Nỗ Lực Vực Dậy Nguồn Nhân Lực Hậu Covid-19 - VnEconomy
Có thể bạn quan tâm
Khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của thế giới đang được nhiều tổ chức dự báo là phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Đối với Việt Nam, dựa vào cơ sở tỷ lệ bao phủ hai mũi vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên trên 99%, việc kiểm soát dịch bệnh theo chiến lược thích ứng an toàn đang chứng tỏ hiệu quả, giúp cho Việt Nam tự tin triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Bức tranh của thị trường lao động thời gian gần đây đã phản ánh rõ điều đó.
SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG - ĐIỂM SÁNG NGUỒN NHÂN LỰC
Theo đánh giá của các chuyên gia lao động, thị trường lao động quý 1 năm 2022 đã dần phục hồi trở lại. Về số lượng, theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 1 năm 2022 ở nước ta là 51,2 triệu người (trong tổng dân số gần 99 triệu người), tăng khoảng 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong quý 1 năm 2022 ở Việt Nam đạt mức 68,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,1%, thấp hơn 12,4 điểm phần trăm so với nam (74,5%); lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,9%, ở nông thôn là 69,5%.
Nếu xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 33,5%; nông thôn: 47,2%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 36,6%; nông thôn: 45,2%). Trong tổng số 23,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động (ngoài lực lượng lao động) của quý 1 năm 2022, có 13,0 triệu người trong độ tuổi lao động, tập trung nhiều nhất ở nhóm 15-19 tuổi (5,7 triệu người).
Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50 triệu người, tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38,7%, tương đương 19,4 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,5%, tương đương 16,8 triệu người. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,8%, tương đương 13,9 triệu người. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm 2022 là khoảng 1,1 triệu người, giảm 489,5 nghìn người so với quý trước và tăng 16,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm 2022 là 2,46%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng lao động, số lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý 1 năm 2022 là 26,1%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP, số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong quý 1 năm 2022 đã tăng lên so với quý 4 năm 2021. Do đó, số lao động trong độ tuổi thiếu việc làm quý 1 năm 2022 là khoảng 1,3 triệu người, giảm 135,2 nghìn người so với quý trước và tăng 357,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1 năm 2022 là 3,01%, giảm 0,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,81 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,39% và 3,40%).
Về thu nhập, tính trong quý 1/2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động có sự gia tăng mạnh trong hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 1 là 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,3 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn (7,9 triệu đồng so với 5,5 triệu đồng)…
HẬU COVID-19, CẦN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
Các số liệu trên cho thấy thị trường lao động năm 2022 đã có khởi sắc, tuy nhiên đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. Các doanh nghiệp khi tổ chức lại sản xuất kinh doanh đang có xu hướng siết chặt hơn nhu cầu cũng như cách tuyển dụng nhân viên, bởi họ thấy tầm quan trọng của việc người lao động cần thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm và khả năng thích ứng trước những biến đổi bất ngờ của môi trường.
Các ngành nghề chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đều phân tích kỹ lưỡng trước khi tuyển dụng người lao động làm việc lâu dài cho ngành. Theo nghiên cứu “Tác động của dịch cúm Covid-19 tới nhu cầu kỹ năng cho người lao động và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics Việt Nam” của Chương trình Phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) giữa Australia và Việt Nam cho thấy các thách thức mới về nguồn nhân lực mà doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt cả về số lượng lẫn chất lượng lao động khi cần tuyển dụng cho ngành.
Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển Việt Nam, cho đến năm 2019, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, thương mại cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Dự báo, đến năm 2030 Việt Nam sẽ cần hơn 200.000 nhân sự có kỹ năng cho ngành này. Điều này cho thấy, lĩnh vực logistics đã, đang và sẽ thu hút nhiều lao động chuyên môn cao trong tương lai, đặc biệt là khu vực phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hầu hết các dự báo đều cho thấy nhu cầu nhân sự trong năm 2022 sẽ tăng nhanh, đặc biệt đối với ngành dịch vụ, du lịch. Bà Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc nhân sự tại Navigos Group, cho biết các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh vừa trải qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này đang nhộn nhịp trở lại do các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng nguồn ngân sách mới.
Các ngành công nghệ thông tin, viễn thông cũng vẫn là những ngành cần nhiều lao động. Thị trường đang xuất hiện các công ty trong mảng IT đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mở văn phòng đại diện hoặc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật. Các doanh nghiệp mong muốn chiêu mộ được nhân sự giỏi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) - Crypto và chuỗi khối (Blockchain). Điều đáng nói là nguồn cung nhân sự cho các ngành này đang khá khan hiếm.
Như vậy để Việt Nam duy trì được độ cạnh tranh thì giải pháp quan trọng là vực dậy nguồn nhân lực bằng cách tạo ra một lực lượng lao động lành nghề đảm bảo đủ các kỹ năng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế và nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.
Để giải quyết vấn đề này, giải pháp tốt nhất đó là đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp. Thực tế chúng ta cần thực hiện tốt các Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để tháo gỡ rào cản và tạo cơ chế thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp lý hiện hành để doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho người lao động sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, cần quan tâm hơn tới các lao động nữ, sử dụng lao động nữ, tăng cường cơ hội cho phụ nữ trong khu vực doanh nghiệp.
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực O Viet Nam
-
Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Việt Nam - Chi Tiết Tin
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hiện Nay Và Giải Pháp
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam ... - Khu Công Nghiệp Long Hậu
-
Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Năm 2020 Và Dự Báo Trong ...
-
Bài Toán Về Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hiện Nay
-
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực ở Việt Nam Thời Kỳ Hội Nhập
-
Chiến Lược Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quốc Gia Của Việt Nam Trong ...
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Việt Nam Giai đoạn 2015-2020 đáp ứng ...
-
Tiềm Năng Nguồn Nhân Lực ở Việt Nam Hiện Nay
-
Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Bối Cảnh Nền Kinh Tế Số ...
-
Vì Sao Nguồn Nhân Lực Việt Nam Vừa Thừa Vừa Thiếu? - VnExpress
-
Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Cho Vùng Kinh Tế Phía Nam
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Nguồn Lao động Chất Lượng Cao
-
Việt Nam: Nguồn Nhân Lực Như Một Dạng Tài Sản Công - FPT Education