoàn toàn tự nguyện và không mang tính bắt buộc do đó các doanh nghiệp không cần theo đuổi những chứng chỉ của một bộ tiêu chuẩn nào không cần thiết với hoạt động của doanh nghiệp.  Việc thực hiện các qui định thể hiện TNXH của doanh nghiệp trong các CoC là một khoản chi phí mang tính cất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải một khoản đóng góp cuả doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã bán sản phẩm.  Các CSR và CoC được hiểu đúng và thực hiện đúng phải đảm bảo quyền lợi cho cả ba bên : thứ nhất uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên, thứ hai quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được đảm bảo tốt hơn, thứ ba là việc thực hiện pháp luật quốc gia được tốt hơn, tính cạnh tranh của nền kinh tế cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn.  Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ quy tắc ứng xử, nhất là doanh nghiệp tại các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (giày da, dệt may, thủy sản đông lạnh) để phát hiện những thuận lợi cũng như rào cản, khó khăn, thách thức từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới.  Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Đặc biệt trong quá trình thực hiện TNXH và CoCs, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là chi phí đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, bởi vậy có thể nhà nước hỗ trợ cho vay từ các quỹ hỗ trợ phát triển, xúc tiến thương mại...với các chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó.  Hình thành nên kênh thông tin về TNXH đối với doanh nghiệp, nhất là cung cấp những thông tin cập nhật về CoCs, tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện TNXH và CoCs... Ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu hải sản...), Hội Công thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số bộ, ngành khác là rất lớn. 14 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh  Đây là vấn đề rất lâu dài, tuy đối tượng doanh nghiệp thực hiện TNXH thường là các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật...) song trong tương lai các doanh nghiệp cung cấp các hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng phải thực hiện TNXH. Bởi vậy, chúng ta phải bắt tay vào nghiên cứu kế hoạch dài hạn có tính chiến lược và lộ trình thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam trong 10, 15 năm tới phù hợp với phát triển kinh tế và quá trình hội nhập.  Cần xây dựng hội bảo vệ người tiêu dùng đủ mạnh. Về phía người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý; về phần mình, doanh nghiệp xác định mục tiêu tối hậu là lợi nhuận. Đòi hỏi của xã hội sẽ được doanh nghiệp đáp ứng thỏa đáng nếu việc đó đồng thời cho phép doanh nghiệp giải được bài toán lợi nhuận. Để doanh nghiệp cân nhắc giữa TNXH và lợi nhuận từ đó xác định cách ứng xử thích hợp, thì điều tiên quyết là doanh nghiệp phải nhận biết tường tận những đòi hỏi xã hội đối với mình, đặc biệt là những rủi ro doanh nghiệp phải đương đầu đối với việc theo đuổi lâu dài mục tiêu lợi nhuận trong trường hợp đòi hỏi ấy không được thỏa mãn. Rõ hơn, phải có ai đó nói với doanh nghiệp, bằng tiếng nói của người tiêu dùng, về những gì doanh nghiệp cần có để chấp nhận sự chi trả với thái độ tín nhiệm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn doanh nghiệp lắng nghe mình phải chứng minh cho doanh nghiệp mình là một đối tác có thế lực chứ không phải là người đi cầu xin hàng hóa với thái độ rụt rè, tự ti. Một người tiêu dùng riêng rẻ không đủ khả năng vật chất để xây dựng hình ảnh một đối trọng như thế trong mắt doanh nghiệp. Những người tiêu dùng phải liên kết với nhau thành một khối, một hội. Với khả năng phát động, tổ chức, hành động tập thể, đồng loạt của hội viên, hội có thể tiến hành các biện pháp phản ứng mang tính trừng phạt xã hội đối với doanh nghiệp thờ ơ, xao lãng thực hiện trách nhiệm. Điều đó tạo ra cái uy của hội, giúp những lời nhắc nhở, khuyến cáo của hội trở nên có trọng lượng, mang tính răn đe đối với doanh nghiệp.  Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của luật pháp Việt Nam như Bộ luật lao động, Luật bảo vệ môi trường. Đó là những quy định mà các doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao và hầu hết các quy định đó phù hợp với các Công ước quốc tế, phù hợp với tiêu chuẩn TNXH, cơ bản đáp ứng yêu cầu quốc tế trong và 15 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ngoài nước. Thực hiện tốt các quy định của Luật pháp Việt Nam chính là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp khẳng định uy tín, thương hiệu của mình, tạo dựng sự thiện cảm, hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng và các đối tác.  Cần tổ chức nhiều cuộc đối thoại, hội thảo nhằm thống nhất nhận thức về TNXH giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế liên quan để xây dựng những chính sách hợp lý cấp quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quan tâm, triển khai các mô hình quản lý sát với TNXH doanh nghiệp.  Phát triển tư tưởng về TNXH trong cộng đồng doanh nghiệp, xã hội tại Việt Nam cần gắn với những nhu cầu, bức xúc, quan tâm của doanh nghiệp, xã hội. Các nhà quản lý cần được đào tạo nghiêm túc để có thể hiểu đúng về TNXH doanh nghiệp và chọn một mô hình phát triển bền vững.  Các chương trình, dự án giúp doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ tình hình thực tế của cộng đồng, doanh nghiệp và có những phương pháp tiếp cận phù hợp.  Đối với doanh nghiệp, khi thực hiện TNXH cần nghiên cứu và tạo cho mình một lối đi thích hợp nhất. Trong quá trình thực hiện nhiều khi chúng ta chưa triển khai thấu đáo, bài bản, có kế hoạch, lộ trình rõ ràng, thích hợp nên đôi khi bị lãng quên hoặc rời rạc. Do vậy, doanh nghiệp nên hoạch định cụ thể, hãy văn bản hóa các quy định về TNXH để cán bộ quản lý cũng như công nhân viên chức tham gia đóng góp, thường xuyên điều chỉnh và kiểm soát. Tham khảo những văn bản cũng như tiêu chuẩn quốc tế hiện hành để lựa chọn cho mình một hướng đi thích hợp. Trước khi lấy một loại chứng chỉ A,B...thì nên xem xét, xem nó có lợi gì cho doanh nghiệp. Qua tìm hiểu, có thể thấy đại đa số (không phải tất cả) các bộ CoCs của các bạn hàng đều tương thích với Việt Nam. Vì thế, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện tốt luật pháp Việt Nam, kết hợp cơ chế quản lý tốt, minh bạch để phục vụ yêu cầu kiểm tra, giám sát của bạn hàng, tức là đáp ứng các yêu cầu CoCs của đối tác, mà không cần một chứng chỉ nào. Và như vậy, cả ba phía đều có lợi: 16 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh DN bán được hàng, đời sống NLĐ được cải thiện và luật pháp được thực hiện nghiêm túc.  Đối với chính phủ cần xây dựng cho mình hệ thống luật pháp có tính chính xác cao, không dư thừa (không tạo ra chi phí không đáng có cho doanh nghiệp) vừa không thiếu để bảo vệ lợi ích công cộng ở mức tối thiểu. Qua các vụ thực phẩm nhiễm độc, chúng ta thấy cơ quan nhà nước thường ở thế bị động và văn bản luật không bám sát thực tiễn. Quan trọng hơn, cần phải nâng cao tính hiệu lực của các văn bản pháp luật này. Để làm được việc đó, chúng ta có thể áp dụng RIA (đánh giá tác động của văn bản luật) trong quá trình lập quy. RIA giúp xác định giải pháp lập quy có phải là giải pháp cần thiết, hợp lý. Nếu có, RIA sẽ tìm ra mức độ lập quy phù hợp nhất để đạt mục tiêu với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp. Một khi văn bản có tính chính xác cao, hiệu lực văn bản cũng được cải thiện đáng kể.  Thực hiện các chương trình truyền thông, quảng cáo phi lợi nhuận. Điều này rất phổ biến ở các nước phát triển, và hiện nay được áp dụng tại các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc. Các đài truyền hình, truyền thanh nước ta vẫn thuộc sở hữu nhà nước, do đó, Chính phủ có thể chỉ đạo các đài dành cho một tỷ lệ nhất định trong thời lượng quảng cáo hàng ngày miễn phí cho các mục tiêu công cộng.  Xây dựng những bản xếp hạng công khai doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân cao nhất. Họ xứng đáng được sự vinh danh của xã hội.  Nâng cao vai trò của nhà trường trong việc hình thành ý thức TNXH của học sinh, sinh viên. Cần tạo ra những buổi hội thào, diễn đàn bàn bạc và tìm ra giải pháp cho những vấn đề thực tế của xã hội như ô nhiễm môi trường, kẹt xe, nạn phá rừng và lũ lụt, nạn tham nhũng và kém hiệu quả trong hoạch định chính sách của nhà nước...cho sinh viên và cả những người lớn có nhu cầu tìm hiểu ở giảng đường đại học. Trong những buổi học cần tạo ra nhiều sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với nhau cùng nhau thảo luận đạo đức kinh doanh đặc biệt đối với những sinh viên học trong khối ngành kinh tế. Đó là những điều kiện để hình thành thái 17 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh độ và nhân cách của những sinh viên trẻ, nhà lãnh đạo tương lai của đất nước.  Báo chí cần quan tâm và thông tin đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và vấn đề đạo đức của doanh nghiệp trong kinh doanh, tính định hướng dư luận với cái nhìn tích cực để động viên các doanh nghiệp có những chiến lược trong kinh doanh và thực hiện tốt TNXH để các doanh nghiệp khác và xã hội đều phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn.  Nhà nước phải chú trọng đến việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nông thôn. Tuy là doanh nghiệp nhỏ, vốn hoạt động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp còn hạn chế, nhưng các DNNVV đã tạo ra 26% tổng giá trị GDP của cả nước và khoảng ba triệu việc làm. Các vấn đề bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, tính cố định của công việc đối với người lao động ở các doanh nghiệp này còn rất yếu kém. Lý do chính là doanh nghiệp không có cơ chế quản lý khoa học, vốn ít, người lao động không có tố chức đoàn thể để bảo vệ. Cơ quan chức năng ở địa phương cần có chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp này và thường xuyên mở lớp đào tạo cán bộ quản lý, tạo và phát triển tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên , Hội phụ nữ... qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động. 4. Một số ví dụ “Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đế tạo dựng có thể bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong quy trình công nghệ, hoặc hiểm họa môi trường”. Minh chứng rõ nhất cho câu nói này chính là vụ bê bối của công ty Vedan vào tháng 9 năm 2008. Dư luận đã bị chấn động mạnh khi tin tức công ty Vedan đã lén lút xả nước thải chưa được xử lý đúng cách ra sông Thị Vải suốt một thời gian dài. Điều đó đã "giết" sông Thị Vải, đồng thời cũng "giết" luôn hàng ngàn hộ dân sống dựa vào con sông này thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và TP HCM. Hậu quả của việc lén lút xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan là môi trường sinh thái bị hủy hoại, cá chết hàng loạt và sức khỏe của người dân sống trong khu vực này đang từng ngày bị đe dọa. Hai năm sau, vào tháng 8 năm 2010, Vedan đã đồng ý 18 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh tiền bồi thường cho nông dân ba tỉnh bị thiệt hại gần 220 tỷ đồng. đó là kết quả sau hai năm hàng ngàn người nông dân ở ba tỉnh trên cùng với sự hỗ trợ của hàng trăm luật sư đã kiện Vedan kết hợp sự hỗ trợ từ phía chính quyền cũng như nhiều lần đàm phán với Vedan. số tiền này tuy lớn nhưng không là gì so với những thiệt hại mà công ty Vedan đã gây ra. thiệt hại mà nó gây ra cho môi trường là không thể bù đấp được, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân đã mất đi không thể nào bù đấp được bằng tiền. Đó là thiệt hại của xã hội, còn về phía Vedan, họ mất gì? Cái họ mất là danh tiếng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Sau sự việc trên, Vedan bị người tiêu dùng tẩy chay, hàng hóa bị dọn khỏi các kệ hàng của hệ thống siêu thị trong cả nước. đến nay, hàng hóa của Vedan đã xuất hiện lại trong hệ thống siêu thị. tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn e ngại và ác cảm với thương hiệu này. Như vậy, cái mà Vedan mất lớn nhất chính là thương hiệu "Vedan". Trên thực tế, cũng có một số doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín và danh tiếng cua mình thông qua việc thực hiện TNXH. Tuy nhiên, đó chỉ là thiểu số và chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp lớn đã thành công trên thương trường và thường chỉ gói gọn trong hình thức từ thiện. Đơn cử như chương trình "1000000 ly sữa cho trẻ em nghèo" của công ty Vinamilk trong thời gian gần đây. Đây cũng là một hình thức tốt không những để đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp mình mà còn tạo được lợi ích cho xã hội, đặc biệt là các trẻ em nghèo. Tuy nhiên chương trình này chỉ mang tính nhất thởi và không có hiệu quả rõ rệt trong thực tế đối với những đối tượng trẻ em mà nó nhắm đến. Ngoài Vinamilk, công ty Freshland Campina cũng đã xây dựng quỹ khuyến học mang tên "Đèn đom đóm" từ năm 2002. Chương trình đã trao tặng gần 20.000 học bổng và xây dựng được sáu trường học trên những địa bàn khó khăn ở các tỉnh Bình Phước, Quảng Ngãi, Huế, Hà Nam, Cà Mau, Kon Tum, Quảng Bình, Lai Châu. Những chương trình như vậy cần được nhân rộng để cùng với Nhà nước cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em nghèo Việt Nam. 19 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh LỜI KẾT Trên đây chỉ là những hiểu biết tổng quan nhất về vấn đề Trách nhiệm xã hội. Còn rất nhiều điều đáng phải bàn tới và xem xét kĩ lưỡng hơn nếu chúng ta muốn hướng tới một thế giới phát triển bền vững. Áp lực của nhu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự đang đặt ra một gánh nặng vô cùng lớn đối với vấn đề môi trường, xã hội cho toàn cầu, đặc biệt là những nước công nghiệp mới phát triển như Việt Nam. Chính điều đó đòi hỏi các chủ thể kinh tế cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm góp phần ngăn chặn và giải quyết những mặt tiêu cực của sản xuất- thương mại ngay từ bây giờ, nếu không không những bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không tồn tại được lâu dài mà thế hệ chúng ta cùng con cháu sau này cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho hành vi trong hiện tại của mình. Hy vọng rằng cùng với sự phát triển của pháp luật, bộ máy quản lí, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế xã hội dân sự khác thì ý thức về trách nhiệm đối với xã hội của mỗi công 20 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh dân nói chung và của những nhà hoạch định kinh tế nói riêng sẽ được nâng cao thật sự, đem lại một tương lai tươi sáng hơn cho con người cũng như cho cả hành tinh Trái Đất này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Những tài liệu tham khảo chính:  Trang web trachnhiemxahoi.net  Trang web vneconomic.vn  Trang web doanhnhan360.com Và một số trang báo điện từ và bài viết khác. 21 GV: Bùi Dương Lâm Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 22 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Hóa học 11 Giải phẫu sinh lý Mẫu sơ yếu lý lịch Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC Đồ án tốt nghiệp Lý thuyết Dow Đơn xin việc Tài chính hành vi Atlat Địa lí Việt Nam Thực hành Excel Bài tiểu luận mẫu adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Tiểu Luận Về Doanh Nghiệp Xã Hội