Bài Toán Về Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
1. Tình hình thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng, đóng vai trò tiên quyết trong sự phát triển của mọi tổ chức, quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư chất lượng về nguồn nhân lực sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong thời buổi sự cạnh tranh về nền kinh tế diễn ra trên phương diện toàn cầu.
Nhìn nhận rõ về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay sẽ giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp cũng như các tổ chức giáo dục, chính trị xã hội sẽ có sự điều chỉnh và phương hướng đào tạo hợp lý hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam.
1.1. Những điểm nổi bật về nguồn nhân lực Việt Nam
1.1.1. Sự gia tăng về số lượng của nguồn nhân lực
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, với tổng dân số trên 98 triệu người, chỉ riêng quý I thì lực lượng lao động của Việt Nam chiếm 68,7%. Đây là một con số đáng mừng về số lượng tham gia lao động của nước ta hiện nay, nó cho thấy được sự dồi dào về nguồn nhân lực của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới. Nhất là Nhật Bản, một quốc gia đang có sự sụt giảm về lực lượng lao động với tình trạng dân số già đáng báo động.
Với sự gia tăng về dân số của Việt Nam, số lượng của nguồn nhân lực cũng có sự tăng trưởng theo đó. Điều này đảm bảo được lực lượng lao động của Việt Nam luôn trong tình trạng ổn định và có thể đáp ứng được với nhu cầu về số lượng lao động ở các công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
1.1.2. Sự gia tăng, cải thiện về chất lượng của nguồn nhân lực
Nếu như năm 2024, tỷ lệ nguồn nhân lực đã qua đào tạo là 51,6% thì đến năm 2024, con số ấy đã tăng lên là 64,5%. Lực lượng lao động sở hữu bằng cấp, chứng chỉ chiếm khoảng 24,5%. Sự tăng trưởng này cho thấy được chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam đang được cải thiện một cách đáng kể.
Không chỉ có sự chủ động phát triển nguồn nhân lực thông qua chương trình giáo dục, đào tạo, Việt Nam còn có sự hợp tác và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với các công ty tư nhân lớn của Việt Nam và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Những tập đoàn lớn tại Việt Nam có thể kể đến như Vingroup, Thaco, Samsung, Toyota hay Hoàng Anh Gia Lai,.... Với nhu cầu lớn về sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, những tập đoàn này có quy trình tuyển dụng khắt khe và quy trình đào tạo cực bài bản để tìm kiếm, xây dựng cho mình đội ngũ nhân lực tốt nhất.
Thêm vào đó, xét về chỉ số phát triển con người HDI (Human development index) thì Việt Nam được xếp hạng thứ 110/189 quốc gia trên thế giới. Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á thì nước ta đứng thứ 2, sau Singapore.
1.1.3. Năng suất lao động đã có sự cải thiện và nâng cao đáng kể
Với việc thực hiện tốt các chương trình về chỉ số giao dục, y tế, việc làm và phát triển nông thôn, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có chất lượng phát triển con người cao. Cộng với sự gia tăng về số lượng và sự nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đã được cải thiện một cách đáng kể.
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam được đánh giá là cần cù, chịu khó, chăm chỉ và thông minh. Với sự tổng hợp của các yếu tố kể trên, năng suất lao động của lực lượng lao động Việt Nam luôn đạt mức tăng bình quân là 3,9%/năm. Do vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sở hữu nguồn nhân lực dồi dào và có năng suất tốt so với các quốc gia có cùng tốc độ phát triển kinh tế trên thế giới.
1.2. Những điểm hạn chế trong nguồn nhân lực Việt Nam
Song song với các điểm nổi bật thì thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao chất lượng tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, góp phần tăng được sự thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
1.2.1. Sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực có chất lượng cao
Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được cải thiện, thế nhưng, nguồn nhân lực chất lượng cao để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp lớn là rất hạn chế.
Nguyên nhân một phần xuất phát từ công tác giáo dục đào tạo chưa thực sự phù hợp và nghiêm túc. Số lượng các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam là khá nhiều. Tuy nhiên, chất lượng và chương trình lại chưa thực sự đáp ứng tốt cho việc đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Mức độ áp dụng lý thuyết vào thực tế vẫn còn yếu, đặc biệt là sự kết nối giữa trường học và doanh nghiệp chưa cao, dẫn đến việc nguồn nhân lực gặp hạn chế về kỹ năng "thực hành".
1.2.2. Sự chênh lệch về nguồn nhân lực giữa các ngành
Với số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao hạn chế khi số lượng người trong độ tuổi học đại học ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 28,3% (trong khi đó, Thái Lan và Malaysia lần lượt là 43% và 48%). Điều này đã gây ra sự bất ổn trong việc phân bố nguồn nhân lực giữa các ngành nghề.
Theo thống kê, số lượng sinh viên theo đuổi và lựa chọn các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ chỉ khoảng 23% là nam và 9% là nữ. Còn lại, các ngành kinh tế, xã hội lại chiếm phần lớn. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đã khiến cho nền kinh tế tại Việt Nam cũng có những nét chênh lệch tương ứng. Hơn hết, điều này sẽ dẫn đến việc khan hiếm về nguồn nhân lực chất lượng cao trong những nhóm ngành được xem là có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và mang lại sức hút đầu tư lớn vào Việt Nam.
1.2.3. Nạn chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám là một trong những vấn đề quan trọng với nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Chắc có lẽ bạn sẽ không thể không biết câu chuyện 13 nhà vô địch Olympia đi du học nhưng chỉ có duy nhất 1 người trở về Việt Nam để làm việc. Điều này cho thấy được sự chảy máu chất xám tại Việt Nam đang diễn ra và là hồi chuông cảnh báo về tình trạng này trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Mức sống và chế độ lương thưởng, phúc lợi khi làm việc trong nước đã phần nào dẫn đến nạn chảy máu chất xám ở Việt Nam. Vì thế, việc nâng cao mức sống và chế độ trong các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là cách phần nào hạn chế được sự gia tăng của tình trạng này ở nước ta.
2. Một số đề xuất cải thiện nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Với thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay được nêu rõ như trên thì việc cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết. Vậy, chúng ta cần làm gì để giải quyết được bài toán về con người tại Việt Nam?
2.1. Nhận thức đúng về nền kinh tế của nước ta
Việc nhận thức đúng về nền kinh tế sẽ giúp cho việc xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực đảm bảo được hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu cần thiết.
Dựa trên các chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia, xác định được nhu cầu về nguồn nhân lực tương ứng. Thông qua đó, xây dựng và phát triển các chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, nâng cao nhận thức và hiểu rõ được vai trò phát triển nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế bền vững của quốc gia.
2.2. Đưa ra biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại ở nguồn nhân lực Việt Nam
Chính phủ Việt Nam cũng như các tổ chức, cơ sở giáo dục cần đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện chất lượng về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là các biện pháp khắc phục hậu quả của nguồn nhân lực, đặc biệt là quá trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực hiện nay tại Việt Nam.
Đặc biệt chú ý tới các vấn đề mang tính cấp bách hay lâu dài của nguồn nhân lực để có phương pháp điều chỉnh phù hợp trong việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực.
2.3. Học tập kinh nghiệm, bí quyết của các nước trên thế giới
Việc quan sát và học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước trên thế giới sẽ giúp cho Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình.
Nhìn vào các nước trên thế giới, có thể nhận thấy rằng bộ công cụ đánh giá tiêu chuẩn hóa kỹ năng hay chuẩn năng lực quốc gia được sử dụng và áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Chúng ta chưa thực sự có một công cụ đánh giá năng lực nhân viên một cách phù hợp và việc ứng dụng công cụ này trong thực tiễn còn rất hạn chế. Chính vì thế mà đòi hỏi về sự chuẩn hóa với các bộ tiêu chuẩn về kỹ năng hay trình độ là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp hình thành bộ khung năng lực cho từng ngành nghề, đánh giá năng lực nhân viên một cách chính xác và hiệu quả hơn. Đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao và cải thiện tốt hơn.
2.4. Thể hiện rõ vai trò và nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
Đặc điểm là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình mà chúng ta theo đuổi chính là sự kết hợp giữa vai trò của Nhà nước và thị trường. Do vậy, nhà nước và các doanh nghiệp cần hiểu cũng như thể hiện rõ hơn vai trò của mình với thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.
Đối với nhà nước, không chỉ dừng lại ở việc định hướng mà cần rõ ràng và quyết liệt hơn trong quá trình thực hiện các chiến lược và chỉ đạo chiến lược về phát triển nguồn nhân lực. Lắng nghe và nắm bắt tình hình thực tế một cách sát sao hơn và đưa ra những đề xuất mang tính thực tiễn và hữu ích hơn.
Các doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chính mình. Kết hợp với các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tốt hơn, đáp ứng được các nhu cầu của chính doanh nghiệp mình với nguồn nhân lực cần có.
Nhìn chung, thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay bên cạnh những khởi sắc thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, giáo dục cần có những biện pháp và chiến lược đúng đắn hơn nữa để cải thiện, nâng cao nguồn nhân lực của Việt Nam. Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua phát triển con người để xây dựng các giá trị bền vững hơn.
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực O Viet Nam
-
Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hiện Nay Và Giải Pháp
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam ... - Khu Công Nghiệp Long Hậu
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Năm 2020 Và Dự Báo Trong ...
-
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực ở Việt Nam Thời Kỳ Hội Nhập
-
Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quốc Gia Của Việt Nam Trong ...
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Việt Nam Giai đoạn 2015-2020 đáp ứng ...
-
Tiềm Năng Nguồn Nhân Lực ở Việt Nam Hiện Nay
-
Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Bối Cảnh Nền Kinh Tế Số ...
-
Vì Sao Nguồn Nhân Lực Việt Nam Vừa Thừa Vừa Thiếu? - VnExpress
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Vùng Kinh Tế Phía Nam
-
Nỗ Lực Vực Dậy Nguồn Nhân Lực Hậu Covid-19 - VnEconomy
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nguồn Lao động Chất Lượng Cao
-
Việt Nam: Nguồn Nhân Lực Như Một Dạng Tài Sản Công - FPT Education